Các báo cáo tài chính của Xí nghiệp bê tông trong giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp bê tông trực thuộc công ty tnhh dũ phong tỉnh sóc trăng (Trang 30)

Bảng 3.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Xí nghiệp bê tông từ năm 2011-2013

Đơn vị tính : Đồng

Nguồn: Phòng kế toán Xí nghiệp bê tông, 2011-2013

TÀI SẢN 2011 2012 2013 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 4.916.139.368 3.771.383.619 2.415.190.687 Tiền mặt 117.031.869 108.045.295 56.973.945 Các khoản phải thu 586.698.095 - 266.251.276 Hàng tồn kho 3.869.450.077 3.074.640.346 1.883.304.564 Tài sản lưu động khác 342.959.327 588.697.978 208.660.902 Tài sản cốđịnh và đầu tư dài hạn 2.824.064.684 8.864.691.754 7.943.263.669 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 7.740.204.052 12.636.075.373 10.358.454.356 NGUỒN VỐN 2011 2012 2013 Nợ phải trả 7.425.169.754 12.040.974.245 9.751.746.634 Nợ ngắn hạn 3.362.838.329 8.478.642.820 4.352.415.209 Nợ dài hạn 4.062.331.425 3.562.331.425 5.399.331.425 Nguồn vốn chủ sở hữu 315.034.298 595.101.128 606.707.722 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 7.740.204.052 12.636.075.373 10.358.454.356

Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp bê tông từ năm 2011-2013 Đơn vị tính: Đồng KHOẢN MỤC 2011 2012 2013 Doanh thu tổng 9.791.252.298 14.465.895.788 13.894.231.407 Các khoản giảm trừ - - -

Doanh thu thuần 9.791.252.298 14.465.895.788 13.894.231.407 Giá vốn hàng bán 8.332.778.902 13.336.418.031 12.982.337.280 Lợi nhuận tổng 1.458.473.396 1.129.477.757 911.894.127 Chi phí quản lý kinh doanh 416.838.681 402.285.345 504.268.001 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 1.041.634.715 727.192.412 407.626.126 Thu nhập hoạt động tài chính 1.997.771 2.145.925 424.624 Chi phí hoạt động tài chính - - - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 1.997.771 2.145.925 424.624 Thu nhập khác - - - Chi phí khác 661.322.286 389.863.392 393.542.508 Lợi nhuận khác -661.322.286 -389.863.392 -393.542.508 Lợi nhuận trước thuế 382.310.200 339.474.945 14.508.242 Thuế thu nhập doanh nghiệp 95.577.550 59.408.115 2.901.648 Lợi nhuận thuần 286.732.650 280.066.830 11.606.594

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THC TRNG TÀI CHÍNH TI NGHIP BÊ TÔNG TRC THUC CÔNG TY TNHH PHONG 4.1 Phân tích khái quát về tình hình tài chính của Xí nghiệp bê tông trực thuộc công ty TNHH Dũ Phong

Khi tiến hành phân tích thực trạng tình hình tài chính tại xí nghiệp cần đánh giá khái quát tình hính tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính mà chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Những báo cáo này được kế toán soạn thảo vào cuối kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ tài chính.

4.1.1 Phân tích khái quát về nguồn vốn

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung đang đối mặt với khủng hoảng và kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ tạo nên thách thức lớn cho các doanh nghiệp, để vượt qua thì vai trò của nguồn vốn cần phải nói đến đầu tiên. Vốn là chìa khóa, là phương tiện để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, sử dụng vốn hiệu quả sẽ góp phần quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm vốn và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn, nguồn vốn của chi nhánh bao gồm hai khoản mục lớn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.1: Bảng phân tích khái quát về nguồn vốn của xí nghiệp từ năm 2011-2013

Đơn vị tính: Đồng

Nguồn : Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013

Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Vốn chủ sở hữu 315.034.298 595.101.128 606.707.722 280.066.830 88,90 11.606.594 1,95 Nợ phải trả 7.425.169.754 12.040.974.245 9.751.746.634 4.615.804.491 62,16 -2.289.227.611 -19,01 Tổng nguồn vốn 7.740.204.052 12.636.075.373 10.358.454.356 4.895.871.321 63,25 -2.277.621.017 -18,02

Qua bảng phân tích ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm có những biến động đáng kể: Cụ thể tổng nguồn vốn năm 2011 là 7.740.204.052 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 7.425.169.754 đồng, nợ phải trả chiếm 7.425.169.754 đồng, vì xí ngiệp có quy mô nhỏ nên có được một số vốn như vậy đã là một khởi đầu tốt cho sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Tổng nguồn vốn ở năm 2012 là 12.636.075.373 đồng so với năm 2011 tăng một lượng đáng kể là 4.895.871.321 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 63,25%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng tương đối cao nhưng trong đó vốn chủ sở hữu tăng nhiều hơn nợ phải trả: Vốn chủ sở hữu tăng với tỷ lệ 88,9% tương ứng 280.066.830 đồng, nợ phải trả tăng 4.615.804.491 đồng tương ứng 62,16%. Trong giai đoạn này, xí nghiệp đang cố gắng tăng nguồn vốn để tăng sức mạnh tài chính nhằm củng cố và ổn định việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thông qua việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách huy động thêm vốn từ các thành viên thành lập nên xí nghiệp, do xí nghiệp đang ở những năm đầu thành lập chỉ tiêu đầu tư vốn của nhà đầu tư vào xí nghiệp còn khá cao, nhà đầu tư nhận thức được sự cần thiết của việc gia tăng vốn cho xí nghiệp nên vốn chủ sở hữu ở năm này được nâng cao khá dễ dàng. Đồng thời sử dụng rất nhiều nợ để tài trợ thông qua việc mua chịu các nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp, người mua trả trước cho xí nghiệp. Xí nghiệp làm được điều này nhờ vào khả năng xây dựng uy tín của bản thân, ảnh hưởng từ uy tín của tổng công ty và sự tài tình trong xây dựng mối quan hệ kinh doanh của xí nghiệp với đối tác. Việc xí nghiệp tăng vốn chủ sở hữu là hoàn toàn tốt, còn sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ sẽ làm giảm khả năng tự chủ tài chính của xí nghiệp.

Năm 2013 tổng nguồn vốn xí nghiệp có là 10.358.454.356 đồng so với năm 2012 giảm một lượng tiền là 2.277.621.017 đồng tỷ lệ giảm tương ứng 18,02%. Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm 2.289.227.611 đồng với tỷ lệ giảm 19,01%. Mặc dù nhìn tổng quát nguồn vốn giảm là không tốt nhưng nếu phân tích sâu ta thấy vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng với tỷ lệ 1,95% tương ứng 11.606.594 đồng, nợ phải trả giảm 2.289.227.611 đồng . Tình hình này cho thấy xí nghiệp đã có những cải thiện trong việc kiểm soát nợ: Xí nghiệp kinh doanh bắt đầu có lãi và sử dụng để giải quyết nợ cho một số nhà cung cấp để có được lòng tin của các nhà cung cấp tạo lập mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Đồng thời vẫn tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu thông qua huy động vốn từ các thành viên sáng lập xí nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu là khá thấp vì chỉ tiêu đầu tư vốn của nhà đầu tư sắp hết, càng về sau thì khả năng tăng vốn chủ sở hữu càng khó khăn hơn. Tất cả những điều nói trên hứa hẹn trong tương lai xí nghiệp ngày càng độc lập về tài chính.

Những thay đổi trong nguồn vốn có mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu từng khoản mục trong tổng nguồn vốn. Ta sẽ thấy điều đó rõ hơn qua biểu đồ cơ cấu vốn tổng quát sau:

95,93 95,29 94,14 4,07 4,71 5,86 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013

Hình 4.1 Biểu đồ khái quát về cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2011-2013 Xem xét biểu đồ ta thấy: Phần lớn tỷ trọng của nguồn vốn là nợ, tỷ trọng nợ phải trả qua ba năm đều chiếm trên 90%. Điều này là không tốt cho xí nghiệp do sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ làm mất khả năng tự chủ tài chính cũng như không chủđộng trong việc đầu tư. Nguyên nhân là do xí nghiệp mới thành lập vào năm 2010, xí nghiệp vẫn chưa tìm kiếm được nhiều khách hàng dẫn đến sản xuất kinh doanh không ổn định, kinh doanh lợi nhuận không nhiều nên vẫn còn khó khăn trong việc huy động tiền mặt. Do vậy, xí nghiệp quyết định lấy nợ để tài trợ nhằm gia tăng nguồn vốn giúp xí nghiệp dễ dàng hơn trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù qua các năm lượng nợ phải trả có giảm nhưng không đáng kể, cho thấy xí nghiệp có cải thiện công tác quả lý nợ nhưng không hiệu quả làm hạn chế khả năng thanh toán của xí nghiệp.

Trong khi đó, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm quá thấp dưới 10%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng nhẹ qua các năm cho thấy: Tổng công ty chưa chú trọng vào đầu tư vì xí nghiệp mới thành lập không lâu vào năm 2010 hoặc tổng công ty chưa thấy được tác động cũng như vai trò của vốn chủ sở hữu, xí

nghiệp kinh doanh chỉ đủ tạo ra lợi nhuận để duy trì hoạt động, phần lợi nhuận giữ lại để gia tăng vốn chủ sở hữu vẫn chưa được hình thành.

4.1.2 Phân tích khái quát về tài sản

Quan trọng tương đương nguồn vốn chính là tài sản. Tài sản là lượng giá trị thực thể hiện cho nguồn vốn, tài sản còn phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất-kinh doanh cũng như đầu tư của doanh nghiệp. Tổng tài sản của xí nghiệp gồm hai khoản mục là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn được thể hiện như sau:

Bảng 4.2: Bảng phân tích tài sản của xí nghiệp bê tông từ năm 2011đến năm 2013

Đơn vị tính: Đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013

Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tài sản ngắn hạn 4.916.139.368 3.771.383.619 2.415.190.687 -1.144.755.749 -23,29 -1.356.192.932 -35,96 Tài sản dài hạn 2.824.064.684 8.864.691.754 7.943.263.669 6.040.627.070 213,90 -921.428.085 -10,39 Tổng tài sản 7.740.204.052 12.636.075.373 10.358.454.356 4.895.871.321 63,25 -2.277.621.017 -18,02

Tìm hiểu bảng phân tích ta thấy: Tổng tài sản năm 2011 là 7.740.204.052 đồng, trong đó tài sản dài hạn chiếm 2.824.064.684 đồng gồm những đầu tư cơ bản của xí nghiệp khi mới thành lập như: Thuê đất xây nhà xưởng và văn phòng đại diện, mua sắm các trang thiệt bị phục vụ sản xuất và trang thiết bị trong văn phòng, tài sản ngắn hạn chiếm 4.916.139.368 đồng. Tổng tài sản năm 2012 là 12.636.075.373 đồng so với năm 2011 có xu hướng tăng 4.895.871.321 đồng với tỷ lệ tăng 63,25%. Trong đó, có sự tăng mạnh của tài sản dài hạn là 6.040.627.070 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 213,9%. Nguyên nhân tăng tài sản dài hạn là sau thành lập xí nghiệp bắt đầu nhận được nhiều đơn hàng hơn, để đáp ứng nhu cầu xí nghiệp đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản dài hạn cụ thể là các tài sản cố định với giá trị cao như các máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao sản lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, gia tăng tài sản dài hạn cũng là nguyên nhân làm sụt giảm tài sản ngắn hạn để bù đắp qua đầu tư tài sản dài hạn. Đồng thời xí nghiệp cũng huy động một phần từ nguồn vốn đểđầu tư tài sản dài hạn.

Từ năm 2012 đến năm 2013 thì tổng tài sản lại có xu hướng giảm một lượng là 2.277.621.017 đồng với tỷ lệ giảm 18,02%. Nguyên nhân là do tài sản dài hạn và ngắn hạn trong năm đều giảm. Trong giai đoạn này, sản xuất của xí nghiệp đã ổn định máy móc thiết bị có đủ khả năng để sản xuất phục vụ thị trường nên tài sản dài hạn không được xí nghiệp đầu tư thêm, tài sản dài hạn chỉ giảm do khấu hao thời gian sử dụng là 921.428.085 đồng với tỷ lệ giảm là 10,39%. Đáng chú ý ở chổ tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục giảm 1.356.192.932 đồng tương ứng 35,96% vì năm 2013 là năm đặc biệt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm khả năng huy động vốn của doanh nghiệp thấp, bên cạnh đó là lạm phát làm hạn chế tiêu dùng của người dân, sự đóng băng của ngành bất động sản cũng ảnh khá quan trọng đến hoạt động của xí nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đảm bảo và phân bổ tài sản cho đầy đủ và hợp lý là điều cốt yếu tạo điều kiện thuận lợi để xí nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh một cách liên tục và hiệu quả. Do vậy, xí nghiệp cần tiến hành phân tích cơ cấu tài sản, thông qua biểu đồ cơ cấu của tài sản để thấy rõ tỷ trọng và biến động của từng loại tài sản:

76,68% 70,15% 36,48% 63,52% 23,32% 29,85% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013

Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu tài sản của xí nghiệp trong giai đoạn 2011-2013 Xem xét biểu đồ ta thấy: Năm 2011 phần lớn tỷ trọng của tổng tài sản được thể hiện bởi tài sản ngắn hạn chiếm 63,52%. Trong đó, tài sản dài hạn chỉ chiếm 36,48%. Nguyên nhân xẫy ra tình trạng này là do Xí nghiệp thành lập không bao lâu xí nghiệp chưa có quyết định cụ thểđầu tư loại tài sản nào với giá trị bao nhiêu nên phần lớn tài sản là ngắn hạn, tài sản dài hạn bao gồm máy móc trang thiết bị kinh doanh vẫn chưa được đầu tư vì quá trính sản xuất chưa đi vào quỹ đạo. Trong tương lai tình trạng này cần được Xí nghiệp cải thiện để có thểổn định hoạt động kinh doanh.

Việc tăng tài sản dài hạn đã được Xí nghiệp thực hiện ngay trong những năm tới. Cụ thể là năm 2012 tài sản dài hạn chiếm 70,15% tăng 33,67%, năm 2013 là 76,68% tiếp tục tăng 6,53%. Điều này chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định, xí nghiệp nhận được nhiều đơn hàng nên cần đầu tư tài sản dài hạn mà cụ thể là tài sản cố định với nguyên giá cao như: Máy trộn bê tông, máy quay ly tâm, khuôn bê tông,… Nhằm đẩy mạnh sản lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng. Vì xí nghiệp chủ yếu là sản xuất để kinh doanh nên việc trong cơ cấu tài sản thì tài sản dài hạn chiếm phần lớn là không xấu nhưng xí ngiệp cần đạt được một trạng thái cân bằng tốt nhất giữa hai loại tài sản nói trên, không nên để tài sản ngắn hạn quá thấp vì dù sao xí nghiệp cũng cần khoản tiền mặt để xoay sở trong những tính huống bất ngờ, dự trữ lượng

hàng tồn để phục vụ cao điểm kinh doanh, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác khi thấy xuất hiện cơ hội trên thị trường.

4.2 Phân tích các biến động về tài chính của Xí nghiệp bê tông trực thuộc công ty TNHH Dũ Phong công ty TNHH Dũ Phong

4.2.1 Phân tích biến động tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là lượng tiền ứng ra để hình thành nên tài sản nhằm đảo bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Tùy loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu tài sản ngắn hạn khác nhau, ở xí nghiệp tài sản được cấu thành như bảng sau:

Bảng 4.3: Bảng phân tích biến động tài sản ngắn hạn của xí nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013

Chênh lệch

2012-2011 2013-2012

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số tiền % Số tiền % I.Tiền & các khoản tương đương 117.031.869 108.045.295 56.973.945 -8.986.574 -7,68 -51.107.350 -47,30

II. Các khoản đầu tư tài chính - - - - - - -

III.Các khoản phải thu 586.698.095 - 266.251.276 -586.698.095 - 266.251.276 - IV.Hàng tồn kho 3.869.450.077 3.074.640.346 1.883.304.564 -794.809.731 -20,54 -1.191.335.782 -38,75 V.Tài sản ngắn hạn khác 342.959.327 588.697.978 208.660.902 245.738.651 71,65 -380.037.076 -64,56 Tổng tài sản ngắn hạn 4.916.139.368 3.771.383.619 2.415.190.687 -1.144.755.749 -23,29 -1.356.192.932 -35,96

Như đã nói ở phần phân tích khái quát tài sản, tài sản ngắn hạn của xí nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân do xí nghiệp bắt đầu ổn định sản xuất kinh doanh làm kéo giãn tài sản dài hạn rút ngắn tài sản ngắn hạn, nhưng cụ thể và sự thay đổi bên trong tài sản ngắn hạn thì không được nói rõ. Vì vậy, ở phần này ta sẽ đi sâu vào phân tích từng khoản mục tăng giảm trong tài sản ngắn hạn cũng như tìm hiểu cặn kẽ hơn các nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp bê tông trực thuộc công ty tnhh dũ phong tỉnh sóc trăng (Trang 30)