Phân tích biến động tài sản ngắn hạ n

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp bê tông trực thuộc công ty tnhh dũ phong tỉnh sóc trăng (Trang 40)

Tài sản ngắn hạn là lượng tiền ứng ra để hình thành nên tài sản nhằm đảo bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Tùy loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu tài sản ngắn hạn khác nhau, ở xí nghiệp tài sản được cấu thành như bảng sau:

Bảng 4.3: Bảng phân tích biến động tài sản ngắn hạn của xí nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013

Chênh lệch

2012-2011 2013-2012

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số tiền % Số tiền % I.Tiền & các khoản tương đương 117.031.869 108.045.295 56.973.945 -8.986.574 -7,68 -51.107.350 -47,30

II. Các khoản đầu tư tài chính - - - - - - -

III.Các khoản phải thu 586.698.095 - 266.251.276 -586.698.095 - 266.251.276 - IV.Hàng tồn kho 3.869.450.077 3.074.640.346 1.883.304.564 -794.809.731 -20,54 -1.191.335.782 -38,75 V.Tài sản ngắn hạn khác 342.959.327 588.697.978 208.660.902 245.738.651 71,65 -380.037.076 -64,56 Tổng tài sản ngắn hạn 4.916.139.368 3.771.383.619 2.415.190.687 -1.144.755.749 -23,29 -1.356.192.932 -35,96

Như đã nói ở phần phân tích khái quát tài sản, tài sản ngắn hạn của xí nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân do xí nghiệp bắt đầu ổn định sản xuất kinh doanh làm kéo giãn tài sản dài hạn rút ngắn tài sản ngắn hạn, nhưng cụ thể và sự thay đổi bên trong tài sản ngắn hạn thì không được nói rõ. Vì vậy, ở phần này ta sẽ đi sâu vào phân tích từng khoản mục tăng giảm trong tài sản ngắn hạn cũng như tìm hiểu cặn kẽ hơn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.

Đầu tiên là khoản mục tiền & các khoản tương đương: Khoản mục này có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2012 là 108.045.295 đồng so với năm 2011 giảm lượng tiền là 8.986.574 đồng tương ứng tỷ lệ 7,68%. Mặc dù giảm nhưng khoản mục này giảm không hẳn là xấu vì lạm phát qua các năm có xu hướng giảm,lĩnh vực đầu tư xây dựng bắt đầu có khởi sắc nên xí nghiệp sử dụng tiền mặt đầu tư vào tài sản dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, ngoài ra xí nghiệp còn lấy một phần tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng để thu lãi. Đến năm 2013 giảm từ 108.045.295 đồng năm 2012 xuống còn 56.973.945 đồng vào năm 2013 với lượng giảm là 51.107.350 đồng ứng với tỷ lệ 47,3%.

Các khoản đầu tư tài chính không được xí nghiệp hình thành vì: Xí nghiệp mới được thành lập không lâu với quy mô nhỏ, nguốn vốn kinh doanh chưa ổn định nên xí nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh chính. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng chưa ổn định nên cũng không có nhân tài chuyên về tài chính. Kèm theo là kinh tế đang trong thời kỳ khủng hoảng không có nhiều cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao.

Khoản phải thu của xí nghiệp chỉ được thể hiện ở khoản phải thu khách hàng hay có thể hiểu khoản tiền khách hàng thiếu xí nghiệp. Khoản phải thu khách hàng qua ba năm chỉ phát sinh ở năm 2011 với giá trị là 586.698.095 đồng. Nguyên nhân phát sinh là nhằm lôi kéo được khách hàng ở những năm đầu xí nghiệp mới thành lập, đến những năm tiếp theo thì xí nghiệp đã thu lại khoản tiền đó nhằm làm tăng vốn lưu động cho doanh nghiệp. Đây là cách xử trí đáng được khen ngợi và cần được xí nghiệp duy trì. Mặt khác, do tình trạng kinh tế xấu nên khoản phải thu khách hàng lại phát sinh ở năm 2013 với giá trị là 266.251.276 đồng. Do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên không thể tránh khỏi, xí nghiệp chỉ có thể hạn chế cho khoản mục này trong năm nay là thấp nhất.

Khoản mục không kém phần quan trọng đó chính là hàng tồn kho: Hàng tồn kho cao nhất ở năm 2011 là 3.869.450.077 đồng. Nguyên nhân là do tỷ lệ lạm phát cao đạt mốc 18,13% , để khắc phục chính phủ thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP ban hành ngày 24/02/2011 làm giảm đầu tư công với mức 3% làm

đóng băng thị trường bất động sản, các công trình xây dựng tạm dừng hoặc giãn tiến độ, GDP trong năm là 5,89% giảm so với năm trước làm thị trường ế ẩm sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được khiến tồn kho tăng cao. Hàng tồn kho năm 2012 là 3.074.640.346 đồng so với năm 2011 giảm 794.809.731 đồng tương ứng giảm là 20,54%. Nguyên nhân do năm 2012 Sóc Trăng thực hiện một số công trình chỉnh trang đô thị, xây dựng bờ kè sông Maspero, chuẩn bị Festival lúa gạo lần 2 tổ chức tại Sóc Trăng, bên cạnh đó lạm phát giảm còn 6,81% nên chính phủ quyết định giải ngân đầu tư công giúp xí nghiệp tháo gỡ hàng tồn kho cho các công trình xây dựng cơ bản. Đến năm 2013 hàng tồn kho chỉ còn 1.883.304.564 đồng tiếp tục giảm so với năm 2012 là 1.191.335.782 đồng với tỷ lệ 38,75%. Nguyên nhân là do lạm phát giảm còn 6,04% và GDP tăng nhẹ ở mức 5,4% so với năm trước làm cho bất động sản nhà ở dân sinh được phục hồi, để phấn đấu đến năm 2015 Sóc Trăng đạt đô thị loại II nên Sóc Trăng đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng làm tăng mỹ quan của thành phố tổng đầu tư dự kiến bỏ ra lên đến 2000 tỷ đồng, tất cả những ảnh hưởng trên làm nhu cầu thị trường tăng cao giúp xí nghiệp giải quyết khá nhiều hàng tồn kho trong năm này. Hàng tồn kho của xí nghiệp có xu hướng giảm qua các năm đây là dấu hiệu tốt. Hàng tồn kho chủ yếu là: Nguyên vật liệu xây dựng, bê tông tươi, cọc bê tông, các loại cống,… Phần lớn có giá trị cao, nó là tiền nhưng không sinh lợi, giảm thiểu hàng tồn kho đến mức thấp nhất tức là tăng thêm nguồn tiền không nhỏ trong kinh doanh. Trong giai đoạn phân tích, xí nghiệp đã làm rất tốt công tác giảm thiểu hàng tồn kho do tỉnh Sóc Trăng đang được đô thị hóa mà phần lớn là các công trình xây dựng bờ kè, cầu cống cần sử dụng nhiều sản phẩm của xí nghiệp.

Khoản mục tài sản ngắn hạn khác có các thay đổi sau: Năm 2012 là 588.697.978 đồng tăng 245.738.651 đồng với tỷ lệ 71,65% so với năm 2011. Nguyên nhân là do xí nghiệp bỏ ra các khoản thuê cửa hàng, nhà xưởng, đặt cọc mua vật liệu để phục vụ giai đoạn đầu mới thành lập, công việc quản lý khó khăn khi xí nghiệp vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm không tránh khỏi lãng phí tài chính. Tình trạng này đến năm 2013 đã được cải thiện khá nhiều với mức giảm là 380.037.076 đồng với tỷ lệ giảm 64,56%. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh đã tương đối ổn định, xí nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm kiểm soát tài sản ngắn hạn khác, công tác này trong tương lai sẽ được xí nghiệp thực hiện tốt hơn.

Nhìn chung thì tổng tài tài sản ngắn hạn của xí nghiệp còn thấp trong tương lai cần phải nâng cao để có thể dễ dàng xoay vốn khi có biến động. Xu hướng giảm tài sản ngắn hạn là không tốt nhưng nếu tìm hiểu sâu vào từng

khoản mục thì thấy xí nghiệp đã làm khá tốt công tác quản lý tài sản chỉ là trong giai đoạn này nền kinh tế quá xấu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp bê tông trực thuộc công ty tnhh dũ phong tỉnh sóc trăng (Trang 40)