Phân tích biến động tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp bê tông trực thuộc công ty tnhh dũ phong tỉnh sóc trăng (Trang 44)

Tài sản dài hạn là một khoản mục trên bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả các loại tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, luân chuyển hay thu hồi vốn trong một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn của xí nghiệp trong ba năm được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.4: Bảng phân tích biến động tài sản dài hạn của xí nghiệp trong giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % I.Tài sản cốđịnh 2.824.064.684 8.864.691.754 7.943.263.669 6.040.627.070 213,90 -921.428.085 -10,39 1.Nguyên giá 2.849.465.184 9.366.683.851 9.366.683.851 6.517.218.667 69,58 - - 2.Giá trị khấu hao -25.400.500 -501.992.097 -1.423.420.182 - - - -

II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - -

III.Tài sản dài hạn khác - - - - - - -

Tổng tài sản dài hạn 2.824.465.184 8.864.691.754 7.943.263.669 6.040.627.070 213,90 -921.428.085 -10,39

Trong tổng tài sản thì tài sản dài hạn cũng rất quan trọng và chiếm phần lớn tỷ trọng. Tổng tài sản dài hạn có xu hướng tăng qua ba năm cụ thể: Năm 2012 là 8.864.691.754 đồng so với năm 2011 tăng 6.040.627.070 đồng tương ứng 213,9%. Con số tăng chống mặt cho thấy xí nghiệp đang từng bước đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại nhằm tăng sản lượng sản phẩm phục vụ thị trường, điều này thấy rõ nhất trên bảng bởi khoản mục tài sản cố định chiếm toàn bộ tổng tài sản. Đến năm 2013 trên cơ bản là xí nghiệp không mua thêm tài sản mới nên tài sản cố định chỉ giảm bởi giá trị khấu hao qua thời gian sử dụng là 921.428.085 đồng với tỷ lệ giảm là 10,39%.

Tài sản cố định được xí nghiệp tăng đến năm 2012 là 8.864.691.754 đồng. Đến năm 2013 thì không mua thêm gì nữa bởi giá trị tài sản cốđịnh quá cao, phải khấu hao trong nhiều chu kỳ kinh doanh nếu mua thêm sẽ là gánh nặng về chi phí cho doanh nghiệp, máy móc vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất phục vụ thị trường của xí nghiệp. Bên cạnh đó, sự tiến bộ công nghệ kỹ thuật chóng mặt, nếu không biết tính toán máy móc mua về sớm lạc hậu sẽ tạo thành hoang phí lớn cho xí nghiệp.

Cũng như trên đã đề cập, xí nghiệp không coi trọng đầu tư tài chính nên khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác là không tồn tại hay không đáng kểđến, lựa chọn này của xí nghiệp là một bước đi khá an toàn. Xí nghiệp quyết định chỉ quan tâm sản xuất kinh doanh chính cố gắng làm thật tốt cái bản thân có thể làm, sau đó khi đã vững vàng mới đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh khác.

Tóm lại, biến động tổng tài sản dài hạn của xí nghiệp hoàn toàn tập trung vào tài sản cố định, xu hướng tăng qua các năm là tốt nhưng xí nghiệp vẫn phải tìm được điểm cân bằng tốt nhất giữa tài sản dài hạn với tài sản ngắn hạn.

4.2.3 Phân tích biến bộng nguồn vốn

Nguồn vốn là điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại, mở rộng sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu, nó tạo điều kiện tăng lợi nhuận từđó cải thiện cơ sở vật chất và đời sống cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp muốn chiến thằng hay chỉ là tồn tại trong thị trường cạnh tranh gay gắt cần nắm rõ và quản lý nguồn vốn thật tốt. Muốn làm được điều này ta phân tích các khoản mục nhỏ thông qua bảng sau: :

Bảng 4.5: Bảng phân tích biến động nguồn vốn của xí nghiệp trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % I.Nợ phải trả 7.425.169.754 12.040.974.245 9.751.746.634 4.615.804.491 62,16 -2.289.227.611 -19,01 1. Nợ ngắn hạn 3.362.838.329 8.478.642.820 4.352.415.209 5.115.804.491 152,12 -4.126.227.611 -48,67 Phải trả người bán 3.002.695.840 4.323.132.681 3.514.692.433 1.320.436.841 43,98 -808.440.248 -18,70 Người mua trả trước - 3.799.617.868 316.564.352 - - -3.483.053.516 -91,67 Chi phí phải trả 360.142.489 355.892.271 521.158.424 -4.250.218 -1,18 165.266.153 46,44 2.Nợ dài hạn 4.062.331.425 3.562.331.425 5.399.331.425 -500.000.000 -12,31 1.837.000.000 51,57 II.Vốn chủ sở hữu 315.034.298 595.101.128 606.707.722 280.066.830 88,90 11.606.594 1,95 Tổng 7.740.204.052 12.636.075.373 10.358.454.356 4.895.871.321 63,25 -2.277.621.017 -18,02

Phân tích tổng quát về nguồn vốn cho thấy: Tổng nguồn vốn tăng một lượng 4.895.871.321 đồng với tỷ lệ tăng 63,25% ở năm 2012 so với năm 2011, đến năm 2013 lại giảm 2.277.621.017 đồng tương ứng 18,02%. Về cơ bản thì tổng nguốn vốn tăng là tốt còn giảm là xấu nhưng đó chỉ là bề nổi, muốn nhận định đúng bản chất thì cần phân tích sâu từng khoản mục nhỏ trong tổng nguồn vốn.

Trong nguồn vốn thì nợ phải trả là một trong hai khoản mục quan trọng nhất, nó bao gồm hai mục đó là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn của xí nghiệp chỉ bao gồm: Phải trả người bán, người mua trả trước, chi phí phải trả. Xí nghiệp sử dụng quá nhiều nợđể tài trợ bởi nợ phải trả chiếm hầu hết tỷ trọng nguồn vốn, năm 2012 là 12.040.974.245 đồng so với năm 2011 tăng 4.615.804.491 đồng tương ứng 62,16%. Nguyên nhân do xí nghiệp tăng khoản mục mua chịu nhà cung cấp là 1.320.436.841 đồng tương ứng tăng 43,98% , xí nghiệp có thêm khoản tiền đặt cọc của khách hàng là 3.799.617.868 đồng. Xí nghiệp làm được điều này nhờ vào uy tín và các mối quan hệ kinh doanh, tuy nhiên chiếm dụng vốn là tốt ở mức vừa phải nếu quá nhiều sẽ làm cho bản thân phụ thuộc mất tự chủ tài chính. Nợ phải trả năm 2013 lại giảm so với năm 2012 một lượng là 2.289.227.611 đồng tương ứng 19,01%. Tình trạng này chứng minh xí nghiệp đã có những tác động đến việc quản lý nợ, mặc dù không đạt nhiều hiệu quả nhưng cũng tốt hơn lúc đầu. Bên cạnh đó, xí nghiệp đã nhận ra cả hai mặt của chiếm dụng vốn, dẫn đến xu hướng này là do nợ ngắn hạn giảm cụ thể là phải trả người bán giảm 808.440.248 đồng tương ứng 18,7%, kèm theo là khoản tiền cọc của khách hàng cũng giảm 3.483.053.516 đồng với tỷ lệ 91,67%.

Vốn chủ sở hữu chiếm quá ít trong tỷ trọng nguồn vốn, điều này là không tốt vì khi có tính huống bất ngờ doanh nghiệp sẽ khó xoay trở. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu lại có xu hướng tăng qua các năm ví như năm 2012 là 595.101.128 đồng so với năm 2011 tăng 280.066.830 đồng ứng với tỷ lệ là 88,9%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 11.606.594 đồng tương ứng 1,95%. Tình trạng này cần được xí nghiệp duy trì đến khi tìm được sự cân bằng phù hợp nhất giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Nhìn chung tổng nguồn vốn của xí nghiệp có xu hướng biến động qua các năm do bị ảnh hưởng bởi các quyết định tài chính bên trong xí nghiệp. Điều quan trọng là phải sử dụng sao cho nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất, biết lợi dụng việc chiếm dụng vốn nhưng vẫn có đủ tự chủ về tài chính để khi có cơ hội sẽ nắm bắt việc đầu tư tài chính hoặc mở rộng quy mô sản xuất.

4.3 Phân tích các tỷ số tài chính của Xí nghiệp bê tông trực thuộc công ty TNHH Dũ Phong ty TNHH Dũ Phong

Phân tích các tỷ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích tỷ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số, dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem hoạt động của xí nghiệp đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng, từđó có những điều chỉnh tài chính thích hợp trong tương lai.

4.3.1 Nhóm tỷ số thanh khoản

Việc xác định khả năng thanh khoản là quan trọng vì nó quyết định nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, do vậy việc sử dụng hệ số thanh khoản được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của doanh nghiệp. Trong thực tế hệ số thanh khoản được sử dụng nhiều nhất là hệ số thanh khoản hiện thời và hệ số thanh khoản nhanh. Quan sát xu hướng biến động của các loại tỷ số thanh khoản và các khoản mục có liên quan qua bảng sau:

Bảng 4.6: Bảng tỷ số thanh khoản của xí nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp bê tông,

2011-2013

Tỷ số thanh khoản của chi nhánh qua ba năm có những biến động sau: Năm 2011 tỷ số thanh khoản hiện thời là 1,46 lần có nghĩa mỗi 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,46 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Đây là một biểu hiện rất tốt vì nó cho thấy lượng tài sản xí nghiệp sở hữu lớn hơn khoản nợ ngắn hạn. Còn tỷ số thanh khoản nhanh lại chỉ được đảm bảo bởi 0,31 đồng tài sản lưu động lại cho thấy trong lượng tài sản lưu động của doanh nghiệp có quá nhiều loại tài sản tính thanh khoản rất thấp, theo như trên thì hàng tồn kho chiếm đến 78,71% tỷ trọng tài sản lưu động. Nguyên nhân một phần là do xí nghiệp yếu kém trong quản lý tồn kho, lạm phát đạt 18,13%

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tài sản lưu động (Đồng) 4.916.139.368 3.771.383.619 2.415.190.687 Hàng tồn kho (Đồng) 3.869.450.077 3.074.640.346 1.883.304.564 Nợ ngắn hạn (Đồng) 3.362.838.329 8.478.642.820 4.352.415.209 Tỷ số thanh khoản hiện thời (Lần ) 1,46 0,44 0,55 Tỷ số thanh khoản nhanh (Lần) 0,31 0,08 0,12

khiến cho khách hàng không có nhu cầu về các sản phẩm của xí nghiệp làm sản phẩm sản xuất ra không được tiêu thụ dẫn đến tồn kho cao.

Đến năm 2012 thì thanh khoản hiện thời là 0,44 lần có xu hướng giảm so với năm trước đó 1,02 lần. Đây là một biểu hiện xấu đi, nguyên nhân là do bây giờ doanh nghiệp mới thực sự bị ảnh hưởng nghiêm trọng của lạm phát, để xoa dịu thì doanh nghiệp đã sử dụng rất nhiều nợ để tài trợ. Tỷ số thanh khoản hiện thời kéo theo tỷ số thanh khoản nhanh trong năm chỉ còn 0,08 lần. Nguyên nhân là do việc kiểm soát tồn kho của xí nghiệp có tiến bộ nhưng lượng giảm lại không bằng lượng giảm của tài sản lưu động, ngoài ra nợ lại tăng đáng kể trong năm làm cho tài sản lưu động phải gánh quá nhiều nợ.

Năm 2013 thể hiện được sự cải thiện của doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản hiện thời là 0,55 lần tăng so với năm 2011 là 0,11 lần. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã làm tốt công tác quản lý nợ, làm giảm bớt gánh nặng cho tài sản lưu động. Kèm theo đó tỷ số thanh khoản nhanh cũng khá hơn so với năm trước là 0,12 lần. Nguyên nhân là do xí nghiệp đã giải quyết lượng lớn hàng tồn kho vì trong giai đoạn này Thành phố Sóc Trăng tổ chức Festival đua ghe mo, cần xây dựng bờ kè của con sông Maspero cũng như chỉnh trang bộ mặt đô thị để đón tiếp du khách ghé thăm. Quan sát xu hướng biến động của nhóm tỷ số thanh khoản qua biểu đồ sau đây:

Đơn vị: Lần 1.46 0.44 0.55 0.31 0.08 0.12 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ số thanh khoản hiện thời Tỷ số thanh khoản nhanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu từ Bảng tỷ số thanh khoản của xí nghiệp, 2011-2013

Nhìn chung: Tỷ số thanh khoản hiện thời ở năm 2011 là tốt nhất, qua năm 2012 có biến động mạnh theo xu hướng giảm, tình hình được cải thiện hơn ở năm 2013. Tỷ số thanh khoản nhanh thì rất xấu cũng có xu hướng giảm nhưng biên độ thấp hơn ở năm 2012, tăng không đáng kể ở năm còn lại. Xí nghiệp muốn cải thiện tình trạng trên thì cần phải có kế hoạch thật hợp lý cho tồn kho thông qua dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm của xí nghiệp, tăng lượng tài sản lưu động và biết dừng hợp lý trong việc chiếm dụng vốn.

4.3.2 Nhóm tỷ số quản lý tài sản

Không kém phần quan trọng và chiếm được nhiều quan tâm của doanh nghiệp là nhóm tỷ số quản lý tài sản. Chúng thể hiện vòng quay của các loại tài sản, khoản phải thu, hàng tồn kho, số ngày tồn kho và số ngày thu hồi nợ.

4.3.2.1 T s hot động tn kho

Tỷ số hoạt động tồn kho là một tỷ số khác mà nhiều nhà quản lý cần quan tâm đến. Việc xác định số lần bán và thay thế hàng tồn kho trong một năm cho phép đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền và khả năng doanh nghiệp đó chuyển hàng tồn kho thành tiền một cách nhanh chóng. Tỷ số hoạt động tồn kho bao gồm vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.7: Bảng tỷ số hoạt động tồn kho của xí nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng CĐKT & BCKQKD của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013

Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 2,53 vòng cho biết: Hàng tồn kho quay được 2,53 vòng một năm để tạo ra doanh thu làm cho số ngày tồn kho lên đến 142 ngày. Đây là năm doanh nghiệp đầu tư hàng tồn kho nhiều nhất, liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh khoản nhanh có thể nhận thấy doanh nghiệp giữ tồn kho nhiều nên tỷ số thanh khoản nhanh xuống thấp.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu thuần ( Đồng ) 9.791.252.298 14.465.895.788 13.894.231.407 Giá trị hàng tồn kho ( Đồng ) 3.869.450.095 3.074.640.346 1.883.304.564 Vòng quay hàng tồn kho ( Vòng ) 2,53 4,71 7.38 Số ngày tồn kho ( Ngày ) 142 76 49

Năm 2012 vòng quay hàng tồn kho là 4,71 vòng tăng hơn năm trước 2,18 vòng kéo theo số ngày tồn kho giảm còn 76 ngày. Nguyên nhân là do xí nghiệp sản xuất và bán được nhiều hàng hóa hơn làm doanh thu thuần tăng rất nhiều so với năm trước. Hàng tồn kho quay vòng nhanh giúp doanh nghiệp giảm được chi phí bảo quản, vốn đầu tư không bị ứ đọng, chu kì kinh doanh được rút ngắn, giảm bớt được hàng tồn kho ở trong nguy cơ khó xử lý.

Sang năm 2013 vòng quay hàng tồn kho là 7,38 vòng tiếp tục tăng so với năm trước là 2,67 vòng khiến số ngày tồn kho còn 49 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm một lượng là 571.664.381 đồng mà hàng tồn kho giảm đến 1.191.335.782 đồng, cải thiện của khoản mục hàng tồn kho thắng ảnh hưởng xấu của sự giảm doanh thu thuần làm cho số vòng quay tăng và số ngày trữ hàng tồn tiếp tục giảm đáng kể.

Tóm lại, nhóm tỷ số hoạt động tồn kho của xí nghiệp ở năm 2011 tương đối xấu vì hàng tồn kho quay quá chậm, tuy nhiên ngành vật liệu xây dựng nên hàng tồn kho của các doanh nghiệp trong thường cao ví như công ty xây dựng Sao Mai-An Giang là 1,8 vòng. Tình trạng này đã được xí nghiệp cải thiện rất tốt trong những năm tới bằng việc số vòng quay tồn kho ngày càng tăng và số ngày tồn kho giảm. Vòng quay hàng tồn kho tăng nghĩa là sản phẩm của xí nghiệp có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, tiết kiệm được vốn dự trữ tồn kho, giải phóng vốn dự trữ nhằm phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh thu về lợi nhuận.

4.3.2.2 K thu tin bình quân

Kỳ thu tiền bình quân cho biết thời gian trung bình để thu trên doanh thu doanh nghiệp tạo ra. Kỳ thu tiền bình quân bao gồm vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.8: Bảng thể hiện kỳ thu tiền bình quân của xí nghiệp trong giai đoạn năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu ( Đồng ) 9.791.252.298 14.465.895.788 13.894.231.407 Giá trị khoản phải thu ( Đồng ) 586.698.095 - 266.251.276 Vòng quay khoản phải thu ( Vòng ) 16,69 - 52,18 Kỳ thu tiền bình quân ( Ngày ) 22 - 7

Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng CĐKT & BCKQKD của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013

Vòng quay khoản phải thu của xí nghiệp năm 2011 là 16,69 vòng khiến

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp bê tông trực thuộc công ty tnhh dũ phong tỉnh sóc trăng (Trang 44)