Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung đang đối mặt với khủng hoảng và kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ tạo nên thách thức lớn cho các doanh nghiệp, để vượt qua thì vai trò của nguồn vốn cần phải nói đến đầu tiên. Vốn là chìa khóa, là phương tiện để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, sử dụng vốn hiệu quả sẽ góp phần quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm vốn và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn, nguồn vốn của chi nhánh bao gồm hai khoản mục lớn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1: Bảng phân tích khái quát về nguồn vốn của xí nghiệp từ năm 2011-2013
Đơn vị tính: Đồng
Nguồn : Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013
Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Vốn chủ sở hữu 315.034.298 595.101.128 606.707.722 280.066.830 88,90 11.606.594 1,95 Nợ phải trả 7.425.169.754 12.040.974.245 9.751.746.634 4.615.804.491 62,16 -2.289.227.611 -19,01 Tổng nguồn vốn 7.740.204.052 12.636.075.373 10.358.454.356 4.895.871.321 63,25 -2.277.621.017 -18,02
Qua bảng phân tích ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm có những biến động đáng kể: Cụ thể tổng nguồn vốn năm 2011 là 7.740.204.052 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 7.425.169.754 đồng, nợ phải trả chiếm 7.425.169.754 đồng, vì xí ngiệp có quy mô nhỏ nên có được một số vốn như vậy đã là một khởi đầu tốt cho sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Tổng nguồn vốn ở năm 2012 là 12.636.075.373 đồng so với năm 2011 tăng một lượng đáng kể là 4.895.871.321 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 63,25%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng tương đối cao nhưng trong đó vốn chủ sở hữu tăng nhiều hơn nợ phải trả: Vốn chủ sở hữu tăng với tỷ lệ 88,9% tương ứng 280.066.830 đồng, nợ phải trả tăng 4.615.804.491 đồng tương ứng 62,16%. Trong giai đoạn này, xí nghiệp đang cố gắng tăng nguồn vốn để tăng sức mạnh tài chính nhằm củng cố và ổn định việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thông qua việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách huy động thêm vốn từ các thành viên thành lập nên xí nghiệp, do xí nghiệp đang ở những năm đầu thành lập chỉ tiêu đầu tư vốn của nhà đầu tư vào xí nghiệp còn khá cao, nhà đầu tư nhận thức được sự cần thiết của việc gia tăng vốn cho xí nghiệp nên vốn chủ sở hữu ở năm này được nâng cao khá dễ dàng. Đồng thời sử dụng rất nhiều nợ để tài trợ thông qua việc mua chịu các nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp, người mua trả trước cho xí nghiệp. Xí nghiệp làm được điều này nhờ vào khả năng xây dựng uy tín của bản thân, ảnh hưởng từ uy tín của tổng công ty và sự tài tình trong xây dựng mối quan hệ kinh doanh của xí nghiệp với đối tác. Việc xí nghiệp tăng vốn chủ sở hữu là hoàn toàn tốt, còn sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ sẽ làm giảm khả năng tự chủ tài chính của xí nghiệp.
Năm 2013 tổng nguồn vốn xí nghiệp có là 10.358.454.356 đồng so với năm 2012 giảm một lượng tiền là 2.277.621.017 đồng tỷ lệ giảm tương ứng 18,02%. Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm 2.289.227.611 đồng với tỷ lệ giảm 19,01%. Mặc dù nhìn tổng quát nguồn vốn giảm là không tốt nhưng nếu phân tích sâu ta thấy vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng với tỷ lệ 1,95% tương ứng 11.606.594 đồng, nợ phải trả giảm 2.289.227.611 đồng . Tình hình này cho thấy xí nghiệp đã có những cải thiện trong việc kiểm soát nợ: Xí nghiệp kinh doanh bắt đầu có lãi và sử dụng để giải quyết nợ cho một số nhà cung cấp để có được lòng tin của các nhà cung cấp tạo lập mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Đồng thời vẫn tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu thông qua huy động vốn từ các thành viên sáng lập xí nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu là khá thấp vì chỉ tiêu đầu tư vốn của nhà đầu tư sắp hết, càng về sau thì khả năng tăng vốn chủ sở hữu càng khó khăn hơn. Tất cả những điều nói trên hứa hẹn trong tương lai xí nghiệp ngày càng độc lập về tài chính.
Những thay đổi trong nguồn vốn có mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu từng khoản mục trong tổng nguồn vốn. Ta sẽ thấy điều đó rõ hơn qua biểu đồ cơ cấu vốn tổng quát sau:
95,93 95,29 94,14 4,07 4,71 5,86 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013
Hình 4.1 Biểu đồ khái quát về cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2011-2013 Xem xét biểu đồ ta thấy: Phần lớn tỷ trọng của nguồn vốn là nợ, tỷ trọng nợ phải trả qua ba năm đều chiếm trên 90%. Điều này là không tốt cho xí nghiệp do sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ làm mất khả năng tự chủ tài chính cũng như không chủđộng trong việc đầu tư. Nguyên nhân là do xí nghiệp mới thành lập vào năm 2010, xí nghiệp vẫn chưa tìm kiếm được nhiều khách hàng dẫn đến sản xuất kinh doanh không ổn định, kinh doanh lợi nhuận không nhiều nên vẫn còn khó khăn trong việc huy động tiền mặt. Do vậy, xí nghiệp quyết định lấy nợ để tài trợ nhằm gia tăng nguồn vốn giúp xí nghiệp dễ dàng hơn trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù qua các năm lượng nợ phải trả có giảm nhưng không đáng kể, cho thấy xí nghiệp có cải thiện công tác quả lý nợ nhưng không hiệu quả làm hạn chế khả năng thanh toán của xí nghiệp.
Trong khi đó, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm quá thấp dưới 10%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng nhẹ qua các năm cho thấy: Tổng công ty chưa chú trọng vào đầu tư vì xí nghiệp mới thành lập không lâu vào năm 2010 hoặc tổng công ty chưa thấy được tác động cũng như vai trò của vốn chủ sở hữu, xí
nghiệp kinh doanh chỉ đủ tạo ra lợi nhuận để duy trì hoạt động, phần lợi nhuận giữ lại để gia tăng vốn chủ sở hữu vẫn chưa được hình thành.