Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thuốc thú y vùng đồng bằng sông cửu long của công ty tnhh huỳnh thanh (Trang 42)

Bên cạnh phân tích các vấn đề về lợi nhuận, doanh thu, chi phí thì cũng cần phân tích thêm các chỉ số tài chính để có thể phân tích các khía cạnh về: hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Với việc phân tích kết hợp như vậy sẽ giúp có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bảng 3.3 Tổng hợp các chỉ số tài chính của Công ty sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 Đ T: 1000 đồng Nguồn: Phòng Kế toán Năm Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 So sánh

Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối % Lợi nhuận sau thuế (1) 460.518 705.144 244.626 53,1 Doanh thu (2) 2.960.158 3.120.214 160.056 5,4 Tài sản bình quân (3) 2.259.401 3.135.412 876.011 38,8 Vốn chủ sở hữu (4) 2.743.076 4.152.356 1.409.280 51,3 ROS = (1)/(2) ĐVT: % 15,6 22,6 7 44,9 ROA = (1)/(3) ĐVT: % 20,4 22,5 2,1 10,3 ROE =(1)/4) ĐVT: % 16,8 17 0,2 1,2

Bảng 3.4 Tổng hợp các chỉ số tài chính của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012 Đ T:1000 đồng Nguồn: Phòng Kế toán Năm 2010 2011 2012 So sánh năm 2010 và 2011 So sánh năm 2011 và 2012 Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối

%

Tuyệt đối Tương đối % Lợi nhuận sau thuế (1) 7.907 132.176 853.328 124.269 1571,6 731.424 553,4 Doanh thu (2) 508.213 1.200.337 5.578.260 692.124 136,7 4.377.923 364,7 Tài sản bình quân (3) 410.651 790.685 2.908.366 380.034 92,5 2.117.681 267,9 Vốn chủ sở hữu (4) 507.995 1.240.083 4.152.356 732.080 144,1 2.912.273 234,8 ROS = (1)/(2) ĐVT: % 1,6 11 15,3 9,4 587,5 4,3 39,1 ROA = (1)/(3) ĐVT: % 1,9 16,7 29,3 14,8 778,9 12,6 75,4 ROE =(1)/4) ĐVT: % 1,6 10,1 20,6 8,5 531,3 10,5 104

3.4.2.1 Tỷ suất l i nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

T suất này thể hiện việc 100 đồng doanh thu đem về sẽ có khả năng sẽ thu bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế.

Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy t suất ROS năm 2011 so với năm 2010 từ 1,6% lên 11% tăng thêm 9,4%. Điều này có nghĩa là vào năm 2011 Công ty có doanh thu 100 đồng thì sẽ thu về được 11 đồng lợi nhuận ròng và cao hơn năm 2010 là 9,4 đồng. Tương tự ta cũng thấy t suất này cũng tăng giữa năm 2011 và 2012 là 4,3% (từ 11% lên 15,3%), giữa sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 là 7% (từ 15,6% lên 22,6%) . Tuy t suất luôn tăng qua các năm, nhưng chúng ta dễ dàng nhìn thấy sự tăng trưởng là không đồng đều. Tốc độ tăng thêm của t suất ROS có xu hướng chậm lại trong năm 2012, thay vì năm 2011 Công ty đem về 100 đồng doanh thu sẽ nhận về thêm 9,4 đồng lợi nhuận so với năm trước. Còn đến năm 2012 khi Công ty đem về 100 đồng lợi nhuận thì thu vể cao hơn năm trước chỉ là 4,3 đồng. Nguyên nhân của vấn đề này là do giá vốn hàng bán tăng quá nhanh so với các yếu tố khác làm chi phí tăng nhanh. Do đó dù tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ròng rất cao so với doanh thu nhưng tốc độ tăng trưởng của t suất ROS có khuynh hướng tăng chậm lại. Và khi Công ty giảm giá vốn hàng bán thì t suất này đã tăng lên thêm 7% trong giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012 tức tăng từ 15,6% lên 22,6%.

Qua việc phân tích cho thấy Công ty đang hoạt động có lãi và tăng trưởng qua các năm, dù độ tăng không đồng đều nhưng cũng rất khả quan. Tuy nhiên Công ty cũng cần phải tăng cường các hoạt động quản trị chi phí tốt hơn để có thể duy trì sự tăng trưởng này.

3.4.2.2 Tỷ suất l i nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

T suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là một chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của Công ty.

So với t suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thì t suất lợi nhuận ròng trên tài sản bình quân và chênh lệch giữa các năm là rất ổn định. Năm 2010 t suất ROA là 1,9% tăng lên 16,7% vào năm 2011 tức tăng thêm 14,8%. Điều này có nghĩa Công ty đầu từ 100 đồng tài sản vào năm 2011 thì công ty sẽ thu được 16,7 đồng lợi và nhận được cao hơn năm 2010 là 14,8 đồng nhuận ròng. Tương tự t suất ROA cũng tăng từ 16,7% năm 2011 lên 29,3% năm 2012 tức tăng 12,6%. Đây được cho là kết quả đáng khích lệ trong giai đoạn Công ty vừa đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng nhưng t suất này vẫn không giảm, đồng thời cũng cho thấy được lợi thế của doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong tình hình thị trường hiện này. Tuy nhiên giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 thì t suất tăng chậm chỉ tăng 2,1% tức từ 20,4% lên 22,5% nhưng trong giai đoạn này tính t suất lợi nhuận

ròng trên tài sản bình quân là không phản ánh đúng thực tế. Nguyên nhân là do tài sản bình quân của Công ty trong giai đoạn này thường ít thay đổi so với cả năm 2012 (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,..) nhưng lợi nhuận ròng thì chỉ có thời gian tính là 6 tháng. Đồng thời đánh giá các t suất này phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh trong năm nên thời gian trong nữa năm là khó có thể đánh giá chính xát.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 việc sử dụng tài sản của Công ty rất hiệu quả và có xu hướng tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, ngoài việc phát huy hiệu quả này thì Công ty cũng cần phải xem xét các yếu tố sử dụng tài sản hợp lý hơn.

3.4.2.3 Tỷ suất l i nhuận ròng trên vốn chủ sở h u (ROE)

T suất này thể hiện việc Công ty đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu ROE càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tốt. Đây là nhân tố quan trọng để thu hút các thành viên trong Công ty cũng như nhà đầu tư bên ngoài sẽ chấp nhận đầu tư vào Công ty.

Cũng giống như t suất ROA thì t suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm. Từ năm 2010 đến năm 2011 t suất này tăng từ 1,6% tăng lên 10,1% tức tăng thêm 8,5%. Điều này có nghĩa là năm 2011 chủ sở hữu đầu tư vào Công ty 100 đồng tiền vốn thì sẽ đem về 10,1 đồng lợi nhuận ròng tức tăng thêm 8,5 đồng lợi nhuận so với năm 2010 chỉ thu về được 1,6 đồng. Tương tự năm 2012 t suất này đạt 20,6% tăng 10,5% so với t suất ROE năm 2011 là 1,6%. T suất ROE giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 đánh dấu sự tăng trưởng rất chậm, giai đạn này tăng từ 16,8% lên 17% tức tăng 0,2%. Tuy nhiên cũng giống như t suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần thì t suất ROE nếu xem xét ở khía cạnh sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ hay cả năm 2012 sẽ không thể phản ảnh đúng thực tế.

Hiện nay có nhiều CB – CNV của Công ty góp vốn đầu tư theo dạng góp bằng tiền lương hàng tháng hoặc góp bằng tiền mặt nhưng qua phân tích thì ta thấy t suất ROE vẫn còn thấp hơn t suất ROA. Vì vậy Công ty cũng cần cố gắng năng cao t suất ROE để các đối tác hay thành viên trong Công ty tích cực góp vốn vào để giúp Công ty phát triển hơn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thuốc thú y vùng đồng bằng sông cửu long của công ty tnhh huỳnh thanh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)