Hiện nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh đang tập trung vào 2 lĩnh vực sản xuất kinh doanh là lĩnh vực thuốc thú y và lĩnh vực thuốc thu sản. Trong lĩnh vực thuốc thú y Công ty đang tập trung sản xuất những sản phẩm kháng sinh điều trị có sự kết hợp giữa kháng sinh với các thành phần dinh dư ng mới để giúp cho sản phẩm có “độ nhạy” cao hơn. Sản xuất chế phẩm sinh học, thuốc sát trùng dùng trong chăn nuôi thú y và nuôi trồng thủy sản. Kinh doanh hóa chất, phụ liệu, thuốc kháng sinh điều trị dùng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ 3.3.1Sơ đồ tổ chức của công ty
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Huỳnh Thanh
Nguồn: Phòng Kế toán Giám đốc điều hành Phó giám đốc KD Quản đốc SX Phòng KD Phòng kế toán Bộ phận CSKH Phòng k thuật Các BP sản xuất
Nhân viên thị trường
Chủ tịch hội đồng thành viên
Cơ cấu tổ chức của Công ty như trên là tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Với mô hình cơ cấu trên, các quyết định từ cấp trên xuống và ý kiến phản hồi từ cấp dưới lên rất nhanh chóng, rõ ràng và trực tiếp. Nhờ đó mà Công ty có được những giải pháp hữu hiệu đối với những biến động của thị trường và nội bộ Công ty.
3.3.2Vai trò và chức năng của các bộ phận
3.3.2.1 Ban Gi Đốc
Ban Giám đốc Công ty là cấp quản trị cao nhất, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Ban Giám đốc có nhiệm vụ dự thảo, quản lý mọi hoạt động của Công ty, thực hiện hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo công việc cho các bộ phận chức năng, tổ chức xây dựng các mối quan hệ cả bên trong cũng như bên ngoài Công ty nhằm thực hiện hiệu quả mọi hoạt động của Công ty, giải quyết xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý, chịu trách nhiệm trước Công ty TNHH Huỳnh Thanh và Nhà nước về quản lý kinh tế tại đơn vị. Ban giám đốc bao gồm:
-Giám đốc điều hành: Có trách nhiệm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo điều lệ doanh nghiệp được Hội đồng thành viên phê duyệt; xem xét và phê duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với Hội đồng thành viên và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật.
-Phó Giám đốc kinh doanh: Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, soạn thảo và kiểm tra các hợp đồng kinh tế đảm bảo quyền lợi của Công ty. Xem xét nhu cầu khách hàng, tình hình thị trường, theo dõi kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, chỉ đạo giải quyết những khiếu nại của khách hàng về số lượng, giá cả và dịch vụ; tổng hợp thị phần ở từng thị trường, lập kế hoạch phát triển thị trường và giải quyết mọi công việc khi được Giám đốc ủy quyền.
-Quản đốc sản xuất: Tiếp nhận và xem xét các đơn vị cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, chỉ đạo công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, theo dõi sản xuất hàng ngày tại Công ty, thực hiện chỉ đạo công tác k thuật sản xuất. Ký duyệt cấp phát và sử dụng vật tư cho sản xuất tại Công ty
3.3.2.2 Các Phòng ban
-Phòng Kinh doanh: Thu thập và phân tích thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh; tiếp cận thị trường làm cơ sở cho việc tổ chức bán hàng, tổ chức phân phối, tìm kiếm khách hàng; thực hiện các chế độ ghi chép ban đầu, thực hiện chế độ thông tin báo cáo; tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng,
đồng thời quản lý tiền, hàng, cơ sở vật chất do Công ty giao. Việc giao nhận hàng hóa sẽ do bộ phận giao nhận của phòng đảm trách.
-Bộ phận Chăm sóc khách hàng: Trực tiếp giải quyết những thắc mắc của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về công dụng của các loại thuốc tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bộ phận cũng xúc tiến các chương trình gặp mặt, gọi điện thăm viếng, tặng quà khách hàng,..
-Phòng Kế toán: Quản lý vốn và sử dụng vốn có hiệu quả phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh của công ty, thực hiện công tác tài chính theo pháp lệnh kế toán hiện hành, lập báo cáo phản ánh kết quả kinh doanh, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo từng kỳ kế toán. Chấp hành nội quy điều lệ của Công Ty. Đồng thời hỗ trợ kết hợp với Phòng Kinh doanh để nhắc và thu công nợ của khách hàng
-Phòng K thuật: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm, cải tiến sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, xây dựng và thực hiện các bước công nghệ. Đồng thời hỗ trợ nhân viên trong Công ty và khách hàng hiểu rõ các vấn đề k thuật và sản phẩm trong Công ty.
-Các Bộ phận Sản xuất: Quản lý thiết bị công nghệ sản xuất, quản lý công nhân, thực hiện các kế hoạch tác nghiệp, ghi chép các số liệu ban đầu.
3.4 KẾT QUẢ KINH DOANH
3.4.1Kết quả kinh doanh qua các năm
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty khá ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 thể hiện qua lợi nhuận trước thuế.
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012 Đ T: 1000 đồng Nguồn: Phòng Kế toán Năm 2010 2011 2012 2011 so sánh với 2010 2012 so sánh với 2011
Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
Doanh thu BH và DV 508.213 1.200.337 5.578.260 692.124 136,7 4.377.923 364,7
Giảm trừ doanh thu - - - -
Doanh thu thuần 508.213 1.200.337 5.578.260 692.124 136,7 4.377.923 364,7
Giá vốn hàng bán 105.245 412.860 2.618.661 307.615 292,3 2.205.801 534,3
Lợi nhuận gộp 320.683 787.477 2.959.599 466.794 145,6 2.172.122 275,8
Chi phí bán hàng 227.455 402.515 1.410.670 175.060 77 1.008.155 250,4
Chi phí Quản lý DN 173.631 252.786 573.697 79.155 45,6 320.911 126,9
Lợi nhuận thuần 1.882 132.176 975.232 130.294 6923,2 843.056 637,8
Thu nhập khác 6.024 - - (6.024) (100) - -
Lợi nhuận khác 6.024 - - (6.024) (100) - -
Tổng LN trước thuế 7.907 132.176 975.232 124.269 157,1 843.056 637,8
Thuế TNDN - - 121.904 - - - -
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
Đ T: 1000 đồng
Nguồn: Phòng Kế Toán
Doanh thu
Trong thời gian qua, Công ty không ngừng cố gắng để có thể phát triển trong tình hình thị trường có nhiều biến động. Từ những cố gắng đó mà trong những năm qua Công ty đã đạt được những doanh thu rất đáng khích lệ. Năm 2011 với tình hình chăn nuôi nông hộ phát triển và số lượng gia súc gia cầm tăng lên đáng kể kết hợp với sản phẩm của Công ty đang dần đi vào thị trường đã làm cho doanh thu đạt 1.200.337.000 đồng tăng 692.124.000 đồng tức tăng 136,7% so với cùng kỳ năm 2010 (doanh thu 508.213.000 đồng). Tuy năm 2012, tình hình thị trường chuyển biến phức tạp với việc số lượng gia súc gia cầm, ao nuôi giảm mạnh nhưng đổi lại sản phẩm của Công ty giá phù hợp (giá rẻ, chất lượng ổn định) nên được nhiều người dân đặt niềm tin và sử dụng nhiều hơn. Đó là nguyên nhân làm cho doanh thu vẫn tăng trong năm 2012, doanh thu lúc này đạt 5.578.260.000 đồng tăng 4.377.923.000 đồng (tăng 364,7%) so với năm 2011. Đây cũng là năm đánh dấu sự
Năm Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 So sánh
Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối % Doanh thu BH và DV 2.960.158 3.120.214 160.056 5,4 Giảm trừ doanh thu - - - - Donh thu thuần 2.960.158 3.120.214 160.056 5,4 Giá vốn hàng bán 1.348.610 1.152.012 (196.598) 14,6 Lợi nhuận gộp 1.611.548 1.921.998 310.450 19,3 Chi phí bán hàng 745.024 806.631 61.607 8,3 Chi phí QLDN 340.218 355.692 15,474 4,5 Lợi nhuận thuần 526.306 805.879 279.573 53,1 Thu nhập khác - - - - Lợi nhuận khác - - - - Tổng LN trước thuế 526.306 805.879 279.573 53,1 Thuế TN doanh nghiệp 65.788 100.735 - - Lợi nhuận sau thuế 460.518 705.144 244.626 53,1
ra đời 2 cửa hàng của Công ty và sự xâm nhập thành công vào một số trại ở vùng Bắc Sông Hậu. Duy trì đà tăng của năm 2012 và tình hình nuôi trồng thu sản đang dần hồi phục ở các tỉnh Cà Mau, An Giang, Trà vinh,… làm cho doanh thu của Công ty tiếp tục tăng trong năm 2013 dù cho tình hình thị trường chung vẫn còn nhiều ảm đạm. Trong sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu của Công ty đạt được 3.120.214.000 đồng tăng 160.056.000 đồng (tăng 5,4%) so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2012 (2.960.158.000 đồng) và đạt 55,9% doanh thu của cả năm 2012.
Chi phí
Hiện nay các chi phí chủ yếu của Công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán của Huỳnh Thanh và các công ty ngành thuốc thú y chịu tác động mạnh của nguồn nguyên liệu sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nguyên liệu dùng cho ngành dược thú y - thu sản ở Việt Nam đều phải nhập khẩu và phụ thuộc vào giá nhập khẩu từ các công ty nhập khẩu nguyên liệu. Sau đại dịch tai xanh xảy ra trên heo và dịch bệnh trên thu sản năm 2010 làm cho nhu cầu về nguồn nguyên liệu tăng cao (các công ty thuốc thú y ra đời nhiều, trại mua nguyên liệu sử dụng,..) làm cho giá nguyên liệu tăng kết hợp quy luật tăng tự nhiên (sản xuất nhiều thì giá vốn hàng bán tăng lên) điều này làm cho giá vốn hàng bán của Công ty tăng đáng kể. Cụ thể năm 2010 từ 105.245.000 đồng tăng lên 412.860.000 đồng năm 2011 tăng 307.615.000 đồng tức tăng 292,3%. Không những thế, nếu với tình hình chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn sẽ dẫn đến giá nguyên liệu sản xuất sẽ giảm nhưng ngược lại với thực tế đó là việc nguyên liệu vẫn giữ đà tăng trong năm 2012 (minh chứng rõ nét cho vấn đề này là hàng loạt công ty thức ăn gia súc phải tăng giá trung bình 3 lần trong năm 2012). Cùng với đó là việc nhà máy của Công ty chưa hoàn thiện nhưng nhu của thị trường tăng cao, buộc Công ty phải liên tục cho công nhân nhà máy phải làm tăng ca, các chi phí về khấu hao tài sản cũng tăng nhiều làm cho giá vốn hàng bán tăng đột biến trong năm 2012. Trong năm 2011 giá vốn hàng bán là 412.800.000 đồng nếu tính thêm cả yếu tố tăng tự nhiên thì trong năm 2012 giá vốn hàng bán đạt 2.618.661.000 đồng tăng 2.205.801.000 đồng tức tăng đến 534,3%. Tuy nhiên, những vấn đề bất cập làm cho giá vốn hàng bán của Công ty trong năm 2012 đã phần nào giảm bớt trong sáu tháng đầu năm 2013. Với việc giá nguyên liệu hạ nhiệt, nhà máy hoàn thiện hơn nên Công ty không tăng ca thường xuyên đã làm cho giá vốn hàng bán giai đoạn này giảm 196.598.000 đồng (giảm 14,6%) so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2012 (từ 1.348.610.000 đồng giảm còn 1.152.012.000 đồng) nhưng doanh thu vẫn giữ mức tăng.
Chi phí bán hàng là những chi phí phục vụ cho quá trình bán hàng của Công ty. Những chi phí đó bao gồm: lương nhân thị trường, bán hàng, vận chuyển, chi phí cho cửa hàng của Công ty, kho bảo quản, qu dự phòng và các khoản chi phí khác.
Từ năm 2010 đến năm 2011 chi phí bán hàng tăng chỉ 77% tức là từ 227.455.000 đồng năm 2010 lên 402.51.000 đồng năm 2011 tăng 175.060.000 đồng. Khi Công ty mở thêm cửa hàng của Công ty và tăng cường nhân sự cho lực lượng bán hàng (nảy sinh thêm các trưởng vùng kiêm bán hàng) làm cho chi phí bán hàng của Công ty trong giai đoạn 2012 lên đến 1.410.670.000 đồng, tăng 1.008.155.000 đồng tức tăng 250,4% so với năm 2011 chỉ là 402.515.000 đồng. Vì vậy sau khi tăng cường các biện pháp hỗ trợ bán hàng trong năm 2012 như cửa hàng, nhân sự,…thì sang năm 2013 thì chi phí bán hàng tăng rất chậm, có thể nói là tăng tự nhiên (bán hàng nhiều thì lương nhân viên, chi phí phát sinh tăng lên). Chi phí bán hàng của sáu tháng đầu năm 2013 là 806.631.000 đồng, tăng 61.607.000 đồng tức tăng 8,3% so với sáu tháng đầu năm 2012 với chi phí bán hàng là 745.024.000 đồng.
So với các chi phí đã nêu ở trên thì chi phí quản lý doanh nghiệp có tốc độ tăng chậm hơn. Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty phần lớn phụ thuộc vào lương chi cho nhân viên quản lý, khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý, dự phòng rủi ro,... Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 252.786.000 đồng tăng 79.155.000 đồng (tăng 45,6%) so với 173.631.000 đồng của năm 2010. Nguyên nhân có sự tăng trưởng này là do Công ty đầu tư thêm nhiều thiết bị văn phòng, chi năng lương cho một số nhân viên quản lý đủ điều kiện. Nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh trong năm 2012, giai đoạn này Công ty phải tăng cường nhân sự, thiết bị hỗ trợ quản lý cho các cửa hàng và nhà máy của Công ty, đồng thời năng lương cho những người đủ điều kiện và tăng cường qu dự phòng rủi ro. Đây là nguyên nhân tác động làm chi phí quản lý tăng mạnh, trong năm 2012 chi phí quản lý từ 573.697.000 đồng tăng 320.911.000 đồng (tăng 126,9%) so với 252.786.000 đồng của năm 2011. Tuy nhiên mức tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp sang năm 2013 đã chậm lại ở mức tăng tự nhiên (bảo trì TSCĐ, lương,…), sáu tháng đầu năm 2013 chi phí này là 355.692.000 đồng tăng 15.474.000 đồng (tăng 4,5%) so với 340.218.000 đồng sáu tháng đầu năm 2012.
Lợi nhuận
Nhờ những ưu đãi trong chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh Hậu Giang (thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản hỗ trợ khác) thì trong những năm qua Công ty TNHH Huỳnh Thanh đã luôn cố gắng trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy lợi nhuận của Công ty đến nay vẫn chưa năm nào đạt đến 1 t đồng nhưng về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thì có thể chấp nhận và khuyến khích. Trước những khó khăn, biến động của thị trường trong những năm qua, cùng với đó là doanh thu và chi phí lại tỉ thuận với nhau nhưng tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận qua các năm đều trên 2 con số. Chẳng hạn như lợi nhuận năm 2011 là 132.176.000 đồng tăng 124.269.000 đồng (tăng 157,1%) so với 7.907.000 đồng của năm 2010. Năm 2012 Công ty xây dựng nhà máy và hai cửa hàng với chi phí đầu tư lớn. Đồng thời Công ty cũng bắt đầu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với ưu đãi 50% thuế hiện hành. Nhưng trong
năm 2012 lợi nhuận của Công ty vẫn tăng cao, lợi nhuận lúc này đạt 853.328.000 đồng tức tăng 8731.424 đồng (tăng 637,8%) so với 132.176.000 đồng của năm 2011. Và đà tăng trưởng của năm 2012 còn kéo dài sang năm 2013 với lợi nhuận sáu tháng đầu năm 2013 đã đạt 82,6% lợi nhuận của năm 2012. Đồng thời lợi nhuận sáu tháng đầu năm 2013 tăng 244.626 đồng (tăng 53,1%) so với 460.518.000 đồng của sáu tháng đầu năm 2012.
Tóm lại, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng với mức tích cực nhờ vào nguồn nguyên liệu chủ động, thị trường phù hợp và ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.Vì vậy Công ty cần phải cố gắng duy trì kết quả này và không ngừng năng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa để khi phát sinh các chi phí khác thì Công ty không bị ảnh hưởng tiêu cực.
3.4.2Phân tích các chỉ số tài chính
Bên cạnh phân tích các vấn đề về lợi nhuận, doanh thu, chi phí thì cũng cần phân tích thêm các chỉ số tài chính để có thể phân tích các khía cạnh về: hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Với việc phân tích kết hợp như vậy sẽ giúp có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động