Đặc trưng của sản phẩm TiO2/HAp dạng hạt

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU TiO2/HYDROXYAPATITE VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC QUANG HÓA (Trang 69 - 70)

Kết quả nghiên cứu về điều chế và xác định đặc trưng cấu trúc của các vật liệu TiO2 và HAp được trình bày ở trên là cơ sở cho việc nghiên cứu điều chế và đánh giá đặc trưng của vật liệu quang xúc tác TiO2/HAp. Vật liệu TiO2/HAp được điều chế bằng phương pháp kết tủa và phương pháp thủy nhiệt, với quy trình điều chế được thiết lập tương tự quy trình điều chế HAp.

Trong phần này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về một số đặc trưng cơ bản của vật liệu TiO2/HAp có tính chất quyết định đến khả năng hấp phụ và hoạt tính quang xúc

(a) (b)

Hình 3.12 Phổ DRS (a) và đạo hàm bậc hai đường cong phổ DRS (b) của các mẫu HAp được điều chế bằng phương pháp kết tủa và phương pháp thủy nhiệt

40 160 50 100 150 200 300 400 500 600 %R Wavelength [nm] -0.09 0.15 0 0.1 6.19387 5 4 3 2.06462 %R Energy [eV] Kết tủa Kết tủa

56

tác của vật liệu. Về mặt lý thuyết, sự phối hợp giữa TiO2 anatase và HAp nhằm tạo ra vật liệu TiO2/HAp vừa có khả năng hấp phụ (vai trò của hydroxyapatite), vừa có hoạt tính quang xúc tác (vai trò của TiO2 anatase). Do đó, các đặc trưng cơ bản của vật liệu TiO2/HAp được trình bày bao gồm: thành phần pha, năng lượng vùng cấm, sự phân bố của các hợp phần TiO2 và HAp, diện tích bề mặt riêng và kích thước mao quản tập trung. Các dữ liệu khác như mức độ kết tinh, hình thái và kích thước hạt, ảnh hưởng của pH môi trường phản ứng đến sự hình thành pha tinh thể hydroxyapatite trong vật liệu TiO2/HAp, ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến thành phần pha của vật liệu…được trình bày ở các phụ lục 3.14-3.19

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU TiO2/HYDROXYAPATITE VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC QUANG HÓA (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)