Khảo sát khả năng ứng dụng làm vật liệu quang xúctác của các sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU TiO2/HYDROXYAPATITE VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC QUANG HÓA (Trang 49 - 50)

TiO2, HAp và TiO2/HAp

Mô hình thí nghiệm thể hiện trên hình 2.5

Để khảo sát khả năng ứng dụng làm vật liệu quang xúc tác của các sản phẩm, dung dịch xanh metylen (MB) đã được chọn với vai trò chất ô nhiễm hữu cơ, thời gian chiếu đèn UVA liên tục trong 100 phút và hiệu quả hấp phụ-quang xúc tác phân hủy MB được đánh giá thông qua sự thay đổi phổ UV-VIS của các dung dịch MB trong thời gian khảo sát.

Hình 2.5 Mô hình thí nghiệm khảo sát khả năng ứng dụng làm vật liệu quang xúc tác của các sản phẩm TiO2, HAp và TiO2/HAp

36

Nguồn UVA từ 2 đèn huỳnh quang 15W, FL15BL-360, Mitsubishi/Osram được đặt ở vị trí cách 10cm phía trên bề mặt các dung dịch phản ứng. Phân tán 200mg vật liệu TiO2, HAp hoặc TiO2/HAp dạng bột trong 200ml dung dịch MB trong nước có nồng độ 67µM (không điều chỉnh pH). Huyền phù chất phản ứng và xúc tác chứa trong các cốc thuỷ tinh có dung tích 250ml (đường kính 7cm) và được khuấy trộn liên tục bằng máy khuấy từ trong suốt thời gian phản ứng. Để ổn định nhiệt độ trong quá trình khảo sát, các cốc phản ứng được đặt trong chậu nước làm mát với dòng nước tuần hoàn được điều nhiệt ở nhiệt độ 30±2oC. Toàn bộ hệ thiết bị được đặt trong thùng kín để chắn sáng.

Ở thời điểm bắt đầu (t=0), dung dịch MB 67µM được phân tích bằng phương pháp phổ UV-VIS, thiết bị JASCO V550, trong khoảng bước sóng từ 200-700nm, cuvet bằng thạch anh có chiều dày 1cm. Sau mỗi 20 phút chiếu đèn UVA, các mẫu dung dịch trích ra được li tâm với tốc độ 8000 vòng/phút (JANETZKI T30 - Poland) để loại bỏ phần xúc tác rắn, và được phân tích tương tự bằng phương pháp phổ UV-VIS.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU TiO2/HYDROXYAPATITE VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC QUANG HÓA (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)