Định hướng phát triển mạng lưới dân cư nông thôn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 77)

Theo kết quả phân loại điểm dân cư thì hiện tại trên địa bàn huyện có 136

điểm dân cư nông thôn trong đó có 23 điểm dân cư loại I, 76 điểm dân cư loại II và 37 điểm dân cư loại III. Qua quá trình điều tra mạng lưới điểm dân cư huyện Nam Trực tôi đã nhận thấy rằng:

Phần lớn các điểm dân cư nông thôn của huyện đều được hình thành và phát triển từ lâu đời, đã xây dựng được tương đối đầy đủ các công trình công cộng như: trụ sở cơ quan, nhà văn hoá, sân thể thao, trường học, trạm y tế, chùa... Tuy nhiên chất lượng các công trình còn ở mức trung bình, chưa đáp ứng tốt

được cho nhu cầu của người dân trong khu dân cư.

Việc hình thành các điểm dân cưđều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của quá trình sản xuất và phát triển xã hội. Do trước đây huyện chưa có quy hoạch tổng thể

mạng lưới các điểm dân cư nên tình trạng xây dựng và xu hướng phát triển của các

điểm dân cư thường là theo xu hướng tự phát, chính vì vậy mà trật tự xây dựng lộn xộn, đất đai sử dụng lãng phí và không hiệu quả, các điểm dân cư phân bố phân tán nên rất khó để có thể xây dựng các công trình công cộng phục vụ chung cho tất cả các điểm dân cư.

Căn cứ vào tình hình thực tế hình thành và phát triển của các điểm dân cư

không hiệu quả và cần một số lượng kinh phí rất lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của đồ án, đồng thời cũng căn cứ trên định hướng phát triển của huyện tôi chỉ đi vào định hướng phát triển các điểm dân cư trên quan điểm các mặt sau:

- B trí đim dân cư loi I:

Hầu hết các điểm dân cư loại I là những điểm dân cư chính, đã tồn tại tương

đối lâu. Các công trình công cộng trong các khu dân cư như hệ thống giao thông, nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường khối, xóm, công trình y tế, giáo dục đã được xây dựng tương đối đầy đủ, hiện tại đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong tương lai cần tiếp tục duy trì, phát triển mở rộng, hoàn thiện hơn và quan tâm chú trọng hơn nữa đến các yếu tố bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới các điểm dân cư loại I sẽ tiếp tục phát triển về dân số

và diện tích đồng thời một sốđiểm dân cư loại II, loại III sẽ phát triển thành điểm dân cư loại I vì vậy cần đầu tư xây dựng, chỉnh trang cơ sở vật chất cho hoàn thiện hơn.

Theo định hướng phát triển đến năm 2020 tổng sốđiểm dân cư loại I sẽ là 49 điểm dân cư, tăng 26 điểm dân cư so với năm hiện trạng. Sự chuyển dịch phân cấp các điểm dân cư cụ thể như sau:

+ Các điểm dân cư loại II, loại III được hợp nhất với nhau để phát triển thành điểm dân cư loại I bao gồm: Sát nhập điểm dân cư Xóm 1, 2 Dương Độ với Xóm 3,4 Sa Lung, Xóm 11,12 Bắc Sơn với Xóm 13,14 Nam Phong – xã Đồng Sơn; điểm dân cư Xóm 1, 2, 3 Nam Điền với Xóm 8,9,10,11 Nam Điền, Xóm 1 Nam Xá với Xóm 2, 3, 4, 5, 7 Nam Xá – xã Điền Xá; điểm dân cư thôn Bơ Cầu, thôn Nguyễn sát nhập với điểm dân cư thôn Trai, điểm dân cư thôn Ngưu Trì sát nhập với điểm dân cư thôn Thượng – xã Nam Cường; điểm dân cư Xóm Hồng Tiến, Hồng Đoàn với điểm dân cư Xóm Hồng Thượng, Hồng Đạt, điểm dân cư

Xóm 1,2,3,4 Hồng Long với Xóm 1,2 Hồng An, Xóm Phúc Đức, điểm dân cư

Xóm Hồng Phong, Xóm Hồng Ninh với Xóm Hồng Thái, Hồng Ân, Hồng Việt – xã Nam Hồng; điểm dân cư Xóm 1,2 với Xóm 3,4,5 xã Nam Hoa; điểm dân cư

13,14,15 Duyên Hưng với Xóm 16,17 Ngọc Tỉnh – xã Nam Lợi; điểm dân cư

Xóm Quyết Tiến, Xóm Đồng Ích sát nhập với điểm dân cư Xóm Đại Thắng – xã Nam Mỹ; sát nhập điểm dân cư Tiền Vinh, Lạc Thiện, Đắc Sở với điểm dân cư

Nam Trang, Chính Trang, điểm dân cư Xuân Dương, Ngoại Đê với điểm dân cư

Khánh Hạ, Hải Thương – xã Nam Thái; sát nhập điểm dân cư Xóm 1,2 Thắng Lợi với Xóm 1,2 Thắng Hùng, điểm dân cư Xóm 1,2 Bồng Lai với xóm Dương Hoà – xã Nam Thắng; gộp điểm dân cư Thôn Nội 1,2 với thôn Trung, điểm dân cư Thôn Đen với Thôn Trung Lao, Hạ Lao – xã Nam Thanh; điểm dân cư Thôn Xẫy, Cỗ Lũng với Thôn Phan, Thôn Rót, điểm dân cư Thôn Nho Lâm với Thôn Tây Cổ Lông, Đông Cổ Lông – xã Bình Minh; điểm dân cư Xóm Nam Việt, Trên Làng, Vượt Đông với Xóm May, Cữu Tranh, Đông Nam – xã Nam Hùng; điểm dân cư Xóm 1,2,3,4 với điểm dân cư xóm 5,6,7,8 – xã Nam Hải; điểm dân cư

Thôn Vọc, Trung Hoà với điểm dân cưĐông Đầm, Tây Đầm – xã Nam Dương; sát nhập điểm dân cư loại II thôn Phượng với điểm dân cư loại III Chiền B;

+ Đồng thời quy hoạch mới 1 điểm dân cư loại I: điểm dân cư khu Cầu – xã Nam Hùng (đây là điểm dân cư mới để phục vụ nhu cầu giãn dân đồng thời với khu nhà bố trí tái định cư mở rộng đường tỉnh lộ).

- B trí các đim dân cư loi II:

Đây là những điểm dân cư phụ thuộc, có tác động trực tiếp đến một xã, hoặc một sốđiểm dân cư lân cận, các điểm dân cư này cũng đã được hình thành trong một thời gian dài, chúng có mối quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các điểm dân cư chính, cơ sở hạ tầng ở mức độ trung bình nhưng đây là những điểm dân cư có quy mô dân số, đất đai tương đối rộng lớn và đời sống dân cư tương đối ổn định nên vẫn giữ nguyên vị trí phân bố như

hiện nay. Để đảm bảo nâng cao chất lượng của các điểm dân cư, trong giai

đoạn tương lai cần tập trung đầu tư xây dựng để hoàn thiện các chỉ tiêu về cơ

sở hạ tầng như đường giao thông, chất lượng nhà ở, chất lượng các công trình giáo dục, công trình văn hoá phú lợi công cộng… nhằm đưa các các

điểm dân cư loại 2 phát triển lên thành điểm dân cư loại 1.

điểm dân cư, giảm 11 điểm dân cư loại II. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định hướng với các điểm dân cư loại III

Đây là những điểm dân cư phụ thuộc, phân bố độc lập, rải rác, hệ

thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và các yếu tố văn hoá, xã hội, môi trường còn nhiều bất cập cũng cần phải được tập trung đầu tư nhiều hơn về các chỉ

tiêu này để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân sống trong các điểm dân cư này. Các điểm dân cư loại III là những điểm dân cư đã được hình thành từ lâu đời, do lịch sử để lại, có đường xã đi lại khó khăn, các hộ dân sống riêng biệt thành các cụm nhỏ lẻ, theo quan hệ họ hàng. Để có kế hoạch phát triển nâng cao đời sống sinh hoạt cho nhân dân trong các điểm dân cư

này, cần thiết phải tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình văn hoá phúc lợi công cộng,… Việc san tách hộ của các hộ dân trong điểm dân cư này cần được bố trí xunh quanh các mảnh đất của các hộ

gia đình làm cho khoảng các giữa các hộđan gần lại với nhau hơn, thuận tiện cho việc khai thác và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư. Mục tiêu là đưa chất lượng sinh hoạt trong điểm dân cư được nâng lên, phấn

đấu đưa các điểm dân cư loại III lên điểm dân cư loại II.

Phương án dồn ghép một số điểm dân cư loại III:

Căn cứ vào điều kiện thực tế chúng ta tiến hành dồn ghép điểm dân cư loại III với nhau để tạo thành điểm dân cư loại II. Còn lại 6 điểm dân cư loại III. Cụ

thể như sau: Điểm dân cư Thi Châu B – xã Nam Dương; điểm dân cư Xóm Thị

1,2 – xã Hồng Dương; điểm dân cư Xóm 19,20,21 – xã Nam Hải; điểm dân cư

Xóm 21 Thượng Đồng – xã Đồng Sơn; điểm dân cư Xóm 17 – xã Nam Hoa và

điểm dân cư Xóm Trung Thành – xã Nam Mỹ.

Các điểm dân cư này có đường xã đi lại khó khăn, các hộ dân sống riêng biệt thành các cụm, theo quan hệ họ hàng. Để có kế hoạch phát triển nâng cao đời sống sinh hoạt cho nhân dân trong các điểm dân cư này, cần thiết phải tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình văn hoá phúc lợi công cộng, …Việc san tách hộ của các hộ dân trong điểm dân cư này cần được bố trí xung quanh các mảnh đất của các hộ gia đình làm

cho khoảng cách giữa các hộ dân gần lại với nhau hơn, thuận tiện cho việc khai thác và đầu tư xây dựng tầng kỹ thuật đểđưa chất lượng sinh hoạt trong

điểm dân cưđược nâng lên trong thời gian tới.

* Gii pháp dn ghép các đim dân cư loi III:

+ Khi thực hiện dồn ghép các điểm dân cư cần có sự bàn bạc, lấy ý kiến của nhân dân ở các điểm dân cư phải dồn ghép để có giải pháp bố trí đất đai hợp lý.

+ Phổ biến cho mọi người dân nắm được định hướng quy hoạch từng điểm dân cư, thực hiện cắm mốc ngoài thực địa tại khu vực dự kiến quy hoạch điểm dân cưđể nhân dân biết và thực hiện.

+ Mở rộng cuộc vận động nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng

đồng dân cư trong quy hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới điểm dân cư. + Có chính sách đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất của nhân dân trong khu vực phải dồn ghép dân cư.

+ Xây dựng khu tái định cư mới phải đảm bảo có nơi ở, sản xuất và các công trình công cộng nhằm ổn định cuộc sống người dân để họ yên tâm sinh sống lâu dài.

+ Có chính sách hỗ trợ của nhà nước nhằm giúp đỡ những hộ nghèo trong khu vực tái định cư xây dựng nhà ở mới.

Như vậy, đến năm 2020, huyện Nam Trực có 120 điểm dân cư nông thôn, trong đó: 49 điểm dân cư loại I (23 điểm dân cư loại I đã có, 25 điểm dân cư loại II phát triển thành loại I và 1 điểm dân cư quy hoạch mới), 65 điểm dân cư loại II và 6 điểm dân cư loại III.

Bảng 3.13: Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện Nam Trực đến năm 2020

STT Điểm dân cư Số lượng

1 Loại I 49

2 Loại II 65

3 Loại III 6

Tổng 120 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hướng sau:

- Hình thành các trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở các quy hoạch chi tiết. - Chỉnh trang mạng lưới điểm dân cư hiện có, mở rộng nhu cầu đất ởđáp

ứng việc phát sinh trong tương lai.

- Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng sản xuất (quy hoạch mở

rộng hệ thống đường giao thông nông thôn, cấp thoát nước, xử lý rác thải. Các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng).

- Tạo không gian cảnh quan tại các điểm dân cư: vành đai cây xanh, hồ

nước chuyên dùng.

- Hướng phát triển không gian điểm dân cư theo Bộ tiêu chí quốc gia về

nông thôn mới. Phấn đấu tất cả các xã phải xây dựng quy hoạch nông thôn mới. Như vậy, đến năm 2020 toàn huyện giảm 16 điểm dân cư nông thôn so với hiện nay. Sốđiểm dân cư trên địa bàn huyện giảm chủ yếu là do gộp một số điểm dân cư loại III vào điểm dân cư loại II và phát triển điểm dân cư loại I.

Điểm dân cư loại I có 49 điểm dân cư, tăng so với hiện trạng 26 điểm dân cư do phát triển điểm dân cư loại II thành điểm dân cư loại I, đồng thời quy hoạch mới 1 điểm dân cư loại I.

Điểm dân cư loại II là 65 điểm dân cư, giảm so với hiện trạng 11 điểm dân cư do gộp các điểm dân cư loại II thành điểm dân cư loại I, đồng thời do điểm dân cư loại III hình thành lên.

Điểm dân cư loại III là 6 điểm giảm 31 điểm so với hiện trạng do gộp và phát triển thành các điểm dân cư loại I, loại II.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 77)