Phương pháp dự báo

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 40)

Phương pháp này được sử dụng nhằm dự báo khả năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tương lai; những áp lực liên quan đến việc sử dụng các loại đất trong khu dân cư nông thôn.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Nam Trực nằm ở phía Nam tỉnh Nam Định. Diện tích hành chính

của huyện là 16170,90 ha có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp với thành phố Nam Định.

- Phía Đông giáp với huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình).

- Phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng, và huyện Ý Yên. - Phía Nam giáp với huyện Trực Ninh.

Nam Trực có 20 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 19 xã) và có các tuyến

đường giao thông quan trọng chạy qua như QL21, TL55, các tuyến đường thuỷ: sông Đào, sông Hồng nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Nam Trực mang đặc điểm địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam, có thể chia địa hình Nam Trực thành những tiểu vùng:

- Tiểu vùng vàn cao chạy cắt ngang huyện từ tây (thị trấn Nam Giang) sang phía đông huyện (xã Nam Hồng) có độ cao trung bình 1m.

- Tiểu vùng vàn trũng có độ cao trung bình 0,5 m chạy ngang phía Nam và phía Bắc huyện.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Khí hậu Nam Trực mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông) rõ rệt. Mùa hạ nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa nhưng vẫn ẩm.

* Nhit độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 24,0oC, số tháng có nhiệt độ

tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7.

Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng của huyện Nam Trực

(Số liệu trung bình giai đoạn 2010-2013. Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định)

* Độm không khí:Độẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80 - 85%, giữa tháng có độẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có

độẩm cao nhất là 87% (tháng 2), thấp nhất là 80,4% (tháng 12).

* Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.600 - 1.700 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2, có tháng hầu như

không có mưa.

* Nng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ

1150 - 1300 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 850 - 900 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

* Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 trận/năm thường xuất hiện vào các tháng 5, 6, 7.

Biểu đồ 3.2: Lượng mưa trung bình tháng của huyện Nam Trực

(Số liệu trung bình giai đoạn 2010-2013. Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định)

* Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm là 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc với tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng.

3.1.1.3. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: sông Hồng, sông Đào và chế độ thuỷ triều. Sông ngòi Nam Trực được phân làm hai loại: các sông chính và sông nội đồng.

* Mng lưới sông chính:

- Sông Hồng qua Nam Trực dài 15,2 km, chảy theo hướng Tây Bắc -

Đông Nam, là phần hạ lưu có độ rộng lớn khi có lũ kết hợp với triều cường nước tập trung về nhanh.

- Sông Đào được tách ra từ sông Hồng, làm ranh giới với huyện Vụ Bản,

đoạn qua Nam Trực dài 14,5 km. Sông chảy quanh co uốn khúc, có nhiều bãi bồi ven sông.

* Các sông ni đồng:Đều chảy theo hướng nghiêng của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam gồm sông Châu Thành có chiều dài khoảng 13,5 km; rộng trung bình 50 m và một số sông nhỏ như Sông CT4, sông Ngọc Giang, sông Quýt, sông An Lá, sông Kinh Lũng... Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các tuyến sông nội đồng phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện theo hình xương cá, rất thuận lợi cho việc chủđộng tưới tiêu, sinh hoạt dân sinh.

3.1.2. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

Nam Trực bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 trong điều kiện phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức (ảnh hưởng chung do suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát….) song với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển; các hoạt động văn hoá- xã hội có chuyển biến tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng - quân sựđịa phương được củng cố, giữ vững, cụ thể như sau:

- Tổng giá trị sản xuất 2.192 tỷđồng.

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản: 714,6 tỷđồng + Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 765 tỷđồng

+ Giá trị sản xuất thương nghiệp, dịch vụ và ngành khác 712,4 tỷđồng Cơ cấu kinh tế của huyện Nam Trực năm 2013 được thể hiện trong biểu

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Nam Trực năm 2013

Như vậy ta thấy nông nghiệp vẫn chiếm tới 32,60% trong cơ cấu kinh tế

của huyện. Thu nhập bình quân đầu người 11,40 triệu đồng/năm, lương thực bình quân đầu người 549 kg/năm và thu nhập bình quân /1 ha canh tác theo giá cố định đạt 50,2 triệu đồng; theo giá thực tếđạt 69 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn dưới 6%.

3.1.2.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp

Nam Trực đã đầu tư phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác, giữ vững an ninh lương thực, coi trọng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, các chương trình khuyến nông,... Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 36,5 % (năm 2010) xuống còn 32,6% (năm 2013). Cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, nâng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 21.891 ha, trong

đó diện tích đất trồng lúa khoảng 17.210 ha. Năng suất lúa năm cao nhất đạt 122,7 tạ/ha, lương thực bình quân đầu người 549 kg. Bên cạnh cây lương thực, cây màu và cây công nghiệp tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng.

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính Cây trồng Năm 2010 Năm 2013 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa 17430 120,2 209509 17210 121,8 209618 Ngô 411 43,5 1788 345 44,6 1539 Khoai lang 351 98,7 3465 161 102,2 1645 Rau 2140 155,2 32222 1057 151,9 16053 Lạc 1312 34,9 4573 9373 34,3 3215 Đậu tương 853 13,5 1155 151 22,1 334

(Nguồn phòng thống kê huyện Nam Trực)

Chăn nuôi: tích cực đổi mới cơ cấu giống, phát triển đàn lợn ngoại và các loại gia súc gia cầm có chất lượng cao vào chăn nuôi đại trà theo hướng trang trại, gia trại. Năm 2013 toàn huyện có 196 trang trại, gia trại.

Đến năm 2013 tổng đàn bò có 5.057 con, tổng đàn trâu có 637 con; tổng

đàn lợn có 70.378 con. Giá trị sản phẩm chăn nuôi bình quân hàng năm tăng 5,7%, sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng năm 2013 đạt 14.045 tấn, tăng so với chỉ tiêu, trong đó thịt lợn hơi đạt 11.958 tấn.

+ Thuỷ sản: Có thể nói sự phát triển của thuỷ sản đã tác động không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề trong xã hội. Nó không những tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, tạo nên thu nhập, nâng cao đời sống của người dân mà nó còn tác động một cách mạnh mẽđến nền kinh tếở tầm vĩ mô.

Những năm qua, thuỷ sản được chú ý đầu tư phát triển, đem lại hiệu quả

kinh tế cao. Nhiều xã đã triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi đồng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản. Đến nay diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 600 ha, năm 2013 sản lượng đạt 2.325 tấn (trong đó sản lượng cá 2.278 tấn).

3.1.2.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông, xây dựng cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bản

Nam Trực là một trong những huyện có truyền thống về sản xuất CN- TTCN và làng nghề như: Cơ khí, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng. Năm 2013 toàn huyện có 61 doanh nghiệp công nghiệp, giải quyết việc làm cho khoảng 16.000 lao động.

Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tăng từ 29,7% (năm 2010) lên 34,9% năm 2013. Cơ cấu sản xuất trong ngành công nghiệp - xây dựng thì công nghiệp cơ khí chiếm tỷ trọng 60,3%, công nghiệp dệt may 14,1%, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 7,5% giá trị toàn ngành.

Giai đoạn 2010-2013 toàn huyện đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội năm 2013 đạt 350 tỷđồng. Nhiều công trình quy mô lớn, trọng điểm đã được khởi công xây dựng như: Trụ

sở làm việc của Đảng uỷ - HĐND - UBND một số xã và thực hiện dự án kiên cố

hoá trường học tại một số trường THPT, THCS.

Các ngành thương mại dịch vụ có bước phát triển mạnh theo hướng đáp

ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2013 ước đạt 227.505 triệu

đồng. Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông phát triển khá mạnh; năm 2013 toàn huyện có 1560 thuê bao Internet; 7 doanh nghiệp vận tải với 169 phương tiện vận tải hành khách và hàng hoá.

Hệ thống giao thông - vận tải Nam Trực đã cơ bản hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khá đồng bộ, phân bổ hợp lý; các lĩnh vực vận tải phát triển toàn diện với nhiều phương thức vận chuyển phong phú.

3.1.2.3. Dân số và việc làm

Theo số liệu thống kê năm 2013 dân số toàn huyện là 192.405 người, chiếm 10,4% dân số trong toàn tỉnh, tốc độ tăng bình quân năm 2013 là 1,19%. Trong đó dân số nông thôn 175.810 người, dân số thị trấn 16.595 người . Mật độ

Tổng số lao động xã hội toàn huyện là 120.715 người, chiếm 62%. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 104.739 người. Công tác giải quyết việc làm thực hiện đạt kết quả. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 3.500 lao động. Phân loại lực lượng lao động đã qua đào tạo theo trình độ

(Thạc sỹ: 20 lao động; Đại học: 2.268 lao động; cao đẳng: 2.031 lao động; trung học chuyên nghiệp: 2.529 lao động; công nhân kỹ thuật: 3.890 lao động).

Nhìn chung nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Do vậy trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động, nhất là khoa học công nghệ mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.

3.1.3. Các ngun tài nguyên

3.1.3.1. Tài nguyên đất

Đất đai Nam Trực hầu hết có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông Hồng. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 76,57% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất cát chiếm 8,67%, các loại đất khác có đất phèn, đất Glây chiếm diện tích nhỏ.

- Đặc điểm một số loại đất chính:

+ Đất cát – Arenosols (AR)

Diện tích 1.401 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên của huyện, phân bốở

các xã vùng ven sông trong nội địa.

Nhóm đất cát có 2 đơn vị đất (theo kết quả đánh giá thích nghi đất nông nghiệp) là đất cát điển hình - Haplic Arenosols (ARh) và đất cát mới biến đổi - Cambic Arenosols (ARb). Trong nông nghiệp đất cát chủ yếu trồng các loại cây trồng hàng năm như ngô, khoai lang, lúa,...

+ Đất phèn – Thionic Fluiosols (FLt) và Thinonic Gleysols(GLt)

Diện tích 629 ha, chiếm 3,89% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở

các xã Nam Hải, Nam Thái nơi địa hình thấp.

Nhóm đất phèn có một đơn vịđất là đất phèn tiềm tàng và chủ yếu đang

+ Đất phù sa - Fluvisols (FL)

Diện tích 12.379 ha, chiếm 76,57% diện tích tự nhiên và có ở tất cả các xã trong huyện, là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của huyện.

Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: Vùng đất phù sa ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi hàng năm. Trong nông nghiệp đất phù sa phần lớn dùng trồng lúa, màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3.2. Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu điều tra của Tổng cục Địa chất cho thấy khoáng sản Nam

Định nói chung và Nam Trực nói riêng nghèo cả về chủng loại và trữ lượng, chủ

yếu là: cát xây dựng tập trung ở các vùng lòng sông Hồng, sông Đào trữ lượng không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên.

3.1.3.3. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: do hệ thống sông, hồ, mương máng và nguồn nước mưa cung cấp.

- Nguồn nước sông: huyện Nam Trực có hệ thống sông Hồng, sông Đào bao quanh, sông Châu Thành chảy cắt ngang địa phận huyện cung cấp nguồn nước phong phú trên toàn bộđịa bàn.

- Nước mưa: nước mưa trung bình hàng năm từ 1.700 – 1.800 mm phân bốđồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện.

- Nguồn nước ngầm: phong phú được khai thác thông qua các giếng khoan rải rác ở các xã.

3.1.4. Cnh quan môi trường

Trong thời gian qua, với nhiều nỗ lực cố gắng, công tác bảo vệ môi trường

ở Nam Trực đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, môi trường Nam Trực vẫn tiếp tục bị ô nhiễm, suy thoái với tốc độ khá nhanh, sự cố môi trường vẫn xảy ra

đáng lo ngại nhất là khu vực làng nghề như làng nghề Bình Yên - Nam Thanh, làng nghề Vân Tràng - Nam Giang,... đã đến mức báo động, cần sớm có biện pháp khắc phục.

Ngoài ra công tác vệ sinh môi trường (rác thải công nghiệp, dân sinh) ven các tuyến giao thông, các chợ... vẫn chưa đảm bảo, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích,... chưa hợp lý cũng là nguyên nhân khiến môi trường ở

huyện Nam Trực ngày càng bị suy thoái.

Tất cả các vấn đề trên cần dự kiến trước các biện pháp để ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 40)