Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu dân cư

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 28)

Trong quá trình phát triển, các điểm dân cư (đô thị và nông thôn) ở nước ta phần lớn được hình thành và phát triển một cách tự phát gây tình trạng xây dựng lộn xộn, manh mún, không thống nhất, không đồng bộ, sử dụng đất không hiệu quả làm khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước đối với đất khu dân cư đồng thời cũng gây khó khăn cho việc tu sửa cải tạo và xây dựng mới. Chính vì vậy, hiện nay Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản về quy định và quản lý trong quy hoạch và phát triển khu dân cư.

1.3.3.1. Những quy định vềđịnh mức sử dụng đất

Định mức sử dụng đất là cơ sở quan trọng để Nhà nước lập quy hoạch, kế

riêng. Theo điều 6 Nghị định 04/CP ngày 11/02/2000 thì hạn mức giao đất cho hộ gia đình cá nhân tại khu dân cư nông thôn do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định sau:

+ Các xã đồng bằng không quá 300 m2.

+ Các xã trung du miền núi, hải đảo không quá 400 m2.

Điều 86 luật đất đai năm 2003 “Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn” đã quy định:

+ Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Theo công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã hướng dẫn áp dụng

định mức cho 10 loại đất: Đất y tế, đất văn hoá, đất giáo dục, đất thể thao, đất thương nghiệp dịch vụ, đất giao thông vận tải, đất thuỷ lợi, đất công nghiệp, đất

đô thị, đất khu dân cư nông thôn, định mức sử dụng đất trong khu dân cưđược quy định tại bảng 1.1:

Bảng 1.1: Định mức sử dụng đất trong khu dân cư

Loại đất Khu vực đồng bằng ven biển Khu vực miền núi trung du Diện tích (m2/người) Tỷ lệ (%) Diện tích (m2/người) Tỷ lệ (%) - Tổng số 74 - 97 100,00 91 - 117 100,00 - Đất ở 55 - 70 64 - 82 70 - 90 67 - 87 - Đất xây dựng các công trình công cộng 2 - 3 2 - 4 2 - 3 2 - 3 - Đất làm đường giao thông 6 - 9 7 - 11 9 - 10 9 - 10 - Đất cây xanh 3 - 4 4 - 6 2 - 3 2 - 3 - Đất tiểu thủ công nghiệp 8 -11 9 - 13 8- 11 8 - 11

(Nguồn: công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ xây dựng về việc ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, trong đó quy định cụ thể về định mức sử dụng đất (Bộ Xây dựng 2009).

+ Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa phương nhưng không được nhỏ hơn các giá trị quy định được thể hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2: Chỉ tiêu xây dựng khu dân cư nông thôn

Loại đất Chỉ tiêu sử dụng đất

(m2/người)

Đất ở (các lô đất ở gia đình) ≥ 25

Đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng ≥ 5

Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật ≥ 5

Đất cây xanh công cộng ≥ 2

Đất nông, lâm ngư nghiệp; đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sản xuất

Tuỳ thuộc vào quy hoạch phát triển của từng địa phương

+ Ngoài ra quy định cụ thể đối với diện tích, định mức đất xây dựng tối thiểu đối với: Trụ sở xã; Nhà trẻ, trường mầm non; Trường tiểu học; Trường trung học cơ sở; Trạm y tế xã; Trung tâm văn hóa - thể thao; Chợ, cửa hàng dịch vụ; Điểm phục vụ bưu chính viễn thông; Diện tích khu đất xây dựng cho một số

công trình phục vụ sản xuất ...

1.3.3.2. Những quy định về quản lý đất đai

Quản lý đất đai theo quy hoạch đã được ghi cụ thể trong Luật Đất đai hiện hành. Trong phạm vi điểm dân cư nông thôn bao gồm các loại đất phân theo các mục đích sử dụng như: đất ở; đất nông nghiệp (đất vườn, ao thả cá trong khuôn viên của hộ gia đình và có thể có một số đất nông nghiệp khác nằm xen kẽ trong dân cư, do UBND xã quản lý sử dụng); đất lâm nghiệp (nếu có); đất chuyên dùng; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng (nếu có).

Theo quy định của Luật đất đai Nhà nước thống nhất quản lý các loại đất và giao cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng theo đúng mục đích và có hiệu quả.

Đất ở của mỗi hộ gia đình được quy định hạn mức cụ thể tuỳ theo từng địa phương dựa trên căn cứđiều 83, 84 của Luật Đất đai năm 2003. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các loại đất chuyên dùng phục vụ yêu cầu xây dựng các công trình hạ

tầng cơ sở và phục vụ lợi ích công cộng phải được sử dụng theo đúng mục đích trên cơ sở phương án quy hoạch thiết kếđã được phê duyệt.

1.3.3.3. Những quy định về quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng cho khu vực nông thôn là công việc được triển khai thực hiện đối với từng điểm dân cư nông thôn kể cả điểm dân cư nông thôn là trung tâm xã, thị tứ, trung tâm cụm liên xã. Công tác quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn mới và quy hoạch cải tạo xây dựng phát triển các điểm dân cư nông thôn hiện có.

Phương án quy hoạch xây dựng và phát triển một điểm dân cư nông thôn mới, hoặc quy hoạch cải tạo xây dựng một điểm dân cư nông thôn hiện có, sau khi đã được phê duyệt sẽ trở thành căn cứđể triển khai công tác xây dựng. Đồng thời nó cũng là cơ sở pháp lý cùng với hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước làm căn cứ để quản lý công tác cải tạo, xây dựng và kiểm soát quá trình thay đổi làm cho điểm dân cưđược phát triển theo đúng ý đồđã được xác định.

Việc quản lý quy hoạch trước hết là đối với việc sử dụng đất đai cho thiết kếđường xá, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật và môi trường nông thôn. Cần phải quản lý tốt và triển khai cải tạo hoặc xây dựng từng bước các phần đất này theo đúng mục đích mới có thể thực hiện được mục tiêu phát triển lâu dài các điểm dân cư.

Đối với đất ở của từng hộ gia đình trong điểm dân cư hiện có, khi tiến hành quy hoạch cải tạo nếu có những kiến nghị về điều chỉnh đất đai cần có phương án đền bù thoả đáng khi trưng dụng đất phục vụ lợi ích công cộng hoặc dồn đổi giữa các chủ sử dụng đất với nhau. Để thực thi các giải pháp này cần có sự phân tích vận động đối với chủ sử dụng đất thông qua hoạt động của cơ quan chính quyền và các tổ chức xã hội khác.

1.3.3.4. Những quy định vềđịnh hướng phát triển hệ thống điểm dân cư

- Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung

ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn khẳng định quan điểm: “Các vấn đề

nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ

và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt”.

- Quyết định số 800/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn năm 2010-2020, theo đó: Mục tiêu chung là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tựđược giữ

vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Mục tiêu cụ thể, đến năm 2015 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là 50% (Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, 2009).

- Ngày 05/5/2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 76/2004/QĐ- TTg phê duyệt định hướng phát triển nhà ởđến năm 2020. Theo đó phấn đấu để

từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng chỗở của các hộ dân cư nông thôn. Phát triển nhà ở nông thôn gắn với việc phát triển và nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Phát triển nhà ở nông thôn phải đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất,

đất sẵn có và khuyến khích phát triển nhà nhiều tầng để tiết kiệm đất, hạn chế

việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở.

Khuyến khích huy động nội lực của hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn tự cải thiện chỗở kết hợp với sự giúp đỡ hỗ trợ của cộng đồng, dòng họ, các thành phần kinh tế.

Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ thuộc diện chính sách, hoàn thành việc xóa bỏ nhà ở tạm (tranh, tre, nứa, lá) tại các khu vực nông thôn vào năm 2020. Diện tích nhà ở bình quân tính theo đầu người đạt 14m2 sàn/người, nhà ở nông thôn có công trình phục vụ sinh hoạt và sản xuất dịch vụ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đạt tiêu chuẩn vệ

sinh môi trường.

Dự kiến đến năm 2020 diện tích nhà ở bình quân đạt 18m2/người, tất cả

các điểm dân cư nông thôn đểu có hệ thống cấp, thoát nước đảm bảo tiêu chuẩn quy định.

1.3.3.5. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan

Ngày 03/9/2002 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020. Theo đó:

Phát triển kiến trúc tại các làng, xã có liên quan trực tiếp với cơ cấu quy hoạch chung của các đô thị phải được dựa trên quy hoạch chi tiết xây dựng, có sự

tham gia của dân cư và cộng đồng; lưu ý giữ lại những di sản kiến trúc, thiên nhiên của làng, xã; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng. Công trình mới được tạo lập phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị.

Hình thành tổng thể kiến trúc tại các thị tứ, trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở tuân thủ các quy định của quy hoạch xây dựng; khuyến khích phát triển các công trình xây dựng ít tầng, mái dốc, kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống, gắn bó hài hoà với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiến trúc làng mạc được thực hiện theo quy hoạch tổng thể đến khuôn viên ngôi nhà của từng gia đình. Xây dựng nông thôn đồng bộ về kiến trúc lẫn hạ tầng kỹ thuật đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển không gian kiến trúc nông thôn cần phù hợp với sự phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, chăn nuôi, phát triển ngành nghề truyền thống, kinh tế, du lịch, văn hóa.

Trong những năm tới, kiến trúc nông thôn được hình thành và phát triển theo 3 hướng sau:

Hướng hòa nhập vào không gian đô thị: xu hướng này diễn ra cùng với quá trình phát triển và mở rộng không gian đô thị ra các vùng ngoại ô, làm cho một sốđiểm dân cư nông thôn bị mất đi, một sô khác sắp xếp lại, số còn lại được bảo tồn trong cơ cấu quy hoạch đồ thị.

Hướng phát triển kiến trúc với việc hình thành các thị trấn, thị tứ giữ vai trò là trung tâm xã, cụm xã, các thị trấn, thị tứ gắn với vùng nông nghiệp trước khi xây dựng đều phải lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.

Hướng cải tạo, chỉnh trang và phát triển kiến trúc tại các làng xã: Việc phát triển kiến trúc tại các làng, xã thuộc các vùng nông nghiệp cần lưu ý bảo tồn được các truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán riêng biệt của từng địa phương (Hàn Tất Ngạn, 1999).

- Phát triển kiến trúc các thể loại công trình.

Phát triển kiến trúc các thể loại công trình theo phương châm: thích dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái và kinh tế, đáp ứng nhu cầu tinh thần và vật chất của con người, xã hội; đảm bảo tính dân tộc và tính hiện đại, quán triệt nguyên tắc phát triển bền vững, tạo lập môi trường sống tốt đẹp cho mọi người, phát huy hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội và môi trường trong thiết kế, thi công và quản lý sử dụng công trình, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, vươn lên đạt trình độ tiên tiến quốc tế.

Kiến trúc nhà ở phải đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng môi trường cư

trú, thoả mãn các yêu cầu sinh hoạt đa dạng của dân cư; phấn đấu đến năm 2020 thực hiện được các chỉ tiêu cơ bản phát triển nhà ở (Bộ Xây dựng, 2004).

Kiến trúc công cộng phải thể hiện tổng hợp các yếu tố quy hoạch, cảnh quan đô thị, văn hóa nghệ thuật, kỹ thuật đạt tới trình độ tiên tiến trong khu vực. Các công trình trọng điểm nhà nước phải đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.

Kiến trúc công nghiệp phải coi trọng việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong và ngoài nước đối với tổ chức không gian, môi trường sản xuất và quản lý. Các công trình công nghiệp lớn phải đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.

Nâng cao chất lượng thiết kế điển hình kiến trúc; tiêu chuẩn hoá cấu kiện xây dựng; thực hiện công nghiệp hóa và thương mại hóa cung cấp sản phẩm cho thị trường xây dựng, kiến trúc công trình ngầm phải được coi trọng trong quy hoạch, thiết kế xây dựng; quán triệt nguyên tắc kết hợp sử dụng trong thời bình và thời chiến; hình thành hệ thống không gian công cộng ngầm gắn kết với trên mặt đất.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 28)