3.3.2.1. Kiến trúc cảnh quan hệ thống giao thông
- Quốc lộ: Đường 21 có chiều dài 13 km, nền trung bình đạt 18 m, mặt nhựa 10 -11 m. Phần mặt đường đã được cải tạo tốt.
- Tỉnh lộ: Đường 490 chiều dài 15,8 km, nền đường trung bình từ 8-9 m, mặt nhựa 5 m.
Đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ từ năm 1992 đến năm 2009 đã được tập trung cải tạo nâng cấp nhưng nhìn chung đường còn hẹp chưa đáp ứng nhu cầu của các phương tiện đi lại của nhân dân. Đểđáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung thì cần phải mở rộng, nâng cấp các tuyến đường này. Vấn đề này cũng nằm trong quy hoạch phát triển sử dụng đất của tỉnh Nam Định đã được thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
- Đường huyện lộ: Tổng chiều dài 68 km, trung bình nền đường từ 7 đến 8 m. Đã được trải nhựa, mặt nhựa rộng 3,5 m, còn lại là đường đá. Bao gồm các tuyến chính:
+ Đường Đen: Từ cầu Trung Lao đến giáp Nghĩa Hưng, dài 10 km, trung bình nền đường rộng 8 m, mặt nhựa 3,5 m.
+ Đường Vàng: Từ quốc lộ 21 đến đê sông Đào dài 8 km, trung bình nền
đường 8 m, mặt nhựa 3,5 m.
+ Đường Trắng: Từ quốc lộ 21 đến giáp Nghĩa Hưng dài 14,5 km trung bình nền đường 7 m, mặt đường đá dăm.
+ Đường An Thắng: 13 km từ Nghĩa An đến đê Nam Thắng, trung bình nền đường từ 6 đến 8 m, mặt nhựa rộng 3 m, dài 1 km.
+ Đường Châu Thành: Từ Cầu Vòi đi Nam Hải dài 12 km, nền đường rộng 8 m, mặt nhựa rộng 3,5 m.
+ Đường Bái Hạ: Từ UBND xã Nam Giang – XN gạch, dài 3 km, trung bình nền đường rộng 8 m, mặt nhựa rộng 3,5 m.
+ Đường Nam Ninh Hải: dài 7.5 m, trung bình nền 5 đến 8 m đường đất. Nhìn chung bề rộng mặt đường hẹp, chất lượng mặt đường còn xấu. Mặt khác, trong những năm qua, các phương tiện giao thông phát triển ồ ạt cả về số
lượng và trọng tải, các phương tiện quá tải vào tuyến hoạt động làm phát sinh ổ
gà, rạn nứt mặt nhựa, phá huỷ mặt đường.
- Đường trục xã, liên xã: Tổng chiều dài 235km, nền đường rộng trung bình từ 6 đến 7,5m, bề rộng mặt đường từ 2m đến 3m. Trong đó mặt đường nhựa và bê tông dài 128km, còn lại là đường lát gạch , đường đất…
- Đường trục xóm : Tổng chiều dài 485 km, đã được nâng cấp cải tạo, nhìn chung mặt đường rải đá cấp phối, lát gạch xỉ…
Các tuyến đường xã, xóm cũng trong tình trạng mặt đường hẹp, chất lượng mặt đường xuống cấp do xây dựng trên nền đường vốn có, không có lớp móng, chưa có rãnh thoát nước. Các phương tiện như xe công nông… qua lại không chuyển làn được gây ra trọng tải lún hai vệt bánh xe, làm hỏng đường.
Tổng số cầu trên đường giao thông chính có 98 cái, trong đó đã làm mới 4 cái, còn lại 94 cái chủ yếu là cầu xây dựng lâu cần được nâng cấp cải tạo.
Hình 3.2. Đường tỉnh lộ 490 đoạn qua xã Nam Cường
3.3.2.2. Mạng lưới điện
Hệ thống điện có 95 trạm biến thế 6 đến10 KVA thuộc lưới điện trung áp nông thôn của 20 xã. Ngoài ra còn có 2 trạm trung chuyển 135 KVA là trạm Cầu Vòi và trạm Nam Giang.
Toàn huyện có hàng ngàn km đường dây: dây cao thế, trung thế, hạ thế
tiếp điện về các trạm điện cơ sở. 100% điểm dân cư có điện và 100% số hộ trên
địa bàn dùng điện. Điện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh.
3.3.2.3. Vệ sinh môi trường nông thôn
- Từ năm 2010 đến nay Phòng Tài nguyên và môi trường đã xác nhận Đề
án Bảo vệ môi trường cho 11 đơn vị theo đúng tinh thần hướng dẫn Nghị định 21/NĐ-CP và Thông tư số 04/TT-BTN&MT. Phê duyệt cho 28 đơn vị lập bản Cam kết bảo vệ môi trường.
- Hướng dẫn các xã xây dựng đề án Thu gom, xử lý rác thải, đến nay đã có tổng số 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng Đề án thu gom xử lý rác thải với tổng số 282/402 thôn xóm đã tổ chức thu gom (đạt tỷ lệ 70%). Còn lại 3
xã là Điền Xá, Nam Thắng, Nghĩa An chưa xây dựng Đề án. Kiểm tra đôn đốc 3 dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt tại 3 đơn vị là Nam Mỹ, Nam Thanh, Nam Dương. Đến nay các đơn vịđã hoàn thành công trình Nam Thanh đã
đưa vào sử dụng, còn lại Nam Mỹđang tiến hành nghiệm thu công trình.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra tình trạng môi trường tại các xã, thị trấn và
đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn hoàn thành Đề án Bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.3.2.4. Công trình y tế
Hệ thống y tế các cấp được củng cố, trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 19/19 xã có trạm y tế xã với tổng số 155 giường bệnh, đảm bảo cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đến năm 2013 đã có 12/20 xã trên địa bàn huyện được công nhận là đơn vịđạt chuẩn quốc gia về y tế.
Các trạm y tế xã đã chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia đã được tổ chức thực hiện tốt như
chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình phòng chống sốt rét; chương trình phòng chống bướu cổ; chương trình phòng chống phong; chương trình phòng chống lao... góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, thanh toán được bệnh phong, bệnh bại liệt... chú trọng đến công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng chính sách, trẻ em.
Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em thường xuyên được quan tâm. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngày càng giảm, chính sách chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chăm lo giáo dục, đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em
được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện tốt.
Có thể nói, ngành y tế đang từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tuy nhiên các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện khám chữa bệnh vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu. Quy mô diện tích các bệnh viện, trạm y tế cơ sở cơ bản
đã đáp ứng được việc chăm sóc sức khỏe của người dân do sự phân bố của các trạm y tếđến khu dân cư trong xã tương đối đồng đều.
3.3.2.5. Công trình giáo dục
từng bước kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển sự nghiệp giao dục.
Cơ sở vật chất giáo dục được chú trọng đầu tư theo hướng chuẩn hóa, có 100% số trường được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố. Trên địa bàn các xã của huyện có 31/97 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 31,96%). Đội ngũ
giáo viên ngày càng được chuẩn hóa: bậc học mầm non đạt 38,9%, bậc tiểu học
đạt 86,1%, bậc trung học cơ sởđạt 46%. Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng cao, giáo dục đại trà
được duy trì ở mức ổn định, bền vững. Chất lượng học sinh giỏi có nhiều tiến bộ, học sinh giỏi ở bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở luôn xếp ở tốp đầu, tốp thứ hai của tỉnh.
Đặc biệt cùng với việc phát triển các khu công nghiệp, huyện đã chú trọng
đến việc dạy nghề cho con em nhân dân trong huyện, đã thành lập các trung tâm dạy nghề của huyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi để trường cao đẳng nghề CKNN và trung tâm giáo dục thường xuyên mở nhiều lớp dạy nghề cho hàng ngàn học sinh, sinh viên là con em trong huyện học tập, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng công nhân ở
các doanh nghiệp trên địa bàn. Huyện đã chú trọng đến công tác xã hội hoá giáo dục, đẩy mạnh cụng tác khuyến học, huy động mọi nguồn lực để chăm lo đến sự
nghiệp giáo dục đào tạo; 19/19 xã đã thành lập các trung tâm học tập cộng đồng đã và đang hoạt động có hiệu quả.
3.3.2.6. Công trình văn hoá thông tin, thể dục thể thao
Công tác quy hoạch đất dành cho Thiết chế Văn hóa – Thể thao được triển khai ở 100% các xã, thị trấn. Huyện đã có cơ chế hỗ trợ nhằm đẩy nhanh tiến độ
xây dựng nhà văn hóa; sân vận động xã, thôn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được quan tâm đầu tư, tăng thêm về số
lượng và chất lượng, từng bước nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển phong trào thể dục thể thao đã có những bước tiến bộ đáng kể theo thiết chế văn hoá thể thao của HĐND tỉnh. Diện tích đất dành cho thể dục thể thao còn nhỏ, theo thống kê năm 2013 là 10,65ha (bình quân 0,56 ha/1 xã).
Công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa được thực hiện tốt với sự đóng góp hàng chục tỷ đồng của nhân dân; chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ vượt trước 2 năm so với mục tiêu đề ra. Công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội thực hiện tốt trên tất cả các phương tiện thông tin.