Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 41)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Nam Trực nằm ở phía Nam tỉnh Nam Định. Diện tích hành chính

của huyện là 16170,90 ha có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp với thành phố Nam Định.

- Phía Đông giáp với huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình).

- Phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng, và huyện Ý Yên. - Phía Nam giáp với huyện Trực Ninh.

Nam Trực có 20 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 19 xã) và có các tuyến

đường giao thông quan trọng chạy qua như QL21, TL55, các tuyến đường thuỷ: sông Đào, sông Hồng nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Nam Trực mang đặc điểm địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam, có thể chia địa hình Nam Trực thành những tiểu vùng:

- Tiểu vùng vàn cao chạy cắt ngang huyện từ tây (thị trấn Nam Giang) sang phía đông huyện (xã Nam Hồng) có độ cao trung bình 1m.

- Tiểu vùng vàn trũng có độ cao trung bình 0,5 m chạy ngang phía Nam và phía Bắc huyện.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Khí hậu Nam Trực mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông) rõ rệt. Mùa hạ nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa nhưng vẫn ẩm.

* Nhit độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 24,0oC, số tháng có nhiệt độ

tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7.

Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng của huyện Nam Trực

(Số liệu trung bình giai đoạn 2010-2013. Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định)

* Độm không khí:Độẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80 - 85%, giữa tháng có độẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có

độẩm cao nhất là 87% (tháng 2), thấp nhất là 80,4% (tháng 12).

* Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.600 - 1.700 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2, có tháng hầu như

không có mưa.

* Nng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ

1150 - 1300 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 850 - 900 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

* Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 trận/năm thường xuất hiện vào các tháng 5, 6, 7.

Biểu đồ 3.2: Lượng mưa trung bình tháng của huyện Nam Trực

(Số liệu trung bình giai đoạn 2010-2013. Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định)

* Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả

năm là 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc với tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng.

3.1.1.3. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: sông Hồng, sông Đào và chế độ thuỷ triều. Sông ngòi Nam Trực được phân làm hai loại: các sông chính và sông nội đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mng lưới sông chính:

- Sông Hồng qua Nam Trực dài 15,2 km, chảy theo hướng Tây Bắc -

Đông Nam, là phần hạ lưu có độ rộng lớn khi có lũ kết hợp với triều cường nước tập trung về nhanh.

- Sông Đào được tách ra từ sông Hồng, làm ranh giới với huyện Vụ Bản,

đoạn qua Nam Trực dài 14,5 km. Sông chảy quanh co uốn khúc, có nhiều bãi bồi ven sông.

* Các sông ni đồng:Đều chảy theo hướng nghiêng của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam gồm sông Châu Thành có chiều dài khoảng 13,5 km; rộng trung bình 50 m và một số sông nhỏ như Sông CT4, sông Ngọc Giang, sông Quýt, sông An Lá, sông Kinh Lũng... Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các tuyến sông nội đồng phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện theo hình xương cá, rất thuận lợi cho việc chủđộng tưới tiêu, sinh hoạt dân sinh.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 41)