Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 48)

3.1.3.1. Tài nguyên đất

Đất đai Nam Trực hầu hết có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông Hồng. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 76,57% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất cát chiếm 8,67%, các loại đất khác có đất phèn, đất Glây chiếm diện tích nhỏ.

- Đặc điểm một số loại đất chính:

+ Đất cát – Arenosols (AR)

Diện tích 1.401 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên của huyện, phân bốở

các xã vùng ven sông trong nội địa.

Nhóm đất cát có 2 đơn vị đất (theo kết quả đánh giá thích nghi đất nông nghiệp) là đất cát điển hình - Haplic Arenosols (ARh) và đất cát mới biến đổi - Cambic Arenosols (ARb). Trong nông nghiệp đất cát chủ yếu trồng các loại cây trồng hàng năm như ngô, khoai lang, lúa,...

+ Đất phèn – Thionic Fluiosols (FLt) và Thinonic Gleysols(GLt)

Diện tích 629 ha, chiếm 3,89% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở

các xã Nam Hải, Nam Thái nơi địa hình thấp.

Nhóm đất phèn có một đơn vịđất là đất phèn tiềm tàng và chủ yếu đang

+ Đất phù sa - Fluvisols (FL)

Diện tích 12.379 ha, chiếm 76,57% diện tích tự nhiên và có ở tất cả các xã trong huyện, là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của huyện.

Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: Vùng đất phù sa ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi hàng năm. Trong nông nghiệp đất phù sa phần lớn dùng trồng lúa, màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.3.2. Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu điều tra của Tổng cục Địa chất cho thấy khoáng sản Nam

Định nói chung và Nam Trực nói riêng nghèo cả về chủng loại và trữ lượng, chủ

yếu là: cát xây dựng tập trung ở các vùng lòng sông Hồng, sông Đào trữ lượng không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên.

3.1.3.3. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: do hệ thống sông, hồ, mương máng và nguồn nước mưa cung cấp.

- Nguồn nước sông: huyện Nam Trực có hệ thống sông Hồng, sông Đào bao quanh, sông Châu Thành chảy cắt ngang địa phận huyện cung cấp nguồn nước phong phú trên toàn bộđịa bàn.

- Nước mưa: nước mưa trung bình hàng năm từ 1.700 – 1.800 mm phân bốđồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện.

- Nguồn nước ngầm: phong phú được khai thác thông qua các giếng khoan rải rác ở các xã.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)