Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 44)

Nam Trực bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 trong điều kiện phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức (ảnh hưởng chung do suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát….) song với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển; các hoạt động văn hoá- xã hội có chuyển biến tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng - quân sựđịa phương được củng cố, giữ vững, cụ thể như sau:

- Tổng giá trị sản xuất 2.192 tỷđồng.

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản: 714,6 tỷđồng + Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 765 tỷđồng

+ Giá trị sản xuất thương nghiệp, dịch vụ và ngành khác 712,4 tỷđồng Cơ cấu kinh tế của huyện Nam Trực năm 2013 được thể hiện trong biểu

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Nam Trực năm 2013

Như vậy ta thấy nông nghiệp vẫn chiếm tới 32,60% trong cơ cấu kinh tế

của huyện. Thu nhập bình quân đầu người 11,40 triệu đồng/năm, lương thực bình quân đầu người 549 kg/năm và thu nhập bình quân /1 ha canh tác theo giá cố định đạt 50,2 triệu đồng; theo giá thực tếđạt 69 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn dưới 6%.

3.1.2.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp

Nam Trực đã đầu tư phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác, giữ vững an ninh lương thực, coi trọng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, các chương trình khuyến nông,... Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 36,5 % (năm 2010) xuống còn 32,6% (năm 2013). Cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, nâng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 21.891 ha, trong

đó diện tích đất trồng lúa khoảng 17.210 ha. Năng suất lúa năm cao nhất đạt 122,7 tạ/ha, lương thực bình quân đầu người 549 kg. Bên cạnh cây lương thực, cây màu và cây công nghiệp tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng.

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính Cây trồng Năm 2010 Năm 2013 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa 17430 120,2 209509 17210 121,8 209618 Ngô 411 43,5 1788 345 44,6 1539 Khoai lang 351 98,7 3465 161 102,2 1645 Rau 2140 155,2 32222 1057 151,9 16053 Lạc 1312 34,9 4573 9373 34,3 3215 Đậu tương 853 13,5 1155 151 22,1 334

(Nguồn phòng thống kê huyện Nam Trực)

Chăn nuôi: tích cực đổi mới cơ cấu giống, phát triển đàn lợn ngoại và các loại gia súc gia cầm có chất lượng cao vào chăn nuôi đại trà theo hướng trang trại, gia trại. Năm 2013 toàn huyện có 196 trang trại, gia trại.

Đến năm 2013 tổng đàn bò có 5.057 con, tổng đàn trâu có 637 con; tổng

đàn lợn có 70.378 con. Giá trị sản phẩm chăn nuôi bình quân hàng năm tăng 5,7%, sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng năm 2013 đạt 14.045 tấn, tăng so với chỉ tiêu, trong đó thịt lợn hơi đạt 11.958 tấn.

+ Thuỷ sản: Có thể nói sự phát triển của thuỷ sản đã tác động không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề trong xã hội. Nó không những tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, tạo nên thu nhập, nâng cao đời sống của người dân mà nó còn tác động một cách mạnh mẽđến nền kinh tếở tầm vĩ mô.

Những năm qua, thuỷ sản được chú ý đầu tư phát triển, đem lại hiệu quả

kinh tế cao. Nhiều xã đã triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi đồng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản. Đến nay diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 600 ha, năm 2013 sản lượng đạt 2.325 tấn (trong đó sản lượng cá 2.278 tấn).

3.1.2.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông, xây dựng cơ

bản

Nam Trực là một trong những huyện có truyền thống về sản xuất CN- TTCN và làng nghề như: Cơ khí, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng. Năm 2013 toàn huyện có 61 doanh nghiệp công nghiệp, giải quyết việc làm cho khoảng 16.000 lao động.

Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tăng từ 29,7% (năm 2010) lên 34,9% năm 2013. Cơ cấu sản xuất trong ngành công nghiệp - xây dựng thì công nghiệp cơ khí chiếm tỷ trọng 60,3%, công nghiệp dệt may 14,1%, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 7,5% giá trị toàn ngành.

Giai đoạn 2010-2013 toàn huyện đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội năm 2013 đạt 350 tỷđồng. Nhiều công trình quy mô lớn, trọng điểm đã được khởi công xây dựng như: Trụ

sở làm việc của Đảng uỷ - HĐND - UBND một số xã và thực hiện dự án kiên cố

hoá trường học tại một số trường THPT, THCS.

Các ngành thương mại dịch vụ có bước phát triển mạnh theo hướng đáp

ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2013 ước đạt 227.505 triệu

đồng. Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông phát triển khá mạnh; năm 2013 toàn huyện có 1560 thuê bao Internet; 7 doanh nghiệp vận tải với 169 phương tiện vận tải hành khách và hàng hoá.

Hệ thống giao thông - vận tải Nam Trực đã cơ bản hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khá đồng bộ, phân bổ hợp lý; các lĩnh vực vận tải phát triển toàn diện với nhiều phương thức vận chuyển phong phú.

3.1.2.3. Dân số và việc làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu thống kê năm 2013 dân số toàn huyện là 192.405 người, chiếm 10,4% dân số trong toàn tỉnh, tốc độ tăng bình quân năm 2013 là 1,19%. Trong đó dân số nông thôn 175.810 người, dân số thị trấn 16.595 người . Mật độ

Tổng số lao động xã hội toàn huyện là 120.715 người, chiếm 62%. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 104.739 người. Công tác giải quyết việc làm thực hiện đạt kết quả. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 3.500 lao động. Phân loại lực lượng lao động đã qua đào tạo theo trình độ

(Thạc sỹ: 20 lao động; Đại học: 2.268 lao động; cao đẳng: 2.031 lao động; trung học chuyên nghiệp: 2.529 lao động; công nhân kỹ thuật: 3.890 lao động).

Nhìn chung nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Do vậy trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động, nhất là khoa học công nghệ mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 44)