Kiến trúc cảnh quan nhà ở

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 63)

Tại khu vực nông thôn kiến trúc nhà ở mang đặc điểm của kiến trúc truyền thống Việt Nam, diện tích xây dựng nhà chiếm đất ít, đa phần là vườn cây, ao, và các công trình phụ chăn nuôi, nhà ở có cấu trúc thông thoáng chủ yếu là kiểu nhà ngang, nhà cấp 3 hoặc là nhà cấp 4, dạng hình ống, mái bê tông, mái ngói hoặc tôn, tường xây, diện tích đất ở nhiều, có vườn.

Những khu dân cư tập trung gần các khu trung tâm xã và đường giao thông thì nhà ở tại khu vực này đã có sự phát triển và hiện đại hơn so với khu vực nông thôn thuần tuý. Việc xây dựng nhà ở, khuôn viên nhà ởđược bố trí hợp lý hơn đã có sự phân cách giữa nơi ở và nơi sản xuất, chăn nuôi và vệ sinh, kiến trúc nhà ởđược bố trí đa dạng và hiện đại dần lên. Ngoài chức năng để ở, người dân còn kết hợp nhà ở làm nơi kinh doanh buôn bán, phía trong là phần nhà chính được xây dựng kiên cố, phần phía trước nhà bám các trục đường giao thông được làm các nhà mái tôn, mái proximăng để làm nơi kinh doanh. Tuy nhiên do chưa có thiết kế quy hoạch chi tiết nhà ở cũng như cấp phép xây dựng nên hầu hết nhà ở dân cư được xây dựng tự phát, theo kinh nghiệm là chủ yếu. Mặt khác, khả năng tài chính của người dân còn khá tách biệt nên mỗi người tự

thiết kế một kiểu nhà phù hợp cho khả năng tài chính và sở thích của mình. Vì vậy, nhà ở trong khu dân nông thôn cư huyện Nam Trực còn khá lộn xộn về kiến trúc, cách bố trí, loại nhà, diện tích đất ở, mật độ phân bố.

Hình 3.1. Kiến trúc nhà ở kết hợp mô hình VAC ở xã Nam Hùng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)