Hiện trạng sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 51)

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, huyện Nam Trực có 16170,90 ha

đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất chưa khai thác sử dụng còn 72,05 ha (chiếm 0,45% quỹ đất), phần diện tích đã khai thác đưa vào sử dụng là 16098,85 ha (chiếm 99,55%). Diện tích đất nông nghiệp là 11617,86 ha chiếm 71,84% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 4480,99 ha chiếm 27,71% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích, cơ cấu đất đai được thể hiện qua bảng 3.2:

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 16170,90 100 1 Đất nông nghiệp NNP 11617,86 71,84 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10910,50 67,47 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10369,28 64,12 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 8755,28 52,14 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1614,00 9,98 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 541,22 3,35 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 706,13 4,37 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 1,23 0,01

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4480,99 27,71

2.1 Đất ở OTC 1063,19 6,57

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 993,54 6,14

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 69,65 0,43

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2492,39 15,41

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp CTS 19,53 0,12

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 3,77 0,02

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,41 0,00

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 176,96 1,09

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2291,72 14,17

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 92,94 0,57

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 211,68 1,31

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 604,37 3,74

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 16,42 0,10

3 Đất chưa sử dụng CSD 72,05 0,45

Quỹđất tự nhiên của huyện phân bố không đồng đều trong 20 xã, thị trấn của huyện. Xã có diện tích lớn nhất là xã Đồng Sơn là 1491,22 ha chiếm 9,22%

diện tích tự nhiên trong toàn huyện. Xã có diện tích nhỏ nhất là xã Nam Toàn với diện tích là 368,69 ha chiếm 2,28% diện tích tự nhiên của toàn huyện.

Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất huyện Nam Trực năm 2010 71,84% 27,71% 0,45% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu sử dụng đất huyện Nam Trực năm 2013

3.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Theo thống kê đất đai năm 2013 thì diện tích nhóm đất nông nghiệp là 11617,86 ha, chiếm 71,84% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 93,91%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 6,08% và đất nông nghiệp khác chiếm 0,01%. Xã có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất là xã Nam Toàn với diện tích là 290,04 ha chiếm 78,67% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Xã Tân Thịnh là địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất với 800,40 ha chiếm 73,09% tổng diện tích đất tự nhiên. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện năm 2013 được thể hiện cụ thể qua bảng 3.3:

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu 1 Đất nông nghiệp NNP 11617,86 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10910,50 93,91 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10369,28 89,25 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 8755,28 75,36 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1614,00 13,89 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 541,22 4,66 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 706,13 6,08 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 1,23 0,01

Biểu đồ 4: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 93.91% 0.01% 6.08% Đất sản xuất nông nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác i

Biểu đồ 3.5 : Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

Qua biểu đồ ta thấy diện tích đất nông nghiệp của huyện chỉ gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác. Diện tích đất nông nghiệp của huyện chủ yếu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 93,91%). Đây là nguồn cung cấp nông sản lớn của huyện và các huyện lân cận.

- Đất trồng cây hàng năm: Đất trồng cây hàng năm có tỉ trọng cao nhất trong đất sản xuất nông nghiệp (95,04%), trong đó đại đa số là đất trồng lúa, với 8755,28 ha (bằng 84,43% đất cây hàng năm) phân bố tập trung ở các xã Hồng Quang, Tân Thịnh, Nghĩa An, Nam Hồng, Nam Cường, Nam Thanh, Đồng Sơn,... Ngoài ra điều kiện của huyện còn thích hợp trồng nhiều loại rau màu thay thế

diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả.

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện là 541,22 ha, chiếm 4,96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở

các xã Điền Xá, Bình Minh, Nam Lợi. Hầu hết diện tích đất này được giao cho hộ gia đình cá nhân (96,59%).

Cây lâu năm được trồng chủ yếu là cây cảnh, cây lấy gỗ, cây ăn quả như

táo, nhãn, mít, bưởi. Diện tích đất trồng cây ăn quả chủ yếu được trồng trong vườn nhà. Diện tích đất trồng cây cảnh, cây lấy gỗ như bạch đàn, xà cừ,... chủ

- Đất nuôi trồng thủy sản: Huyện Nam Trực có 706,13 ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản, chiếm 4,37% diện tích đất tự nhiên và 6,08% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích này nằm rải rác ở nhiều xã, nhưng tập trung nhiều hơn ở

các xã như Điền Xá, Nghĩa An, Nam Thắng. Diện tích này hầu hết là được chuyển đổi từ những khu vực đất trũng cấy lúa một vụ, năng suất bấp bênh sang.

Đa số các hộ dân ở khu vực này đều nuôi thả cá kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm trên bờ, hoặc kết hợp theo mô hình VAC, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Nhận xét về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:

Nam Trực là huyện có đất đai màu mỡ, cây trồng phát triển đa dạng, phong phú, năng suất cao và khá ổn định đã đáp ứng cho phát triển các ngành nghề. Tuy nhiên, công tác chỉđạo, tổ chức sản xuất của các xã, thị trấn còn kém hiệu quả, nhất là quy hoạch sản xuất cây vụđông còn yếu kém, việc quản lý chất lượng giống, cây con, công tác kiểm dịch còn nhiều hạn chế, chưa có chính sách phù hợp khuyến khích nông dân tích cực đầu tư sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm,...

Trong sử dụng đất nông nghiệp vẫn tồn tại việc sử dụng bừa bãi chế

phẩm hóa học gây ảnh hưởng tới chất lượng đất và gây hại nghiêm trọng tới môi trường. Hiện nay quỹđất nông nghiệp ngày càng bị giảm thiểu do xu hướng giảm mạnh vào diện tích đất phi nông nghiệp. Trong tương lai, các cấp chính quyền cần có các giải pháp để khắc phục và hạn chế các vấn đề trên nhằm bảo vệ và sử

dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả nhất.

3.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp có 4489,99 ha, chiếm 27,71% diện tích đất tự nhiên được thể hiện qua bảng 3.4:

Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2013 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4480,99 100

2.1 Đất ở OTC 1063,19 23,73

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 993,54 22,17

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 69,65 1,55

2.2 Đất chuyên dùng CD 2492,39 55,62

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp CTS 19,53 0,44

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 3,77 0,08

2.2.3 Đất an ninh CA 0,41 0,01

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 176,96 3,95

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2291,72 51,14

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 92,94 2,07

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 211,68 4,72

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SM 604,37 13,49

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 16,42 0,37

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp

13,49% 4,72% 2,07% 55,62% 23,73% 0,37% Đất ở Đất chuyên dùng Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối MNCD Đất phi nông nghiệp khác

- Đất ở: Tổng diện tích đất ở có 1063,19 ha chiếm 23,73 diện tích nhóm

đất phi nông nghiệp. Trong đó, đất ởđô thị chiếm 6,55% và đất ở tại nông thôn chiếm 93,45%.

- Đất chuyên dùng: Tổng diện tích đất chuyên dùng năm 2013 là 2492,39 ha chiếm 15,41% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất có mục đích công cộng có diện tích lớn nhất chiếm 91,95% tổng diện tích đất chuyên dùng.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Theo số liệu thống kê, diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng trong huyện là 3,28 ha, chiếm 2,07% diện tích đất phi nông nghiệp. Trên

địa bàn huyện có các chùa như chùa Đại Bi, Đền Din. Ngoài ra còn có 25 nhà thờ

Thiên chúa giáo. Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng này nhìn chung đã đáp ứng

được nhu cầu về tinh thần, tâm linh của người dân. Hơn nữa diện tích này còn có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch của huyện với loại hình du lịch tôn giáo - tín ngưỡng, hàng năm thu hút một lượng khách thập phương khá lớn, đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho huyện.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Hiện tại huyện có khá nhiều nghĩa trang, nghĩa địa nằm rải rác ở các xã, thị trấn với diện tích 211,68 ha, chiếm 4,72% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa hầu hết đều được

đặt ở vị trí thuận lợi, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc đưa ma và đảm bảo vệ

sinh môi trường.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Loại đất này có diện tích là 604,37 ha, chiếm 13,49% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng của huyện chủ yếu cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp khác: Diện tích đất phi nông nghiệp khác toàn huyện có 16,42 ha, chiếm 0,37% diện tích đất phi nông nghiệp. Đây chủ yếu là diện tích chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân.

* Nhận xét chung về hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp:

Đất phi nông nghiệp là loại đất có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện. Nhìn chung hiện nay diện tích đất dành cho các mục

đích sử dụng phi nông nghiệp khá hợp lý. Tuy nhiên, đất dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của huyện có diện tích sử dụng còn manh mún, chưa tạo được sựđầu tư tập trung nên chưa thực sựđem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác huyện cũng chưa thu hút được các nguồn đầu tư từ bên ngoài nên phát triển chưa mạnh. Những năm sắp tới, nhất là với nền kinh tế thị trường đang phát triển như hiện nay để phát triển kinh tế xã hội phù hợp với tiềm năng của huyện, Nam Trực cần xây dựng, nâng cấp và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng và có chính sách hợp lý thu hút vốn đầu tư.

3.2.1.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng

Năm 2013, đất chưa sử dụng của huyện có diện tích 72,05 ha, chiếm 0,45% diện tích đất tự nhiên bao gồm đất bằng chưa sử dụng do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Đất chưa sử dụng phân bố rải rác tại hầu hết các xã, thị trấn, trong đó xã có diện tích đất chưa sử dụng lớn như xã Nghĩa An, Nam Hồng,

Đồng Sơn. Nam Thắng và Nam Thái là hai xã không có đất chưa sử dụng.

Toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng là diện tích đất bằng độ phì thấp, một số

diện tích đất chưa sử dụng nằm ở rìa sông địa hình thấp trũng chưa đưa vào sản xuất hoặc đất mục đích khác chuyển sang do sử dụng không hiệu quả. Trong thời gian tới cần có kế hoạch cải tạo đưa toàn bộ diện tích đất này vào sản xuất nông nghiệp làm tăng diện tích đất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)