Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng gia tăng quần thể của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L và tỷ lệ hao hụt trọng lượng

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 72)

- Trứng: Trứng mọt Oryzaephilus surinamensis L có hình bầu dục dài, màu trắng sữa, vỏ trứng sáng bóng, hai đầu thuôn nhọn Trứng đẻ thành ổ, trong kẽ hoặc

3.3.4.Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng gia tăng quần thể của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L và tỷ lệ hao hụt trọng lượng

thể của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. và tỷ lệ hao hụt trọng lượng trên các loại thức ăn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của 03 loại thức ăn là là gạo hạt nguyên, cám gạo, bột mỳ đến khả năng gia tăng quần thể và tỷ lệ hao hụt trọng lượng do mọt

Oryzaephilus surinamensis L. gây ra trên 03 loại thức ăn khác nhau ở nhiệt độ 300C và độ ẩm 70%, thủy phần thức ăn 15-16%, chúng tôi thu được kết quả tại Bảng 3.12.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Bảng 3.12. Khả năng gia tăng quần thể của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. và tỷ lệ hao hụt trọng lượng trên các loại thức ăn ở nhiệt độ 300C, độẩm 70%

Thức ăn

Thời điểm theo dõi (ngày)

30 45 60 75 90 Mật độ mọt (con/50g) Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%) Mật độ mọt (con/50g) Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%) Mật độ mọt (con/50g) Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%) Mật độ mọt (con/50g) Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%) Mật độ mọt (con/50g) Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%) Gạo hạt nguyên 5,87b 1,89c 9,07c 2,62c 10,40c 4,09c 13,07c 5,01c 13,93c 5,50c Cám gạo 9,27a 6,21b 12,20b 9,81b 20,13b 13,61b 25,60b 17,51b 35,73b 21,53b Bột mỳ 10,13a 11,51a 15,13a 14,38a 24,60a 17,97a 32,07a 21,51a 47,93a 27,49a

CV% 6,0 4,5 5,3 5,1 1,7 5,6 3,9 5,4 2,7 6,7

LSD 1,2 1,2 1,5 1,2 1,7 2,4 2,1 2,2 2,0 2,3

Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi cột chỉ sự không sai khác ởđộ tin cậy p ≤ 0,05. (Ban đầu: thả 15 cặp, 1cặp/ hộp 50gam thức ăn)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

Về khả năng gia tăng quần thể:

Qua các thời điểm điều tra chúng tôi nhận thấy mật độ mọt tăng dần qua các kỳ điều tra và đạt tối đa tại thời điểm kết thúc điều tra.

+ Trên gạo hạt nguyên, từ 1 cặp mọt ban đầu đã tăng lên trung bình 5,87 con sau 30 ngày, trung bình 10,4 con sau 60 ngày, trung bình 13,93 con sau 90 ngày. Như vậy, hệ số gia tăng quần thể của mọt O.surinamensis trên gạo hạt nguyên là r≈0,20.

+ Trên cám gạo, từ 1 cặp mọt ban đầu đã tăng lên trung bình 9,27 con sau 30 ngày, trung bình 20,13 con sau 60 ngày, trung bình 35,73 con sau 90 ngày. Như vậy, hệ số gia tăng quần thể của mọt O.surinamensis trên cám gạo là r≈0,32.

+ Trên bột mỳ, từ 1 cặp mọt ban đầu đã tăng lên trung bình 10,13 con sau 30 ngày, trung bình 24,6 con sau 60 ngày, và đạt trung bình 47,93 con sau 90 ngày. Như vậy, hệ số gia tăng quần thể của mọt O.surinamensis trên bột mỳ là r≈0,35.

Việc tăng trưởng quần thể của mọt O.surinamensis theo cấp số nhân, tốc độ gia tăng cá thể trong quần thể tỷ lệ với số lượng cá thể có mặt. Vì thế tốc độ tăng tiến trở nên lớn hơn theo thời gian.

Trong thực tế, kích thước của bất kỳ quần thể nào cũng không thể tăng lên vô hạn theo dạng hàm số mũ. Ngược lại, sự gia tăng số lượng quần thể theo dạng hàm số mũ chỉ kéo dài một thời gian nhất định. Sau đó, do những giới hạn về không gian nơi ở, nguồn thức ăn, các quan hệ cạnh tranh, dịch bệnh và tiềm năng sinh học của loài, nên kích thước quần thể sẽ gia tăng chậm dần và đạt đến một giới hạn nhất định.

Có sự khác nhau rõ rệt về mật độ mọt trên 03 loại thức ăn tại các thời điểm điều tra.

+ Mật độ mọt đạt cao nhất trên bột mỳ, sau đó đến cám gạo và mật độ mọt thấp nhất trên gạo hạt nguyên. Tại thời điểm 90 ngày sau khi thả mọt, mật độ mọt nuôi với thức ăn là bột mỳ cao hơn mật độ khi nuôi trên cám gạo và cao gấp 3 lần trên hạt gạo nguyên.

+ Mật độ mọt bắt đầu tăng mạnh trên 02 loại thức ăn là bột mỳ và cám gạo từ thời điểm 60 ngày sau thả mọt, mật độ tương ứng trên gạo hạt nguyên tăng rất ít, chỉ bằng ½ so với 2 loại thức ăn trên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

Về tỷ lệ hao hụt trọng lượng thức ăn:

+ Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trên gạo hạt nguyên tại thời điểm 30 ngày sau thả mọt thấp nhất (1,89%), hai loại thức ăn bột mỳ và cám gạo có tỷ lệ hao hụt trọng lượng tại thời điểm tương ứng cao hơn khá nhiều (11,51% và 6,21%).

+ Tỷ lệ hao hụt trọng lượng đạt cao nhất vào thời điểm 90 ngày sau thả mọt. Cụ thể là 5,5% trên gạo hạt nguyên, 35,73% trên cám gạo và 27,49% trên bột mỳ.

Với số lượng mọt tăng dần sau từng thời điểm, tỷ lệ hao hụt trọng lượng cũng tăng lên tỷ lệ với số lượng cá thể mọt. Tỷ lệ hao hụt trọng lượng lớn hơn theo thời gian và được thể hiện ở Hình 3.12.

Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trên bột mỳ và cám gạo cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ này trên hạt gạo nguyên.

+ Tỷ lệ hao hụt trọng lượng thức ăn đạt cao nhất trên bột mỳ, cao hơn gần 6% so với cám gạo và cao hơn khoảng 5 lần so với gạo hạt nguyên.

+ Tỷ lệ hao hụt trọng lượng tăng nhanh trong giai đoạn cuối trên 2 loại thức ăn là bột mỳ và cám gạo, trong khi trên hạt gạo nguyên thì tỷ lệ này tăng không đáng kể.

Theo các kết quả thu được chúng tôi nhận thấy trong 3 loại thức ăn thí nghiệm, bột mỳ là loại thức ăn ưa thích nhất của mọt Oryzaephilus surinamensis, trên thức ăn này mọt luôn đạt mật độ cao nhất với tốc độ gia tăng nhanh nhất dẫn đến tỷ lệ hao hụt trọng lượng lớn nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gạo hạt nguyên là loại thức ăn không ưa thích của mọt Oryzaephilus surinamensis, trên thức ăn này mật độ quần thể của mọt rất thấp và gia tăng chậm, do đó thức ăn không bị thiệt hại nhiều về trọng lượng chất khô. Nguyên nhân do gạo hạt nguyên có lớp vỏ cứng và dày bao bọc bên ngoài nên gây khó khăn cho những loài gây hại thứ cấp như mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L.

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 72)