Nghiên cứu về thiệt hại do sâu mọt gây ra trong kho bảo quản nông sản

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 27)

Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa hết sức thuận lợi cho côn trùng phát sinh và phát triển. Vì vậy, côn trùng ăn hại, phá hoại nông sản thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây nên tổn thất lương thực, thực phẩm trong kho bảo quản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

lương thực (1957 - 1974), nếu công tác phòng trừ sâu mọt trong kho không tốt, hàng năm chúng ta sẽ bị hao hụt từ 3 - 10% số lượng nông sản dự trữ. Tính trung bình đối với các loại hạt tổn thất sau thu hoạch khoảng 10%.

Tổn thất lương thực sau thu hoạch trên sản phẩm gạo là 13-16%, nghĩa là tổng lượng lúa thu hoạch là 23 triệu tấn thì 3-3,5 triệu tấn bị mất sau thu hoạch. Lượng mất mát này tương đương lượng thu hoạch trên 1 triệu hecta lúa (Nguyễn Thiện Luân, 1994).

Theo Vũ Quốc Trung (2008) những con số thể hiện thiệt hại do sâu mọt hại kho gây ra là rất đáng chú ý: Gạo tẻ sau 3 tháng bảo quản với mật độ sâu hại 100 con/kg và thủy phần 13,5%, nó ăn hao mất 3,5% khối lượng và phát triển thêm 106%. Bột mỳ có thủy phần 12%, mật độ sâu hại là 10 con/kg, sau 3 tháng bảo quản nó ăn hao mất 8% khối lượng và phát triển thêm 190%. Một kho thóc sau 8 tháng không tiến hành các biện pháp phòng trừ sâu hại, mật độ sâu hại còn sống lên đến 32 con/kg. Khi tiến hành kiểm tra lớp thóc bề mặt tới độ sâu 0,5 m thì thấy trung bình tỷ lệ hạt bị hại là 13,7%, dung trọng của lớp thóc này là 490 g/l (cũng loại thóc này không bị sâu hại có dung trọng 568 g/l). Đem cân 1000 hạt thóc không bị sâu hại nặng 23,2 g, còn 1000 hạt bị sâu hại chỉ nặng có 16,9 g. Theo dõi quá trình xay xát thì thấy: từ 100 kg thóc không bị sâu hại có thể thu hồi được 70 – 73 kg gạo trắng, trong khi đó có mật độ sâu hại 100 con/kg, chỉ thu hồi được tối đa 66 kg gạo. Đó là chưa kể tới chất lượng gạo rất kém, giá trị thương phẩm thấp và không đảm bảo về mặt vệ sinh.

Theo Lê Doãn Diên (1994), thiệt hại trên lúa sau thu hoạch hàng năm ở Việt Nam là 1,6 triệu tấn lúa, xấp xỉ 350-36- triệu đôla Mỹ. Số liệu điều tra tại một số huyện ngoại thành Hà Nội của Nguyễn Kim Vũ (1999) cho thấy tổn thất sau thu hoạch do côn trùng gây ra cho lúa gạo trung bình là 6,4%; mức thiệt hại cao nhất có thể lên đến 11,8% (dẫn theo Dương Minh Tú, 2005). Theo kết quả báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2002), thiệt hại về gạo do côn trùng gây ra trong kho bảo quản vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 18 %.

Giảm mất mát trong quá trình sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng đang được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách nông nghiệp của nước ta hiện nay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 27)