nông sản
1.3.3.1. Biện pháp kiểm dịch thực vật
Theo Hoàng Trung (2004): “Để hạn chế sự du nhập và lây lan của các loài côn trùng nguy hiểm gây tổn hại nghiêm trọng đối với thực vật và sản phẩm thực vật từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc từ vùng này sang vùng khác, tất cả các nước trên thế giới đều có danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của quốc gia đó và các quy định kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống các văn bản pháp quy về kiểm dịch thực vật”.
Việt Nam đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định quốc tế như Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2015; Danh mục Đối tượng Kiểm dịch thực vật gồm 107 loài nhóm I và 07 loài nhóm II do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ban hành; kèm theo các thông tư, quyết định liên quan do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng như Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện công tác kiểm dịch thực vật còn phải căn cứ theo Công ước Quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC), các Tiêu chuẩn Quốc tế về Kiểm dịch thực vật (ISPM), các Hiệp định, hợp đồng buôn bán, các thoả thuận song phương giữa Việt Nam và các nước, các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam, quy trình hướng dẫn đã ban hành.
Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với việc ngăn ngừa sự du nhập, lây lan cũng như chỉ đạo hướng dẫn và giám sát phòng trừ côn trùng gây hại trong kho hiện nay được giao cho Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.
1.3.3.2. Biện pháp kỹ thuật
∗ Vệ sinh kho:
Việc vệ sinh kho đòi hỏi phải kiểm tra, quét dọn và lau chút, vứt bỏ mọi thứ dư thừa có thể giúp côn trùng sinh sống, ẩn nấp, với không gian cả ở trong kho lẫn các hành lang bên ngoài và xung quanh khu vực kho. Trước đây, trong quy trình hướng dẫn bảo quả kho ở nước ta còn lưu ý cơ thể sử dụng thuốc trừ sâu như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
dipterex, tuy không được phép phun trực tiếp vào sản phẩm lương thực, nhưng có thể xử lý để vệ sinh kho không chứa hàng hay chuẩn bị chứa hàng để diệt côn trùng còn sót lại.
Ở nước ta áp dụng phương pháp sàng, quạt để loại bỏ côn trùng hại, mỗi ngày có thể giải quyết được 5 - 10 tấn hạt hoặc bột bị nhiễm côn trùng hại. Phải tiến hành thường xuyên sẽ có tác dụng hạn chế rất lớn sự thiệt hại. (Vũ Quốc Trung, 2008).
Kết quả nghiên cứu của Bùi Công Hiển (1986) trong các kho bảo quản gạo cho thấy nếu phần trấu và cót dùng kê lót được xử lý vệ sinh bằng thuốc hoá học phun trực tiếp hoặc trộn vào trấu kết hợp với phơi nắng đảm bảo quần thể các loài côn trùng phát triển rất thấp trong 8 tháng bảo quản so với kho không được xử lý vệ sinh.
∗ Giảm ẩm độ trong kho và thủy phần hàng hóa
Kết quả nghiên cứu của Bùi Công Hiển và cs. (1989) cho thấy ở vùng Tây Nguyên, vào mùa khô, thủy phần ngô giảm xuống 10,5-11%, cho dù lúc nhập kho trước đó chỉ 2-3 tháng vào khoảng 13-14%; nhưng vào mùa mưa, thủy phần có thể tăng thêm 2-3%. Ngay trong một gian kho chứa hàng, thướng cũng sai khác nhua giữa phía Đông và phía Tây, phần được chiếu sáng nhiều sẽ là nguyên nhân để dịch chuyển độ ẩm đến nơi lạnh hơn, vì thế chỗ thường xuyên râm mát lại dễ bị hư hỏng do côn trùng và nấm mốc.
Ở miền Bắc Việt Nam, về mùa đông có những ngày nhiệt độ xuống thấp, thậm chí có nơi xuống rất thấp. Ở nhiệt độ thấp như vậy, sâu mọt sẽ ngừng phát triển (10oC) hoặc bị tiêu diệt (5oC trở xuống). Do đó, khi khí trời lạnh có thể mở cửa kho để lùa khí lạnh vào kho tiêu diệt sâu mọt hại, nhưng phải chọn thời điểm không mưa, không có sương mù, độ ẩm tương đối không khí thấp dưới 70% để không làm tăng thuỷ phần của nông sản bảo quản trong kho. Tuy nhiên phương pháp này tiêu diệt không triệt để, không chủ động và không phải nơi nào cũng có thể áp dụng được, nhưng lại ít tốn kém và dễ thực hiện (Vũ Quốc Trung, 2008).
Dùng ánh sáng đèn điện 100 - 200 W có thể tiêu diệt được 0,5 - 1 kg côn trùng hại các loại/ 1đêm ở các kho lương thực của Việt Nam (Vũ Quốc Trung, 2008).
Hun khói, sấy bằng năng lượng mặt trời và trộn nông sản với bụi trơ hoặc tro cũng có hiệu quả đối với côn trùng hại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
1.3.3.3. Biện pháp sinh học
Việc sử dụng các loài côn trùng bắt mồi hay ong ký sinh cũng giúp hạn chế một phần tác hại do côn trùng hại kho gây ra. Dương Minh Tú (2005) bước đầu nghiên cứu sử dụng bọ xít bắt mồi Xylocoris flavipes phòng trừ mọt hại kho. Theo Bùi Công Hiển (1995), các loài ong ký sinh côn trùng gây hại trong kho thường giết chết vật chủ, ví dụ như ong ký sinh (Trichogramma spp.) ký sinh trứng ngài gạo (Corcyra cephalonica).
Tuy nhiên do đặc trưng riêng của môi trường kho và hàng hóa bảo quản nên việc ứng dụng phòng trừ sinh học nhìn chung còn rất hạn chế. Ví dụ, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật cần phải có môi trường ẩm để chúng phát triển và gây bệnh cho côn trùng, nhưng môi trường ẩm là điều cấm kỵ ở trong các kho bảo quản hàng hóa khô như thức ăn gia súc. Hàng hóa bảo quản trong kho thường bị nhiều loài côn trùng gây hại và đa số thuộc bộ cánh cứng nên hiệu quả sử dụng sinh vật gây bệnh để trừ côn trùng trong kho là không cao.
1.3.3.4. Biện pháp hóa học
Các loại kho tàng và hàng hóa xuất nhập khẩu thường được khử trùng xông hơi bằng Methyl Bromide và Phosphine. Đây là hai loại thuốc hữu hiệu nhất để tiêu diệt các loài sinh vật gây hại trong kho bảo quản.
Trước đây hầu như việc khử trùng hàng nông sản xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ sử dụng một loại thuốc là Methyl Bromide (CH3Br) với các ưu điểm là hiệu quả tốt, nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các khách hàng mua nông sản của Việt Nam đi các thị trường Châu Âu, Nhật , Cuba... chỉ chấp nhận sử dụng thuốc khử trùng là Phosphine. Việc sử dụng thuốc Phosphine có một số yêu cầu kỹ thuật khác với Methyl Bromide và các yêu cầu này quyết định chất lượng khử trùng.
Hoàng Trần Anh (2010) đã nghiên cứu biện pháp xử lý mọt khuẩn đen
Alphitobius diaperinus bằng thuốc Phostoxin, kết quả cho thấy liều lượng 4g/m3 có hiệu lực phòng trừ mọt khuẩn đen cao nhất, đạt 100% sau 7 ngày.
Theo Lê Xuân Chiến (2013), thuốc Phostoxin có hiệu lực trừ mọt Carpophilus dimidiatus Fabricius tốt nhất ở nồng độ 12g/m3 với thời gian ủ thuốc 06 ngày. Tính mẫn cảm của từng pha phát dục đối với độc tính của thuốc Phostoxin theo thứ tự Trứng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
< Nhộng < Sâu non < Trưởng thành. Thuốc Methyl bromide + 2 % Chloropicrine có hiệu lực trừ mọt Carpophilus dimidiatus Fabricius cao ngay ở nồng độ bằng một nửa nồng độ tối thiểu trong khử trùng kho (10 g/m3).
* Mức độ kháng thuốc Phosphine của sâu mọt:
Đã có nhiều nghiên cứu về tính kháng thuốc Phosphine của sâu mọt, kết quả cho thấy có nhiều loài côn trùng thể hiện tính kháng thuốc. Trong đó, mọt đục thân nhỏ Rhizopertha dominica, mọt cứng đốt Trogoderma granaria và rệp sách (psocids) có khả năng chống chịu rất cao đối với phosphine.
Hoàng Trung (1999) đã nghiên cứu thành phần côn trùng kho ở 9 tỉnh miền Bắc Việt Nam và mức độ kháng thuốc phosphine, DDVP của 3 loài gây hại chính.
Dương Minh Tú (2005) đã nghiên cứu hiệu lực của xông hơi khử trùng bằng Phosphine trong kho thóc dự trữ đổ rời, đồng thời nghiên cứu tính kháng thuốc Phosphine và hiệu lực của thuốc Sumithion 50EC đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ.