Nghiên cứu về thành phần côn trùng gây hại trong kho bảo quản nông sản

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 25)

Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, thành phần côn trùng và nhện hại kho nông sản cũng không kém phần phong phú.

Nguyễn Thị Giáng Vân và cs (1995) đã ghi nhận được 46 loài sâu mọt hại lương thực cất giữ trong kho ở 28 tỉnh thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó có 38 loài mọt thuộc bộ Cánh cứng với 19 họ khác nhau và 8 loài thuộc bộ Cánh vảy với 5 họ khác nhau. Trong đó, Sitophilus oryzae, Rhizopertha dominica, Tribolium castaneum, Oryzaephilus surinamensis là các loài gây hại phổ biến, được ghi nhận xuất hiện với tần suất cao (>50%).

Kết quả điều tra thành phần côn trùng và nhện hại nông sản xuất khẩu và bảo quản ở Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1996 được Trung tâm Phân tích Giám định Kiểm dịch thực vật thống kê cho thấy có 110 loài gây hại thuộc 43 họ, 8 bộ, trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

đó tập trung chủ yếu ở: Bộ cánh cứng (73 loài thuộc 27 họ), Bộ cánh vảy (13 loài thuộc 7 họ), Bộ cánh màng (9 loài thuộc 3 họ), Bộ cánh nửa (11 loài thuộc 4 họ). Những họ có số loài nhiều nhất là Tenebrionidae, Dermestidae, Curculionidae. Trong đó, số lượng loài côn trùng ở miền Bắc là 80 loài, nhiều hơn miền Nam (69 loài) và hơn hẳn miền Trung (23 loài). Đó là do miền Bắc và miền Nam có số lượng nông sản cất giữ trong kho lớn hơn, nhiều chủng loại nông sản hơn, là môi trường thuận lợi cho khu hệ côn trùng phát triển.

Theo Hoàng Văn Thông (1997), thành phần côn trùng hại trên hàng nông sản nhập khẩu ở khu vực phía Bắc Việt Nam từ 1991 đến 6/1997 có 40 loài thuộc 4 bộ. Trong đó có 36 loài thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) với 10 loài xuất hiện ở mức phổ biến. Trên hàng nông sản xuất khẩu có 40 loài côn trùng hại, nằm trong 29 họ, thuộc 5 bộ. Trong đó có 30 loài thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) và chỉ có 14 loài xuất hiện ở mức tương đối phổ biến.

Theo Hoàng Trung (1999), thành phần côn trùng hại kho ở 9 tỉnh phía Bắc Việt Nam có 60 loài của 30 họ thuộc 7 bộ, trong đó tập trung chủ yếu ở bộ cánh cứng với 45 loài thuộc 22 họ.

Kết quả điều tra thành phần côn trùng hại kho của ngành Kiểm dịch thực vật 1998-2002 cho thấy, tổng số loài côn trùng trong kho là 115 loài của 44 họ, thuộc 8 bộ và 1 loài thuộc lớp nhện. Trong tổng số loài côn trùng đã thu thập, phát hiện được 4 loài côn trùng là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam tập trung chủ yếu ở miền Nam là: Tribolium confusum (phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh);

Acanthoscelides obtectus (phát hiện tại Lâm Đồng); Phthorimaea operculella (phát hiện tại Lâm Đồng, Bắc Ninh) và Tenebrio molitor (phát hiện tại Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh).

Đến năm 2000 - 2001, Hà Thanh Hương và cs. đã tiến hành thu thập xác định được 56 loài côn trùng và 01 loài nhện, thuộc 26 họ, 4 bộ và 2 lớp (lớp côn trùng và lớp nhện); trong đó có 52 loài côn trùng gây hại thuộc 22 họ, 2 bộ. 6 loài côn trùng hại kho nông sản ở miền Bắc Việt Nam xuất hiện phổ biến nhất với độ thường gặp cao là các loài Oryzaephilus surinamensis (45,10%); Lophocateres pusillus

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Rhyzopertha dominica (64,71%); Sitophilus oryzae (66,67%). Chúng gây hại trên các loại nông sản bảo quản như: thóc dự trữ quốc gia, thóc và ngô của các công ty giống cây trồng, thức ăn gia súc, gia cầm và các loại nông sản khác thuộc 17 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Phân tích số lần xuất hiện thấy số lượng loài côn trùng và nhện thu thập được nhiề nhất ở các kho thức ăn gia súc, gia cầm tại Hà Nội và Sơn La (27 loài).

Bùi Minh Hồng (2002) đã tiến hành điều tra côn trùng hại kho trên thóc đổ rời tại hệ thống kho cuốn thuộc Cục dự trữ quốc gia ở 3 tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang. Kết quả thu thập được 15 loài, thuộc 3 bộ, 11 họ. Số loài tập trung chủ yếu ở bộ cánh cứng (13 loài thuộc 11 họ) trong đó 3 họ chính là Curculionidae, Tenebrionidae và Silvanidae. Mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis là một trong 7 loài xuất hiện nhiều nhất ở cả 3 khu vực.

Trên thóc dự trữ quốc gia đổ rời ở miền Bắc Việt Nam 2001-2002, Dương Minh Tú (2005) đã phát hiện được 32 loài côn trùng kho thuộc 20 họ của 5 bộ, trong đó có 25 loài gây hại (4 loài gây hại sơ cấp, 21 loài gây hại thứ cấp) và 7 loài côn trùng có ích (4 loài bắt mồi, 3 loài ong ký sinh).

Từ năm 2010 đến năm 2013, tại kho sắn ở Xuân Mai phát hiện 35 loài, trong đó có 29 loài là côn trùng và nhện gây hại thuộc các bộ Coleoptera, Psocoptera, Lepidoptera, Arachnida và 06 loài thiên địch thuộc các bộ Coleoptera, Hemiptera, Pseudoscorpiones, Hymenoptera gồm 04 loài ăn thịt và 02 loài ong ký sinh (Lê Xuân Chiến, 2013).

Việc thay đổi kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch khiến nguồn thức ăn của côn trùng hại kho, các điều kiện sinh thái cũng có nhiều thay đổi, do vậy, thành phần và mật độ các loài côn trùng luôn có sự biến đổi. Việc nghiên cứu thành phần côn trùng gây hại trong kho bảo quản nông sản vẫn luôn được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 25)