- Trứng: Trứng mọt Oryzaephilus surinamensis L có hình bầu dục dài, màu trắng sữa, vỏ trứng sáng bóng, hai đầu thuôn nhọn Trứng đẻ thành ổ, trong kẽ hoặc
3.3.1. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L trên các loại thức ăn khác nhau.
Qua các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước thì điều kiện thủy phần thức ăn từ 15-16% là phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của mọt kho nói chung và mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis nói riêng. Vì vậy, chúng tôi chọn điều kiện thủy phần thức ăn là 15-16% để thực hiện tất cả các thí nghiệm của đề tài.
Tiến hành thí nghiệm nuôi sinh học loài mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. trên 3 loại thức ăn là gạo hạt nguyên, cám gạo, bột mỳ ở 2 ngưỡng nhiệt độ 250C và nhiệt độ 300C, độ ẩm 70%, thủy phần thức ăn 15-16%, để theo dõi các chỉ tiêu về thời gian phát dục của từng pha, thời gian phát dục từng tuổi sâu non, khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái và tỷ lệ trứng nở.
3.3.1. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. trên các loại thức ăn khác nhau. surinamensis L. trên các loại thức ăn khác nhau.
Kết quả theo dõi thời gian phát dục các pha trên từng loại thức ăn của
Oryzaephilus surinamensis L. khi nuôi ở nhiệt độ 25oC và 30oC trong phòng thí nghiệm với ẩm độ 70% và thủy phần thức ăn 15-16% được trình bày tại Bảng 3.6 và Bảng 3.7.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
Bảng 3.6. Thời gian phát dục của Oryzaephilus surinamensis L.nuôi ở 25oC, 70%RH
Các pha phát dục Thời gian phát dục (ngày) Gạo hạt nguyên Cám gạo Bột mỳ Tối thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu Tối đa Trung Bình
Trứng 4 6 4,43a±0,21 4 6 4,26a±0,19 4 6 4,23a±0,19
Sâu non
Tuổi 1 6 10 8,27±0,28 6 9 6,80±0,36 6 8 6,57±0,25 Tuổi 2 5 6 5,20±0,15 3 5 4,37±0,27 3 5 4,23±0,23 Tuổi 3 4 6 4,77±0,25 3 5 4,03±0,25 3 5 3,97±0,29 Tuổi 4 4 6 4,57±0,23 3 5 4,10±0,27 3 5 3,80±0,28 Tổng pha sâu non 21 26 22,80a±0,49 17 23 19,30b±0,50 16 22 18,57c±0,52
Nhộng 7 9 8,03a±0,29 6 8 7,33b±0,28 6 8 7,23b±0,29
Tiền đẻ trứng 4 6 5,47± 0,23 4 6 5,20±0,30 4 6 5,17±0,22 Vòng đời 38 43 40,73a±0,63 33 40 36,27b±0,68 33 40 35,30b±0,64
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng chỉ sự không sai khác ởđộ tin cậy p ≤ 0,05
(n≥30)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy:
- Trứng của Oryzaephilus surinamensis L. có thời gian nở trong vòng 4-6 ngày khi nuôi trên ba loại thức ăn thí nghiệm. Thời gian trứng nở không thể hiện sự sai khác rõ rệt khi nuôi trên bột mỳ (4,23±0,19 ngày) và cám gạo (4,26±0,19 ngày) nhưng khi nuôi trên gạo hạt nguyên, thời gian trứng nở dài hơn (4,43±0,21 ngày).
- Sâu non: có 4 tuổi, trải qua 3 lần lột xác. Thời gian các lần lột xác trung bình của các tuổi sâu non trên 3 loại thức ăn dao động từ 4-10 ngày/tuổi sâu. Tổng thời gian phát dục của cả pha sâu non khi nuôi trên bột mỳ và cám gạo là tương đương nhau, dao động quanh 18-19 ngày, trong khi đó thời gian phát dục tổng pha sâu non khi nuôi trên gạo hạt nguyên dài hơn (22,80±0,49).
- Nhộng : Thời gian hóa nhộng khi nuôi trên bột mỳ và cám gạo cũng tương đương nhau, không có sự sai khác, dao động quanh 7 ngày, tuy nhiên trên gạo nguyên hạt, thời gian hóa nhộng lâu hơn (8,03±0,29 ngày).
- Tiền đẻ trứng : Sau khi vũ hóa, trưởng thành có giai đoạn tiền đẻ trứng kéo dài trong khoảng từ 4-6 ngày.
- Vòng đời : Tính từ khi trứng nở đến khi trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên, vòng đời của Oryzaephilus surinamensis L. khi nuôi trên bột mỳ (35,30±0,64 ngày) và cám gạo (36,27±0,68 ngày) ở 25oC tương đương nhau và ngắn hơn vòng đời khi nuôi trên gạo hạt nguyên (40,73±0,63 ngày).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
Bảng 3.7. Thời gian phát dục của Oryzaephilus surinamensis L.nuôi ở 30oC, 70%RH
Các pha phát dục Thời gian phát dục (ngày) Gạo hạt nguyên Cám gạo Bột mỳ Tối thiểu Tối đa Trung Bình Tối thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu Tối đa Trung bình
Trứng 3 4 3,40a±0,19 3 4 3,26a±0,17 3 4 3,23a±0,16
Sâu non
Tuổi 1 5 8 6,63±0,33 5 7 5,57±0,25 4 7 5,23±0,23 Tuổi 2 3 5 4,30±0,26 3 5 3,73±0,28 2 5 3,33±0,32 Tuổi 3 2 5 3,73±0,37 2 5 3,23±0,32 2 5 3,07±0,34 Tuổi 4 2 5 3,33±0,34 2 5 3,06±0,27 2 5 3,03±0,32 Tổng pha sâu non 15 21 18,00a±0,66 13 19 15,60b±0,52 11 20 14,67b±1,03
Nhộng 5 7 6,17a±0,22 5 7 5,97a±0,25 5 7 5,87a±0,27
Tiền đẻ trứng 4 6 4,30± 0,20 3 5 4,10±0,20 3 6 4,03±0,30 Vòng đời 29 35 31,87a±0,70 26 32 28,93b±0,55 23 34 27,80b±1,03
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng chỉ sự không sai khác ởđộ tin cậy p ≤ 0,05
(n≥30)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy:
- Trứng: Thời gian trứng nở dao động từ 3-4 ngày, trên môi trường thức ăn là gạo hạt nguyên, trứng có thời gian nở lâu hơn (3,40±0,19 ngày) trên bột mỳ (3,26±0,17) và cám gạo (3,23±0,16 ngày). So sánh với khi nuôi ở nhiệt độ 25oC chúng tôi nhận thấy ở nhiệt độ 30oC trứng nở nhanh hơn.
- Sâu non: Thời gian phát dục các tuổi sâu dao động từ 2-8 ngày tùy tuổi. Tổng thời gian phát dục của pha sâu non khi nuôi bằng bột mỳ (14,67±1,03 ngày) và cám gạo (15,60±0,52 ngày) tương đương nhau và ngắn hơn khi nuôi trên gạo hạt nguyên (18,00±0,66 ngày). So với ở nhiệt độ 25oC chúng tôi nhận thấy thời gian phát dục các tuổi sâu và thời gian phát dục tổng cộng của sâu non ngắn hơn hẳn.
- Nhộng : Thời gian hóa nhộng trên cả 3 loại thức ăn từ 5-7 ngày, trung bình thời gian hóa nhộng là tương đương nhau khi nuôi trên 3 loại thức ăn.
- Thời gian tiền đẻ trứng kéo dài từ 3-6 ngày, trung bình xung quanh 4 ngày. - Vòng đời : Khi nuôi trên bột mỳ và cám gạo, mọt có thời gian hoàn thành vòng đời sớm hơn (tương ứng là 27,80±1,03 ngày và 28,93±0,55 ngày) khi nuôi trên gạo hạt nguyên (31,87±0,70 ngày). So với khi nuôi ở nhiệt độ 25oC, thời gian hoàn thành vòng đời ở nhiệt độ 30oC ngắn hơn khoảng 8-9 ngày trên cùng điều kiện thức ăn.
Qua kết quả thống kê tại Bảng 3.6 và Bảng 3.7 cho thấy:
- Thức ăn là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến thời gian phát dục các pha của mọt Oryzaephilus surinamensis L. Theo kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy bột mỳ và cám gạo là 2 loại thức ăn ưa thích và thuận lợi hơn cho sự phát triển của loài mọt này, gạo hạt nguyên là loại thức ăn kém thuận lợi hơn. Nguyên nhân là do Oryzaephilus surinamensis L. là loài gây hại thứ cấp, do đó chúng thích ăn những phần thức ăn dạng vụn hơn so với các thức ăn có kích thước lớn. Với thức ăn cám gạo do có diện tích tiếp xúc với không khí lớn dẫn đến thức ăn nhanh ẩm, cùng với việc cám gạo gồm cả những vụn gạo đã vỡ thành các mảnh nhỏ nên đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thức ăn cho mọt. Gạo hạt nguyên là loại thức ăn cỏ vỏ cứng, khó xâm nhiễm hơn đối với những loài gây hại thứ phát nếu không có các vết thương cơ giới hay vết đục của các loài nguyên phát trước đó, đồng thời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
do có lớp vỏ dày, cứng khiến việc hấp thu hơi ẩm từ không khí kém hơn gây khó khăn về mặt thức ăn cho loài mọt này.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng tới thời gian phát dục của các pha. Ở nhiệt độ 25oC mọt có thời gian phát dục các pha dài hơn so với ở nhiệt độ 30oC trên cùng một loại