Sức sinh sản của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L trên các loại thức ăn khác nhau

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 66)

- Trứng: Trứng mọt Oryzaephilus surinamensis L có hình bầu dục dài, màu trắng sữa, vỏ trứng sáng bóng, hai đầu thuôn nhọn Trứng đẻ thành ổ, trong kẽ hoặc

3.3.2.Sức sinh sản của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L trên các loại thức ăn khác nhau

So sánh với các kết quả nghiên cứu thời gian phát dục các pha và vòng đời của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. của Back (1926) và Howe (1956). Back (1926) cho rằng khi nuôi trên hạt gạo ở nhiệt độ 79-910F thì vòng đời của

Oryzaephilus surinamensis L. là 27-43 ngày. Howe (1956) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho Oryzaephilus surinamensis L. phát triển là 30-350C, thời gian tiền đẻ trứng từ 3-8 ngày (trung bình 5 ngày), khi nuôi trên lúa mỳ ở nhiệt độ 250C và ẩm độ 70% thì vòng đời của mọt O.surinamensis là 34-36 ngày, còn ở nhiệt độ 300C và ẩm độ 70% thì vòng đời của mọt O.surinamensis là 24-27 ngày. Như vậy, kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi phù hợp với các kết quả đã công bố của Back (1926) và Howe (1956).

3.3.2. Sức sinh sản của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. trên các loại thức ăn khác nhau thức ăn khác nhau

Để theo dõi sức sinh sản của mọt trên các loại thức ăn khác nhau và nhiệt độ khác nhau, chúng tôi tiến hành thí nghiệm để theo dõi tổng số lượng trứng đẻ, thời gian đẻ trứng, số trứng đẻ trung bình trong một ngày với thức ăn là gạo hạt nguyên, cám gạo, bột mỳ ở nhiệt độ 25oC và 30oC, ẩm độ 70%, thủy phần thức ăn 15-16%, kết quả theo dõi được trình bày ở Bảng 3.8 và Bảng 3.9.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Bảng 3.8. Sức sinh sản của mọt Oryzaephilus surinamensis L. trên các loại thức ăn ở 25oC, 70%RH

Chỉ tiêu theo dõi

Sức sinh sản Gạo hạt nguyên Cám gạo Bột mỳ CV % LSD Tối thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu Tối đa Trung Bình Tối thiểu Tối đa Trung Bình Tổng số trứng đẻ trung

bình (quả/TT cái) 133 250 185,43b±14,08 138 261 203,50a±17,64 140 281 209,97a±18,32 3,2 4,7 Thời gian đẻ trung bình

(ngày) 30 49 40,10a±1,72 27 44 36,03b±1,82 30 42 35,00b±1,32 1,8 1,5 Số trứng đẻ trung bình

(quả/ngày/TT cái) 3,31 6,10 4,62b±0,29 4,09 8,37 5,65a±0,43 3,94 8,27 6,00a± 0,49 5,1 0,6

Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng chỉ sự không sai khác ởđộ tin cậy p ≤ 0,05.

(n≥30)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

Ở nhiệt độ 25oC chúng tôi nhận thấy các chỉ tiêu theo dõi về sức sinh sản của mọt Oryzaephilus surinamensis L. như sau:

- Tổng số trứng đẻ trung bình: Trên bột mỳ và cám gạo, mọt có tổng số trứng đẻ nhiều nhất (209,97 ±18,32 quả/TT cái và 203,50±17,64 quả/TT cái) trong khi đó trên gạo hạt nguyên số lượng này thấp hơn hẳn (185,43±14,08 quả).

- Thời gian đẻ trứng trung bình: Trên bột mỳ và cám gạo, thời gian đẻ trứng trung bình ngắn hơn trên gạo hạt nguyên (tương ứng là 35,00±1,32 ngày; 36,03±1,82 ngày và 40,10±1,72 ngày).

- Số trứng đẻ trung bình trong một ngày: Trên bột mỳ và cám gạo, số trứng đẻ trung bình trong một ngày lớn hơn trên gạo hạt nguyên (6,00±0,49 quả/ngày/TT cái; 5,65±0,43 quả/ngày/TT cái và 4,62±0,29 quả/ngày/TT cái).

Như vậy, về sức sinh sản của mọt Oryzaephilus surinamensis L. ở nhiệt độ 25oC trên 03 loại thức ăn là bột mỳ, cám gạo và gạo hạt nguyên chúng tôi nhận thấy mọt đẻ trứng tốt nhất khi nuôi bằng bột mỳ, cám gạo. Lượng trứng đẻ trong một ngày cũng nhiều hơn khi nuôi trên hai loại thức ăn này, do đó tổng thời gian đẻ trứng của mọt cũng rút ngắn hơn so với các chỉ tiêu tương ứng khi nuôi trên thức ăn là gạo hạt nguyên. Mọt Oryzaephilus surinamensis L. là loài gây hại thứ cấp, chúng phát triển thuận lợi trên các loại thức ăn dạng tấm hay hạt nhỏ nên bột mỳ đáp ứng được yêu cầu này. Với thức ăn là cám gạo cũng cho thấy mọt có sức sinh sản tương đương với thức ăn bột mỳ do cám gạo dễ hấp thu ẩm từ môi trường, đồng thời có chứa các vụn gạo vỡ nhỏ nên tạo điều kiện thuận lợi cho mọt xâm nhiễm, do đó mọt phát triển tốt. Gạo hạt nguyên là loại thức ăn có lớp vỏ dày và cứng hơn, khó khăn cho các loài gây hại thứ cấp xâm nhiễm, không những thế ẩm độ của gạo hạt nguyên thấp hơn hai loại thức ăn trên, không thuận lợi cho mọt phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Bảng 3.9. Sức sinh sản của mọt Oryzaephilus surinamensis L. trên các loại thức ăn ở 30oC, 70%RH

Chỉ tiêu theo dõi

Sức sinh sản Gạo hạt nguyên Cám gạo Bột mỳ CV % LSD Tối thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu Tối đa Trung Bình Tổng số trứng đẻ trung

bình (quả/TT cái) 147 295 240,73b±11,51 232 351 282,97a±12,29 210 376 291,37a±18,03 2,9 7,7 Thời gian đẻ trung

bình (ngày) 27 36 32,10a±0,83 24 33 28,97b±0,83 22 33 27,87b±1,10 2,2 1,5 Số trứng đẻ trung bình

(quả/ngày/TT cái) 4,45 8,76 7,50b±0,31 8,03 12,23 9,80a±0,44 8,40 12,53 10,44a±0,43 3,8 0,8

Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng chỉ sự không sai khác ởđộ tin cậy p ≤ 0,05.

(n≥30)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

- Tổng số trứng đẻ trung bình: Trên bột mỳ và cám gạo, mọt có tổng số trứng đẻ nhiều nhất (291,37±18,03 quả/TT cái và 282,97±12,29 quả/TT cái) trong khi đó trên gạo hạt nguyên số lượng này thấp hơn hẳn (240,73±11,51 quả/TT cái).

- Thời gian đẻ trứng trung bình: Trên bột mỳ và cám gạo, thời gian đẻ trứng trung bình ngắn hơn trên gạo hạt nguyên (tương ứng là 27,87±1,10 ngày; 28,97±0,83 ngày và 32,10±0,83 ngày). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số trứng đẻ trung bình trong một ngày: Trên bột mỳ và cám gạo, số trứng đẻ trung bình trong một ngày lớn hơn trên gạo hạt nguyên (tương ứng là 10,44±0,43 quả/ngày/TT cái; 9,80±0,44 quả/ngày/TT cái và 7,50±0,31 quả/ngày/TT cái).

Như vậy, về sức sinh sản của mọt Oryzaephilus surinamensis L. ở nhiệt độ 30oC trên 03 loại thức ăn là gạo hạt nguyên, cám gạo, bột mỳ, chúng tôi nhận thấy biểu hiện tương tự như khi nuôi ở nhiệt độ 25oC.

Tuy nhiên, xét các chỉ tiêu thí nghiệm ở nhiệt độ 25oC và 30oC chúng tôi nhận thấy ở nhiệt độ 30oC tất cả các chỉ tiêu đều cao hơn ở nhiệt độ 25oC, như vậy sức sinh sản của mọt cao hơn khi nuôi ở nhiệt độ 30oC.

Các nghiên cứu về sức sinh sản của mọt Oryzaephilus surinamensis L. của E.A. Back (1926) và Howe R.W. (1956) cho kết quả tương tự. Theo E.A. Back (1926), mỗi trưởng thành cái mọt Oryzaephilus surinamensis L. có thể đẻ từ 45 đến 285 trứng. Howe R.W. (1956) cho rằng trưởng thành cái mọt Oryzaephilus surinamensis L. có thể đẻ từ 6-10 trứng/ngày, thời gian đẻ trứng kéo dài trong một tháng, tổng số trứng đẻ từ 200 – 375 quả/trưởng thành cái. Như vậy, kết quả nghiên cứu về sức sinh sản của mọt Oryzaephilus surinamensis L. của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên.

Tiếp tục nghiên cứu về sức sinh sản của mọt, chúng tôi theo dõi tỷ lệ trứng nở của mọt khi để trứng ở nhiệt độ 25oC và 30oC, thủy phần thức ăn 15-16%, qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả tại Bảng 3.10.

Kết quả 3.10 cho thấy tỷ lệ trứng nở của mọt khá cao (từ 89,48% đến 91,79% ở 25oC và từ 93,83% đến 95,82% ở 30oC) và không có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ này ở hai nhiệt độ cũng như trên các loại thức ăn khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

Bảng 3.10. Tỷ lệ trứng nở của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. Nhiệt độ Gạo nguyên hạt Tỷ lệ trứng nở trung bình (%) Cám gạo Bột mỳ

25oC 89,48b±1,28 91,09a±2,19 91,79a±3,47 30oC 93,83a±1,61 95,50a±2,15 95,82a±1,00

CV% 2,1 2,6 2,8

LSD 3,3 8,6 9,2

Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi cột chỉ sự không sai khác ở độ tin cậy p ≤ 0,05.

(n≥30, RH% = 70%)

Thủy phần thức ăn: 15-16%.

Như vậy, với sức sinh sản cao bằng cách đẻ nhiều trứng, đồng thời tỷ lệ trứng nở khá cao, mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. là một trong những sinh vật trong kho có tiềm năng rất lớn trong việc gia tăng quần thể một cách nhanh chóng. Do vậy trong kho hàng hóa rất cần thiết phải dọn dẹp, vệ sinh, khử trùng thường xuyên để hạn chế nguồn mọt phát sinh phát triển giúp bảo vệ nông sản bảo quản trong kho cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 66)