Nghiên cứu về giống Oryzaephilus – Mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L.

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 32)

surinamensis L.

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ ghi nhận sự có mặt của loài Oryzaephilus surinamensis L. thuộc giống Oryzaephilus. Ở Việt Nam, mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis xuất hiện ở tất cả các vùng. Tuy nhiên Việt Nam chưa có nghiên cứu chi tiết nào về giống Oryzaephilus nói chung, cũng như loài mọt răng cưa

Oryzaephilus surinamensis nói riêng.

Theo kết quả tổng hợp của Bùi Công Hiển và cs. (2014), mọt răng cưa

Oryzaephilus surinamensis có một số đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học như sau:

Đặc điểm hình thái:

- Trưởng thành: Thân dài 2,5 – 3,5 mm, dài và dẹt, màu hồng nâu. Trên mảnh lưng ngực có 6 gai lồi ra trông rất rõ và giống như răng cưa.

- Sâu non: Khi đẫy sức dài 3-4mm. Thân hình ống tròn, màu xám trắng. - Trứng: Hình bầu dục dài, màu trắng sữa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Đặc điểm sinh học:

- Mọt bò rất nhanh, mặc dù có cánh nhưng rất ít khi bay, thường bám chặt trên mặt hoặc ở các khe kẽ bao bì, vật chứa đựng hàng hóa.

- Phát triển mạnh và phá hại nghiêm trọng trên các sản phẩm đã bị nhiễm sâu hại sơ cấp và đã bị vụn nát. Trong các kho lương thực đã bị mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ phá hại, mật độ mọt răng cưa thường rất cao.

- Với các sản phẩm còn nguyên vẹn, mọt răng cưa chỉ phá hại khi hàng hóa có thủy phần cao. Ở các loại hàng hóa có thủy phần từ 12% trở xuống, mọt răng cưa không thể phát triển được.

- Mỗi năm có từ 2-5 lứa. Con cái thường đẻ 35 - 100 trứng, bình quân 70 trứng, tối đa 285 trứng. Trứng đẻ thành ổ, trong kẽ hoặc đẻ rải rác 3-4 quả.

- Mọt răng cưa thoát ẩm rất mạnh, những sản phẩm có mật độ mọt này cao, thủy phần tăng lên rất nhanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: Mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L.

- Vật liệu nghiên cứu: Gạo hạt nguyên, cám gạo, bột mỳ được khử trùng ở nhiệt độ 600C trong thời gian ít nhất là 45phút, nhiều nhất là 1 tuần, tùy thuộc từng loại thức ăn cho đến khi thủy phần đạt 12-13%. Sau đó để nguội và hồi ẩm trong Desicator đến thủy phần 15-16%.

a b c

Hình 2.1. Các loại thức ăn thí nghiệm

a. Gạo hạt nguyên; b. Cám gạo; c. Bột mỳ

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 32)