bằng thuốc xông hơi Phosphine trong phòng thí nghiệm.
Sử dụng 100 cá thể trưởng thành /công thức/lần lặp lại. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần.
Bố trí thí nghiệm: Mọt răng cưa được đặt trong các hộp nhựa có sẵn thức ăn là cám gạo và nắp có gắn lưới ngăn côn trùng. Các hộp nhựa có ký hiệu riêng cho từng lần lặp lại của mỗi công thức.
Thí nghiệm được bố trí với sự thay đổi của liều lượng Phosphine là 1g/m3,2g/m3, 3g/m3 và thời gian xông hơi là 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày. Công thức đối chứng không xử lý.
Công thức Nồng độ Thời gian xử lý
1 1 g/m3 3 ngày 5 ngày 7 ngày
2 2 g/m3 3 ngày 5 ngày 7 ngày
3 3 g/m3 3 ngày 5 ngày 7 ngày
Đối chứng - - - -
Đưa các hộp nhựa chứa mọt răng cưa thí nghiệm vào trong thùng gỗ có thể tích 1m3 (thùng chuyên dụng dùng để xông hơi trong phòng). Đặt thuốc Phosphine ở liều lượng thí nghiệm vào trong thùng xông hơi rồi dùng giấy Kraft và hồ làm kín
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
thùng xông hơi.
Kết thúc thời gian xông hơi, mở nắp, dùng quạt đảo khí để thông thoáng trong thời gian 2 giờ. Sau đó lấy các hộp đựng côn trùng ra khỏi thùng xông hơi để kiểm tra số lượng cá thể sống, chết ở các thời điểm sau khi kết thúc xông hơi.
Chỉ tiêu theo dõi:
Theo dõi lượng cá thể sống chết tại thời điểm 72 giờ sau xử lý. Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Abbott.
100 ) ( (%) x Ca Ta Ca H = −
Trong đó: H(%): là hiệu quả của thuốc;
Ca: số lượng côn trùng sống ở công thức ĐC sau TN; Ta: số lượng côn trùng sống ở công thức TN sau TN.