Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L.

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 39)

surinamensis L.

2.6.3.1. Nghiên cứu thời gian phát dục các pha của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. trên các loại thức ăn khác nhau.

Tiến hành thí nghiệm nuôi sinh học loài mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. trên 3 loại thức ăn là gạo hạt nguyên, cám gạo, bột mỳ. Thí nghiệm tiến hành ở 2 ngưỡng nhiệt độ 250C, độ ẩm 70% và nhiệt độ 300C, độ ẩm 70%. Mỗi pha tiến hành quan sát 30 cặp cá thể.

Dùng hộp nhựa nhỏ (đường kính 10cm, cao 10 cm) có nắp đậy ngăn côn trùng. Cho thức ăn đã được làm sạch và khử trùng vào các hộp. Trong mỗi hộp thả một cặp mọt. Kiểm tra, tìm trứng và thay thức ăn hàng ngày (1 lần/ngày).

Với pha trứng: Kiểm tra hàng ngày. Khi thấy trứng ghi lại ngày, tháng và tiến hành tách riêng từng quả đưa vào hộp petri (1 quả/hộp) có chứa thức ăn. Tiếp tục theo dõi quan sát thời điểm trứng nở.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Với pha sâu non: Khi trứng nở thành sâu non tiếp tục theo dõi thời gian phát dục của từng tuổi. Quan sát mỗi ngày một lần và ghi lại thời điểm khi phát hiện thấy có xác sâu non của mọt trong hộp petri. Thời gian phát dục của mỗi tuổi được tính từ thời điểm lột xác lần trước đến lần lột xác tiếp theo.

Với pha nhộng: Tiếp tục theo dõi mỗi ngày một lần. Ghi chép thời điểm khi sâu non tuổi cuối bắt đầu hóa nhộng và khi nhộng vũ hóa trưởng thành.

Với pha trưởng thành: Khi phát hiện nhộng vũ hóa trưởng thành, chọn 10 cặp đực – cái ghép đôi và nuôi trong hộp petri có thức ăn. Theo dõi mỗi ngày một lần đến khi tìm thấy quả trứng đầu tiên và ghi chép ngày phát hiện.

Vòng đời của mọt được tính từ khi trứng nở đến khi mọt trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên.

Thời gian phát dục trung bình được tính theo công thức:

N ni Xi X ∑ = .

Trong đó: X : thời gian phát dục trung bình của từng pha; Xi: thời gian phát dục của cá thể thứ i;

ni: số cá thể lột xác trong ngày thứ i; N: số cá thể theo dõi.

2.6.3.2. Nghiên cứu sức sinh sản của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. trên các loại thức ăn khác nhau

Mọt răng cưa được nuôi trong môi trường thức ăn là gạo hạt nguyên, cám gạo, bột mỳ. Bố trí 30 cặp trưởng thành 1 ngày tuổi vào mỗi hộp nhựa có chứa 50g thức ăn, nuôi ở 2 ngưỡng nhiệt độ 250C, độ ẩm 70% và nhiệt độ 300C, độ ẩm 70%.

Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng trứng đẻ, số trứng đẻ trung bình/ngày, thời gian đẻ trứng trung bình, số trứng đẻ trung bình và tỷ lệ trứng nở.

Số trứng đẻ TB/1cá thể cái

(quả/con) =

Tổng số trứng đẻ (quả) Tổng số con cái (con)

Số trứng đẻ TB/ngày/1cá thể cái (quả/ngày/con) =

Số trứng đẻ TB/1cá thể cái (quả/cá thể) Thời gian đẻ (ngày)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Thời gian đẻ trứng TB của

1 cá thể cái (ngày) =

Tổng thời gian đẻ của các cá thể cái (ngày) Số cá thể cái (con)

Tỷ lệ trứng nở (%) = Tổng số trứng nở (quả) x 100 Tổng số trứng đẻ (quả)

2.6.3.3. Nghiên cứu thời gian sống của trưởng thành mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. trong điều kiện có và không có thức ăn

Thử nghiệm khả năng chịu đựng điều kiện không có thức ăn của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L.

Mọt răng cưa sử dụng trong thí nghiệm là các cá thể mới vũ hóa trưởng thành 1 ngày tuổi, bỏ đói 24 giờ.

Bố trí 5 cặp mọt trưởng thành đực - cái đựng trong hộp nhựa, 1 hộp có chứa 100gam cám gạo, 1 hộp không có thức ăn. Nuôi ở 2 ngưỡng nhiệt độ 250C và 300C, ẩm độ duy trì 70%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo dõi hàng ngày và ghi chép số cá thể mọt răng cưa chết cho đến khi không còn cá thể nào sống sót.

Thí nghiệm được bố trí với 3 lần nhắc lại.

2.6.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng gia tăng quần thể

của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. và tỷ lệ hao hụt trọng lượng trên các loại thức ăn.

Thí nghiệm tiến hành trên 3 loại thức ăn khác nhau là gạo hạt nguyên, cám gạo, bột mỳ đã được khử trùng và làm sạch.

Bố trí thí nghiệm: Thả 15 cặp mọt trưởng thành vào hộp nhựa có sẵn thức ăn (1cặp/ hộp 50gam thức ăn), nuôi ở điều kiện nhiệt độ 300C và độ ẩm 70%.

Đếm số lượng mọt, đo trọng lượng nông sản hao hụt (gam), tỷ lệ hao hụt nông sản sau 30, 45, 60, 75 và 90 ngày.

Hệ số gia tăng quần thể được tính theo công thức: Nt = No.ert => r =

t LnLo LnNt

Trong đó: Nt: là số lượng quần thể ở thời điểm t

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

t: thời gian theo dõi quần thể e: là cơ số logarit tự nhiên

Trọng lượng thức ăn hao hụt được tính theo công thức của Karanxing, 1980: P = 50 – Pt– Po (gam)

Trong đó: P: trọng lượng thức ăn hao hụt ở công thức thí nghiệm Pt: trọng lượng thức ăn cân được sau 1 thời gian bảo quản Po: trọng lượng thức ăn hao hụt ở công thức đối chứng. Tỷ lệ hao hụt trọng lượng được tính theo công thức:

% Hao hụt trọng lượng x100

P P

O

=

Trong đó: P: trọng lượng thức ăn hao hụt ở công thức thí nghiệm Po: trọng lượng thức ăn hao hụt ở công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 39)