Phương pháp điều tra thành phần sâu mọt hại trong kho bảo quản thức ăn gia súc

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 36)

tại khu vực Hà Nội và phụ cận năm 2014.

-Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis Linnaeus.

-Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis Linnaeus.

-Đánh giá hiệu lực diệt trừ loài mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L. của thuốc xông hơi khử trùng Phosphine.

2.6. Phương pháp nghiên cứu

2.6.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu mọt hại trong kho bảo quản thức ăn gia súc gia súc

Điều tra các kho bảo quản thức ăn gia súc trên địa bàn Hà Nội và phụ cận, gồm 3 khu vực: Hà Nội, Hà Nam và Bắc Giang – Bắc Ninh.

2.6.1.1. Phương pháp điều tra thu thập và bảo quản mẫu

Phương pháp lấy mẫu: Theo Quy chuẩn Việt Nam: QCVN 01-141: 2013/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Lấy mẫu ban đầu: Các điểm lấy mẫu ban đầu phải phân bố đều trong lô vật thể. Mẫu được lấy theo phương pháp đường chéo góc của các mặt quy ước tính theo độ cao của khối hàng. Khối lượng mẫu ban đầu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, lấy ít nhất 5 mẫu/ 1 khối hàng.

- Lấy mẫu trung bình: Trộn đều tất cả các mẫu ban đầu, phân tách mẫu theo nguyên tắc đường chéo để lấy mẫu trung bình.

- Lấy mẫu bổ sung: Điều tra bằng mắt để thu thập trực tiếp sâu mọt gây hại, chú ý những nơi sâu mọt thường tập trung như khe, kẽ nứt, nền, tường kho, góc kho, trên các vật dụng làm kệ, kê lót, bao bì, nơi có hàng tồn đọng lâu, mục nát. Điều tra bổ sung để phát hiện thêm những loài sâu mọt hại nông sản chưa thu thập được.

Phương pháp thu thập, định loại mẫu côn trùng:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

dụng cụ khác đối với hàng đóng bao giấy, màng nhựa, hộp gỗ hoặc kim loại để lấy mẫu ban đầu.

- Đối với côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng: dùng panh, bút lông gạt nhẹ cho côn trùng rơi vào ống nghiệm để thu bắt rồi bịt kín miệng bằng nút bông.

Phương pháp bảo quản mẫu:

- Đối với côn trùng sau khi giết, cho vào lọ bảo quản nơi khô ráo có ghi nhãn gồm ký hiệu mẫu, ngày thu thập, vật phẩm bị bại nơi thu thập và người thu thập. Đối với sâu non, nhộng thì ngâm vào cồn 70o.

- Mẫu thu được của từng địa điểm được để riêng trong túi nilon có nhãn theo quy định.

- Tất cả các mẫu côn trùng thu thập ở các địa điểm đều được đưa về phòng thí nghiệm của Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật để giám định đến loài theo các khóa phân loại hiện hành.

- Định loại côn trùng theo tài liệu của Bousquet (1990), Gorham (1991), Haines (1991) và Bùi Công Hiển (1995).

Các chỉ tiêu cần điều tra:

- Tên loài côn trùng gây hại (tên Việt Nam và tên khoa học). - Mức độ phổ biến của từng loài.

Tính độ thường gặp (%) để đánh giá mức độ phổ biến của từng loài côn trùng theo không gian điều tra:

(%) = Na x 100 N

Trong đó: Na: Số điểm điều tra có chứa loài a N: Tổng số điểm điều tra

Mức độ phổ biến được chia thành 4 cấp: +++ : Rất phổ biến (>50%) ++ : Phổ biến (20-50%) + : Ít phổ biến (5-20%) - : Rất ít gặp (<5%)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

2.6.1.2. Phương pháp xử lý và bảo quản sâu mọt

Theo 10TCN 956: 2006: Kiểm dịch thực vật – Quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật.

+ Đối với côn trùng trưởng thành: Giết chết trong lọ độc có chứa KCN, tiếp theo sấy ở 45-500C trong 3-4 ngày. sau đó cho vào lọ nút mài kín và để ở nhiệt độ phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với sâu non, nhộng: để sâu non nhịn đói trong 1 ngày cho bài tiết sạch, sau đó cho vào ống nghiệm hoặc nước lã đun không cần sôi cho đến khi sâu non duỗi thẳng ra là được. Nhộng được trần qua nước ấm. Sau đó ngâm sâu non và nhộng vào cồn 700.

Các lọ đều được dán nhãn đầy đủ, bảo quản nơi khô ráo có ghi nhãn gồm ký hiệu mẫu, ngày thu thập, vật phẩm bị hại nơi thu thập và người thu thập.

Một phần của tài liệu thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (oryzaephilus surinamensis linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại hà nội và phụ cận 2014 (Trang 36)