Chắnh sách định hướng và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 89)

Thanh Hóa

4.4.1 Chắnh sách định hướng và tim năng phát trin chăn nuôi bò tht ti huyn Yên Định huyn Yên Định

4.4.1.1 Chắnh sách định hướng

Thanh Hoá có đàn bò lớn về số lượng so với các tỉnh trong cả nước. Để cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò, nhằm nâng cao khả năng cho thịt, cho sữa từ năm 1995 với dự án CR 2561 được Bộ Nông nghiệp và PTNT đầu tư bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) đến năm 1998 khi kết thúc dự án đàn bò lai Zêbu đã được 13,5%. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi, tiếp tục cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng thịt, sữa. UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án và ban hành chắnh sách nhằm khuyến khắch phát triển bò lai trong tỉnh giai đoạn 2002- 2010. Thông qua những chắnh sách khuyến khắch về phối giống, tiêm phòng, đào tạo, tập huấn... đã tạo ra động lực đẩy mạnh phong trào phát triển bò lai ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Tắnh

đến năm 2009, tỷ lệ bò lai đã chiếm trên 40% tổng đàn bò trong đó bò lai F1, F2 khoảng 30% thậm chắ một số huyện trọng điểm đã có bò lai F3 tức là có 75% máu bò Zêbu. Từ năm 2005- 2009 cả tỉnh đã phối giống có chửa cho đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo là 120.331 con, trong đó từ năm 2006- 2009 đều đạt 24.500-26.500 con. Từ những kết quả trên trong những năm qua Thanh Hóa đã tạo ra được đàn bò cái lai có trọng lượng khá, đây là những bộ gen rất quắ có thể chọn lọc để phối giống với các giống bò thịt cao sản của thế giới nhằm từng bước chuyển hướng từ chăn nuôi bò kiêm dụng sang chăn nuôi bò chuyên thịt chất lượng cao.

Bảng 4.26: Chắnh sách phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Số hiệu Tên chắnh sách Quyết định 3017/2005/QĐ Ờ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2005 Cơ chế, chắnh sách khuyến khắch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ 2006 Ờ 2010 Số: 1190/QĐ-UBND ngày 23

tháng 4 năm 2007

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng 2020

Số: 114/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2009

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 Dự án của Sở NN & PTNT

tỉnh Thanh Hóa năm 2012

Xây dựng mô hình trang trại sản xuất giống bò thịt chất lượng cao phù hợp với điều kiện tỉnh Thanh Hoá.

Số: 3877/QĐUBND ngày 11 tháng 11 năm 2014

Phê duyệt Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Số: 4833/QĐUBND ngày 31 tháng 12 năm 2014

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Thanh Hoá xác định phải chuyển dịch từ chăn nuôi bò kiêm dụng sang chăn nuôi bò chuyên thịt để tạo ra thịt bò có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước giảm ngoại tệ nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài phải trở thành chiến lược trong chăn nuôi bò cho những năm tới. Song bên cạnh những cơ chế, chắnh sách của tỉnh ưu đãi đầu tư về giải phóng mặt bằng để xây dựng trang trại, xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm, các cơ sở phục vụ và một số diện tắch nhất định để sản xuất và chế biến thức ăn còn có hàng ngàn ha đất bãi bồi ven sông, đất trồng cây ngắn ngày ở các huyện trung du và đồng bằng có thể quy hoạch để trồng cây thức ăn nuôi bò.

Gần đây nhất, trong quyết định 3877/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2014 về phê duyệt danh mục các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã đưa dự án ỘĐầu tư du nhập và phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng caoỢ tại các huyện Trung du và Đồng Bằng, trong đó có huyện Yên Định vào danh mục của chương trình.

4.4.1.2 Tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định

Ngành chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định rất có tiềm năng phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là việc tăng quy mô, năng suất và hiệu quả kinh tế nếu như địa phương biết tận dụng và phát huy tốt những giá trị nội tại sẵn có của mình.

Ớ Tiềm năng phát triển theo chiều rộng Tiềm năng về thức ăn

Tăng quy mô chăn nuôi bò thịt phụ thuộc phần lớn vào việc giải quyết được vấn đề thức ăn thô xanh.Yên Định có diện tắch trồng mắa là 1.100 ha, quy hoạch đến năm 2015 là 2.000 ha; diện tắch trồng ngô là 3.762 ha, diện tắch lúa là 19.743 ha.Đây là nguồn phụ phẩm khổng lồ cho phát triển chăn nuôi bò thịt.

Theo ước tắnh của cán bộ khuyến nông tỉnh Thanh Hóa, 1 sào ngô cho 700 kg đến 1.000 kg thân lá ngô. Nếu trừ đi phần lá xanh đã tận dụng cho bò thì phần

thân, lá bỏ lại ruộng khoảng 500 kg đến 700 kg/sào. Tổng lượng phụ phẩm thân lá ngô TB/năm: 12 tấn/ha x 3.762 ha = 45.144 tấn/năm.

Một nghiên cứu của Wassmann năm 2007 (trắch dẫn bởi Thanh Huyền, 2013) khi đo đạc thực tế trên đồng ruộng ở Thái Lan đã đưa ra một con số bình quân là tỷ lệ rơm rạ/thóc = 0,75 ( với rơm rạ có độẩm 10%).Với diện tắch và năng suất lúa của Yên Định, trung bình/năm lượng rơm đạt 83.000 tấn.

Theo kỹ thuật chế biến mắa đường, khối lượng bã mắa chiếm 25% Ờ 30% khối lượng mắa tươi và khối lượng rỉ mật chiếm 3% Ờ 5% khối lượng mắa tươi. Sản lượng mắa trung bình 75 tấn/ha cho lượng phụ phẩm/năm đạt 25.000 tấn. Kinh nghiệm vỗ béo bò vàng ở Trung Quốc của Xiaqing Zou and al (trắch dẫn từ Việt Linh, 2012) cho thấy có thể vỗ béo bò Vàng bằng khẩu phần thức ăn có: Bã mắa (35-41%), rỉ mật (5%) và thức ăn tinh (cám, bắp). Sau 100 ngày vỗ béo đạt tăng trọng bình quân: 866-921 gam/ngày. Với khẩu phần trên, lượng phụ phẩm bã mắa và rỉ mật của Yên Định có thể vỗ béo được trên 30.000 con bò/năm.

Theo thắ nghiệm của Đinh Văn Cải (2002): thân cây ngô ủ chua có thể thay thế 48% cỏ xanh trong khẩu phần mà không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của bò. Như vậy, với lượng thân lá ngô/năm 45.144 tấn có thể nuôi được 128.000 con bò (TB lượng cỏ/bò thịt: 35 kg/con/ngày).

Theo Viện Chăn nuôi, với 5-15% khẩu phần, lượng rơm ủ ure/con/ngày khoảng 3-5kg. Với 83.000 tấn rơm có thểđáp ứng cho 166.000 con bò.

Như vậy, nếu chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm trồng trọt sẵn có tại địa phương thì tổng lượng bò thịt có thể nuôi/năm tại huyện Yên Định có thểđạt 324.000 con, gấp 11,6 lần quy mô hiện tại.

Bảng 4.27: So sánh hiệu quả của việc sử dụng thức ăn chế biến lên năng suất và hiệu quả kinh tế tại các hộ chăn nuôi bò thịt

Chỉ tiêu ĐVT dụng thức ăn ủ Không sử thức ăn ủ Sử dụng So sánh (%)

N Hộ 51 5 Năng sut nuôi tht - Tuổi lúc nuôi thịt Tháng 10,3 9,7 (5,8) - Khối lượng bắt đầu nuôi thịt Kg/con 170 160 (5,9) - Thời gian nuôi Tháng 10,8 10,2 (5,6) - Khối lượng lúc bán Kg/con 353 358 1,4 - Tăng trọng bình quân Kg/con/ tháng 16,9 19,4 14,8 HQKT ca chăn nuôi bò tht - Thu nhập hỗn hợp/bò thịt Ngàn đồng 8.949,70 11.085,40 23,9 - Thu nhập hỗn hợp/con/tháng Ngàn đồng 828,7 1.086,80 31,1

(Nguồn: Tắnh toán từ số liệu điều tra năm 2014)

Hiệu quảđầu tiên của việc sử dụng thức ăn ủ chua trong chăn nuôi bò thịt đó là giải quyết được tình trạng thiếu thức ăn theo mùa vụ, lượng thức ăn xanh cho bò được duy trì ổn định quanh năm. Bổ sung thức ăn ủ trong khẩu phần làm khả năng tăng trọng của bò thịt tăng 14,6% và rút ngắn thời gian nuôi trung bình được 5,6%. Với những lợi ắch đó, tất cả các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của hộ có bổ sung thức ăn ủ chua trong khẩu phần đều tăng so với những hộ không bổ sung; đặc biệt, thu nhập hỗn hợp/ con/tháng đã tăng tới 31,1%.

Tiềm năng về nguồn vốn.

Bảng 4.28: Tổng hợp một số chắnh sách liên quan đến tắn dụng phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chắnh sách Nội dung Triển khai

Chương trình MTQG giảm nghèo Hỗ trợ xây dựng các mô hình giảm nghèo, phát triển sản xuất, khuyến nông, lâm, ngư Hỗ trợ trên 2.279 tỷ đồng cho hơn 429 nghìn lượt hộ nghèo vay vốn; hỗ trợ 15,15 tỷ đồng xây dựng 115 mô hình khuyến nông Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a Hỗ trợ các huyện nghèo đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất Từ năm 2011-2013, tổng vốn bố trắ cho chương trình là 252,6 tỷ đồng (bình quân 87,5 tỷ đồng/năm) Nghị định số 41/2010/NĐ-CP Chắnh sách tắn dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đã có 120.285 lượt cá nhân, hộ gia đình; 365 lượt chủ trang trại và 25 lượt hợp tác xã được vay vốn, với tổng dư nợ cho vay là 964 tỷđồng.

(Nguồn: Phạm Xuân Thanh, 2014)

Để mở rộng quy mô chăn nuôi bò thịt, các hộ rất cần được tiếp cận với nguồn vốn.Thanh Hóa là một tỉnh có rất nhiều các chương trình hỗ trợ vốn vay từ trung ương và địa phương để phát triển chăn nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp. Không những thế, hiện nay các tổ chức như: hội nông dân tỉnh/ huyện, ngân hàng chắnh sách... cũng dành nguồn vốn tương đối lớn cho nông nghiệp theo chắnh sách chung.

Ớ Tiềm năng phát triển theo chiều sâu Tiềm năng về năng xuất, chất lượng bò thịt

Hiện nay, đàn bò trên địa bàn huyện tương đối đẹp, đặc biệt là đàn cái nền với tỷ lệ lai Zêbu được ước tắnh khoảng 87% tổng đàn, đây là một lợi thế lớn để cải tạo đàn bò hướng thịt theo hình thức TTNT. Đàn bò lai hướng thịt mới chiếm khoảng 2,7% tổng đàn bò thịt và có xu hướng tăng nhanh.

Bảng 4.29: Năng suất các giống bò lai hướng thịt có thể phát triển trên địa bàn huyện Yên Định

Chỉ tiêu Đvt Bò lai Zêbu Droughtmaster Bò lai Limousin Bò lai Bò lai BBB

Khối lượng trưởng thành Kg 700 - 900 900 - 1.100 800 - 900 1.100 - 1.250 Tỷ lệ thịt xẻ % 52 - 58 58 Ờ 60 52 - 54 58 Ờ 60 (Nguồn: Phùng Quốc Quảng, 2014)

Với khối lượng trưởng thành cao hơn, tỷ lệ thịt xẻ lớn hơn so với bò lai Zêbu, việc phát triển giống bò lai hướng thịt trên địa bàn huyện theo các chắnh sách định hướng của trung ương và địa phương giúp cải tạo và nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt tại huyện.

Bảng 4.30: So sánh hiệu quả của các giống bò lên năng suất và HQKT tại các hộ chăn nuôi bò thịt Chỉ tiêu ĐVT Bò lai Zêbu Bò lai hướng thịt Chênh lệch (%) N hộ 51 5 Năng sut nuôi tht Tuổi lúc nuôi thịt Tháng 10,0 9,0 (10,0) Khối lượng bắt đầu nuôi thịt Kg/con 112,7 171,0 51,7

Thời gian nuôi Tháng 12,5 11,6 (7,2) Khối lượng lúc bán Kg/con 348,0 422,0 21,3 Tăng trọng bình quân Kg/con/ tháng 18,8 21,6 14,9 HQKT ca chăn nuôi bò Thu nhập hỗn hợp/bò thịt Ngàn đồng 11.653,0 13.247,2 13,7 Thu nhập hỗn hợp/con/tháng Ngàn đồng 932,2 1.142,0 22,5

Bò thịt được nuôi trên địa bàn huyện Yên Định hiện nay chủ yếu gồm hai giống chắnh: bò lai Zêbu và bò lai hướng thịt. Giống bò lai hướng thịt trên địa bàn duy nhất chỉ có một loại đó là giống bò lai Droughtmaster, đây là giống được Viện Chăn nuôi chuyển giao, giới thiệu trên địa bàn, sau đó được trại giống Thanh Ninh của tỉnh Thanh Hóa nhập nguồn tinh vềđể phối cho các hộ có nhu cầu. Trong số những hộ chăn nuôi bò thịt điều tra, mới có 8,9% số hộ sử dụng giống mới này.

So sánh về năng suất nuôi thịt và hiệu quả kinh tế giữa giống bò lai Zêbu và giống hương thịt cho thấy giống bò lai hướng thịt cho hiệu quả cao hơn, đặc biệt là chỉ tiêu về tăng trọng và thu nhập hỗn hợp/con/tháng.

Tiềm năng về tổ chức sản xuất

Trong quan điểm và đường lối phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Đảng, Nhà nước rất coi trọng việc liên kết sản xuất và đã chỉđạo rõ: Ợliên kết, hợp tác là một tất yếu khách quan, nhất là hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệpỢ (Thu Hà, 2015). Hiện nay, tỷ lệ hộ chăn nuôi bò thịt tham gia vào các liên kết sản xuất trên địa bàn huyện Yên Định còn thấp (dưới 10%) nhưng đang có xu hướng phát triển do bản thân người chăn nuôi đã nhận thức được hiệu quả thực sự khi tham gia vào các mô hình liên kết. Cản trở lớn nhất hiện nay chỉ còn nằm ở khâu tổ chức, đấu mối các tác nhân; đây là những vẫn đề kỹ thuật có thể giải quyết tốt.

4.4.2Gii pháp phát trin chăn nuôi bò tht ti huyn Yên Định

4.4.2.1 Nhóm giải pháp về giống

Giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng bò thịt. Phát triển chăn nuôi bò thịt cần phát triển con giống hướng thịt.

Hiện nay, đàn bò cái nền tại huyện Yên Định là tương đối tốt với tỷ lệ lai Zeebu cao, hoàn toàn có thể đáp ứng để phối giống bò hướng thịt năng suất, hiệu quả cao. Tỷ lệ giống bò lai hướng thịt trên địa bàn còn rất thấp (trung

bình chỉđạt 6,2%), tuy có xu hướng tăng nhanh nhưng cần phải đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải tạo đàn bằng các biện pháp cụ thể:

- Tuyên truyền, giới thiệu về năng suất, chất lượng thịt của các giống bò mới để người chăn nuôi có đủ thông tin trong việc đưa ra quyết định của mình. Hiện nay mới chỉ có 40% số hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Định biết được thông tin về nguồn tinh bò hướng thịt.

- Thông qua các chương trình, dự án; khuyến khắch các công ty giống chuyển giao nguồn tinh các giống bò hướng thịt đã được khảo nghiệm và phát triển tốt ở các vùng có điều kiện tự nhiên tương tự trên cả nước. Hiện nay, giống bò hướng thịt duy nhất tại huyện Yên Định chỉ có giống Drought master trong khi đó với các tỉnh miền Trung hay Nam Bộđã phát triển rất phổ biến các giống khác như Red Angus, BBB cho tỷ lệ, chất lượng thịt cao hơn.

- Tăng cường năng lực, số lượng dẫn tinh viên chuyên trên địa bàn bằng các chương trình đào tạo và có chắnh sách hỗ trợ trong hoạt động của họ để đáp ứng nhu cầu thụ tinh nhân tạo cho các hộ chăn nuôi, đảm bảo đúng thời điểm phối và đúng kỹ thuật phối.

- Tiếp tục hỗ trợ người chăn nuôi tuyển chọn được đàn bò cái nền đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để tạo cơ sở cho việc cải tạo giống.Xây dựng các cơ chế quản lý tốt đàn bò đực hiện có tại địa phương, hỗ trợ người dân thực hiện tốt việc quản lý công tác phối giống cho bò cái của gia đình.

4.4.2.2 Nhóm giải pháp về thức ăn chăn nuôi

Trong điều kiện quỹ đất tự nhiên và bãi cỏ chăn dắt ngày càng thu hẹp như hiện nay, các hộ chăn nuôi bò thịt cần phải chủđộng nguồn thức ăn bằng cách trồng có và tận dụng tốt nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương thông qua các kỹ thuật chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiêp, cụ thể:

- Hướng dẫn nông hộ các biện pháp kỹ thuật để xử lý, chế biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương như: thân lá ngô ủ

chua, rơm ủ ure,Ầ Khó khăn lớn nhất của các hộđó là chưa nắm được kỹ thuật (3,7/5 điểm) và thiếu các nguồn nguyên liệu bổ sung cần thiết (3,2/5 điểm), vì vậy, chắnh quyền, hệ thống khuyến nông cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt là những kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; đồng thời, kết nối với các tác nhân khác để người chăn nuôi có thể tiếp cận được với các

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)