Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 25)

Theo Trần Trọng Thêm và cs (2007), chăn nuôi bò thịt chịu tác động chắnh bởi các yếu tố:

2.1.4.1 Nhóm các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên như: khắ hậu, đất, nguồn nước, địa hìnhẦ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chăn nuôi bò thịt, cụ thể:

Tác động trực tiếp đến khả năng sản xuất của bò thịt: Bò thịt là loài động vật có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trường sống, do đó các yếu tố thời tiết, khắ hậu có thể tác động trực tiếp đến chu kỳ sinh trưởng phát triển của đàn bò thịt. Ngoài ra, khắ hậu, thời tiết góp phần vào sự hình thành và phát triển của một số loại bệnh, nhiều bệnh truyền nhiễm đã phát sinh và phát triển trong mùa ẩm như dịch tả, tụ huyết trùng ở gia súc nói chung, bò thịt nói riêng.

Tác động gián tiếp đến sinh trưởng, phát triển bò thịt thông qua thức ăn: Thức ăn chắnh của bò thịt là các loại cỏ tự nhiên và một số loại thảo mộc. Những loại cỏcây này có quy luật sinh trýởng và phát triển riêng liên quan chặt chẽ tới thời tiết, khắ hậu, đất đai của vùng, thông thýờng chúng sinh trýởng vào

mùa xuân, phát triên mạnh vào mùa hè và tàn lụi vào mùa đông. Tắnh thời vụ của thức ãn có ảnh hýởng đến khả nãng sinh trýởng và phát triển của đàn bò.

2.1.4.2 Nhóm các yếu tố kỹ thuật

Giống bò thịt:Trong chăn nuôi, vai trò giống giữ vị trắ qua trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Giống bò có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng thịt.

Trong chăn nuôi bò thịt, giống bò phải chọn lọc theo mục đắch sản xuất để lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được các yêu cầu về tầm vóc to, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng. Hiện nay các giống bò thịt đang nuôi dưỡng ở nước ta chủ yếu là giống bò vàng địa phương (bò cóc), tuy có những ưu điểm như có khả năng thắch nghi với điều kiện khắ hậu nóng ẩm, khả năng sinh sản cao, khả năng chống chịu bệnh tật cao,... nhưng tầm vóc bé, tỷ lệ thịt xẻ thấp, trọng lượng nhỏ nên năng suất không cao. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, giống bò nội có năng suất, chất lượng vẫn thấp hơn nhiều so với các giống bò cao sản trên thế giới hoặc các giống lai, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Để nâng cao chất lượng giống trong chăn nuôi, một mặt cần cải tạo đàn giống hiện có theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mặt khác phải tiến hành lai tạo để tạo ra giống mới phù hợp có chất lượng tốt hơn và năng suất vượt trội, sử dụng giống có nguồn gen cao sản của thế giới để lai tạo với các giống nội. Vì vậy trong xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt cần phải xây dựng một hệ thống quản lý giống vật nuôi để bảo vệ nguồn gen, chọn lọc, lai tạo và nhân giống bò thịt; cần có kế hoạch cụ thể cho chương trình nâng cao chất lượng giống đạt hiệu quả.

Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng bò thịt: Sức sản xuất thịt của bò trước tiên phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng cao thì tỷ lệ mỡ và cơ trong thân thịt cao, mô liên kết và xương giảm thấp và ngược lại. Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt, gồm: Đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn về số lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển của bò ở các độ tuổi, cung cấp nước uống, tổ chức tiêm phòng bệnh định kỳ, giữ gìn vệ

sinh thú y khu vực chăn nuôiẦLượng thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò thịt lớn, thức ăn chắnh chủ yếu là cỏ, đặc điểm của loại thức ăn này là giàu chất xơ, nghèo chất dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển mang tắnh thời vụ (đặc biệt thiếu vào mùa khô). Để phát triển chăn nuôi bò thịt, vấn đề thức ăn cần quan tâm giải quyết về cả số lượng và giá trị dinh dưỡng, cần chế biến và dự trữ thức ăn cho bò. Hiện nay, thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên, bãi chăn đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều phế phụ phẩm đang còn bị lãng phắ chưa được tận thu để nuôi bò, đặc biệt vào mùa khô, thức ăn cho bò thiếu trầm trọng.

Phương thức chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng đến công tác giống, vệ sinh thú y, việc đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình tổ chức phát triển sản xuất. Hiện nay có các phương thức chăn nuôi như: Chăn nuôi bò thịt quảng canh, tận dụng và sử dụng sức kéo; Chăn nuôi bò thịt bán thâm canh; Chăn nuôi bò thịt thâm canh. Công tác thú y: Nước ta có khắ hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho việc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong các giai đoạn chuyển mùa và những thời gian có độ ẩm cao. Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng của đàn gia súc mà còn cả đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của con người. Bò thường mắc một số bệnh nguy hiểm như: Bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán, lao, lở mồm long móngẦ Nhiệm vụ của công tác thú y là đề phòng và chống bệnh dịch cho đàn gia súc, kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuất bán. Công tác thú y liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi và người tiêu dùng, là nhân tố làm hạn chế các rủi ro sảy ra trong quá trình chăn nuôi. Với phương thức chăn nuôi bò thịt ở nước ta hiện nay thì tổ chức công tác thú y nhằm bảo đảm an toàn cho gia súc là vấn đề hết sức quan trọng, ngoài ra phải đáp ứng nhu cầu kinh phắ cho hoạt động của mạng lưới thú y, việc cung ứng thuốc thú y và vaccin phải thường xuyên, cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó đặc biệt chú ý các biện pháp phòng bệnh. Tổ chức tốt công tác tiêm phòng và tẩy ký sinh

trùng định kỳ cho đàn bò, khi dịch bệnh xảy ra cần huy động mọi nguồn lực để dập tắt ổ dịch, hạn chế sự lan rộng để bảo vệ sản xuất. Phải làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về vai trò, vị trắ của công tác thú y trong quy trình chăn nuôi bò thịt.

2.1.4.3 Sự phát triển của nền kinh tế và nông nghiệp

Khi nền kinh tế phát triển nhu cầu thịt tăng lên do thu nhập của dân cư cao hơn, thị trường đầu ra cho sản phẩm thịt được mở rộng; chăn nuôi bò thịt phát triển khi sản phẩm của chăn nuôi sẽ trở thành đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến này; khả năng tắch lũy cũng cao hơn và do vậy mà nền kinh tế có khả năng cung cấp vốn cho phát triển chăn nuôi bò thịt.

Chắnh sự phát triển của nông nghiệp trong đó có ngành trồng trọt sẽ bảo đảm cho sự phát triển của ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi bò thịt, khi chắnh ngành trồng trọt bảo đảm cung cấp nguồn thức ăn không nhỏ cho ngành chăn nuôi từ chắnh phẩm và phụ phẩm trong sản xuất trồng trọt.

2.1.4.4 Hệ thống tiêu thụ sản phẩm

Hệ thống tiêu thụ sản phẩm một mặt bảo đảm cho hiệu quả kinh doanh khi duy trì được mức giá cả phù hợp có lợi nhuận để bù đắp chi phắ đầu tư khá cao khi người chăn nuôi không phải tốn kém tìm kiếm khách hàng hay vận chuyển tiêu thụ. Ngoài ra việc tiêu thụ sản phẩm thông suốt sẽ bảo đảm chu kỳ kinh doanh chăn nuôi giúp giảm thiểu chi phắ khi phải kéo dài chu kỳ chăn nuôi bò do đình trệ tiêu thụ. Việc tiêu thụđảm bảo chu kỳ còn đảm bảo được chất lượng của thịt bò.

2.1.4.5 Chắnh sách phát triển chăn nuôi bò thịt

Chắnh sách phát triển chăn nuôi bò thịt của địa phương là tổng thể các biện pháp của chủ thể sử dụng để tác động vào quy mô sản lượng và năng suất chăn nuôi bò thịt của địa phương thông qua quản lý điều chỉnh quy hoạch phát triển, các quy định sử dụng đất nông nghiệp cho chăn nuôi, hỗ trợ tài chắnh và thuế, cải cách thủ tục hành chắnh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi bò thịt.

Trong các chắnh sách phát triển chăn nuôi thì quy hoạch giữ vai trò quyết định.Trên cơ sởđó bố trắ không gian cũng như khả năng huy động nguồn lực cho phát triển ngành chăn nuôi này. Nhưng quy hoạch đòi hỏi phải có các chắnh sách khác đồng bộ mới đảm bảo phát triển cho ngành, ngoài chắnh sách đất đai thì chắnh sách vốn, chắnh sách đào tạo nhân lực, chắnh sách khuyến nông, thú yẦ cũng rất quan trọng.

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)