4.2.4.1 Liên kết ngang
Để xác định các tổ chức liên kết trong chăn nuôi bò thịt chúng tôi đi sâu tìm hiểu về thực trạng liên kết trong chăn nuôi bò thịt, có 8,9% số hộ điều tra tham gia nhóm liên kết chăn nuôi bò thịt hàng hóa tại xã Quý Lộc. Đa số các hộ chăn
nuôi thường xuyên trao đổi thông tin về kỹ thuật, giá cả với nhau, điều này có thể giúp các hộ nắm được giá cả trong điều kiện không giao dịch thường xuyên.
Bảng 4.13: Tỷ lệ tham gia liên kết chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định
Chỉ tiêu Đvt Yên Định
N Hộ 56
Tỷ lệ gia đình có tham gia hội/nhóm chăn nuôi bò thịt % 8,9 Tỷ lệ hộ chăn nuôi thường xuyên trao đổi thông tin về
kỹ thuật, giá cả % 73,2
(Nguồn: Tắnh toán từ số liệu điều tra năm 2014)
Nhóm liên kết chăn nuôi bò thịt xã Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 2013. Sau khi thành lập, nhóm đã xây dựng lộ trình hoạt động và sinh hoạt theo đúng lộ trình cụ thể. Nhiều TBKT mới đã và đang áp dụng và đã tạo thành một tập quán của nhiều hộ chăn nuôi, tạo được nguồn thức ăn ổn định thương xuyên của các hộ gia đình này.
Thông qua cơ chế hoạt động của nhóm liên kết/tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt, đã lồng ghép các cơ chế phối hợp khác như:
- Chung nhau mua tinh bò thịt chất lượng cao (Drought master) cho nhóm liên kết chăn nuôi bò thịt. Số liều tinh được thú y xã phối cho các hộ thuộc nhóm liên kết
- Sau khi nhóm liên kết đi vào hoạt động, xã đã đề nghị Hội nông dân huyện cho vay 80 triệu đồng trong 2 năm với lãi suất 0,2%/tháng. Quỹ này sẽ giao lại cho nhóm và cho vay lại với lãi suất 0,6%/ tháng (0,3% cho xã, 0,1% trắch lại cho nhóm làm quỹ) mỗi lần vay là 4 hộ trong thời gian 6 tháng (để quay vòng).
- Chung nhau mua rỉ mật tại các nhà máy mắa đường trên địa bàn để chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi bò.
Đây là mô hình kiểu mới, kết hợp giữa các giải pháp tổ chức liên kết giữa các hộ chăn nuôi với nhau, liên kết giữa nhóm với các cơ sở thu gom/giết mổ, đồng thời thông qua hoạt động của nhóm liên kết đã lồng ghép các hoạt động phổ biến các TBKT mới như ủ và chế biến thân cây ngô, ủ rơm tươi, ủ rơm khô, trồng cỏ, tổ chức cùng nhau mua lượng rỉ mật làm nguồn nguyên liệu chế chiến thức ăn thô xanh. Qua quá trình tham gia nhóm liên kết và áp dụng các TBKT về thức ăn, giống mới, quản lý chuồng trại và phòng trừ dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi của các hộ tham gia mô hình đã được tăng lên rõ rệt. Nhóm liên kết bò thịt hàng hóa đã góp phần nâng cao nhân thức của người chăn nuôi ở địa phương hiểu rõ được các kỹ thuật chế biến thức ăn thô xanh, và việc áp dụng các kỹ thuật này hiện nay đã trở thành hoạt động thường xuyên của các hộ chăn nuôi bò thịt hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ bản về nhận thức và tác động của việc áp dụng các kỹ thuật mới này vào thực tế chăn nuôi, góp phần làm tăng quy mô đàn bò thịt, hiệu quả chăn nuôi.
Tham gia vào mô hình đã giúp người dân hiểu rõ hơn lợi ắch của việc tham gia nhóm liên kết, một số hoạt động nếu không có liên kết giữa các hộ thì từng hộ không thể làm được như cùng nhau mua rỉ mật vềủ với thân cây ngô, ủ rơm tươi. Điều này làm chuyển biến nhận tức của cả cộng đồng, đồng thời góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi chỉ dựa vào thức ăn không được chế biến và dự trữ.
4.2.4.2 Liên kết dọc trong chăn nuôi
Về liên kết dọc trong chăn nuôi, trong số 80 hộđiều tra, cũng chỉ có 8,9% số hộ tham gia vào nhóm liên kết chăn nuôi bò thịt là có liên kết chặt chẽ với thương lái thu gom bò thịt thông qua hợp đồng giúp nâng hiệu quả trong giao dịch với tác nhân này.
Thông qua các buổi sinh hoạt nhóm định kỳ giữa hộ chăn nuôi với thương lái các thông tin về thị trường đã được chia sẻ; từ đó thành viên của nhóm liên kết chăn nuôi bò thịt hàng hóa sẽ có định hướng và kế hoạch trong phát triển chăn nuôi bò thịt của mình. Ngoài ra, tham gia cùng với nhóm liên kết chăn nuôi, các thương lái tại huyện Yên Định đã ký kết hợp đồng nguyên tắc bao tiêu sản
phẩm của nhóm với nguyên tắc giá thu mua không thấp hơn giá trung bình của thị trường tại thời điểm đó. Nhờ việc giao dịch trực tiếp không qua các khâu trung gian nên đảm bảo được cả người chăn nuôi và thương lái thu mua đều tăng được lợi nhuận.
4.2.5 Tình hình tiêu thụ bò thịt trên địa bàn huyện Yên Định
Bảng 4.14: Bán bò từ các hộ chăn nuôi theo phương thức nuôi Chỉ tiêu Đvt Chuyên thịt Kết hợp Tắnh chung
N hộ 36 20 56
Số lượng bò bán trong năm Con/hộ 1,5 2,2 1,9 Tỷ lệ bán cho người thu gom % 88,9 95,8 91,4 Tỷ lệ bán cho lò mổ % 11,1 4,2 8,6
(Nguồn: Tắnh toán từ số liệu điều tra năm 2014)
Số bò được bán trung bình đạt 1,9 con/hộ/năm, bò được bán chủ yếu cho người thu gom trực tiếp tại địa phương, tỷ lệ bán trực tiếp cho lò mổđạt tương đối thấp (trung bình chỉ chiếm 8,6%).
Sơ đồ 4.1: Ngành hàng bò thịt huyện Yên Định
(Nguồn: Số liệu điều tra các tác nhân ngành hàng bò thịt huyện Yên Định năm 2014)
68 % 25 % 32 % Người chăn Bán lẻ Người tiêu dùng Thương lái ngoài 30 % 10 % Thu gom cấp 1 Bán buôn trong huyện Lò mổ Thu gom cấp 2 9 % 25 % 66 % 70 % 30 % 10 % Bán buôn ngoài huyện 100 % 100 % 35 %
Ngành hàng bò thịt huyện Yên Định hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân bao gồm: người chăn nuôi, thương lái, lò mổ, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng và các tác nhân khác. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp các hàng hóa đầu vào và các tổ chức tắn dụng.
Sản phẩm bò thịt xuất phát từ các hộ chăn nuôi chủ yếu được bán cho những người thu gom cấp 1 (66%), chỉ có một tỷ lệ nhỏ bán cho thu gom cấp 2 hoặc trực tiếp cho lò mổ. Bò thịt sau khi được những người thu gom nhỏ mua từ hộ chăn nuôi được bán chủ yếu cho những người thu gom lớn (thu gom cấp 2), một phần chuyển trực tiếp cho lò mổ. Bò từ những người thu gom cấp 2 sẽ được chuyển đi hai nơi chắnh: cho lò mổ (68%) và 32% cho các thương lái ngoài huyện Yên Định.Các cơ sở giết mổ bò thịt tại Yên Định rất đa dạng về quy mô và phương thức, có thể lò mổ giết thịt để trực tiếp bán hoặc bán buôn. Nhìn chung, khoảng 60% thịt bò được bán buôn, 30% chuyển tới người bán lẻ và khoảng 10% bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
4.2.6 Hiệu quả kinh tếtại các cơ sở chăn nuôi
Kết quả tắnh toán về các chỉ tiêu kinh tếđược thể hiện qua bảng 4.15 cho thấy: Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô chăn nuôi, các hộ chăn nuôi quy mô lớn bỏ ra 1 đồng chi phắ trung gian có thể thu về 0,5 đồng thu nhập hỗn hợp, chỉ tiêu này ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 0,48 lần. Nhìn chung đây là mức hiệu quả tương đối cao. Như vậy, có thể khẳng định ngành chăn nuôi bò có hiệu quả theo quy mô, điều này là phù hợp với nhận định của Đinh Xuân Tùng(2009).
Bảng 4.15: Kết quả trong chăn nuôi bò tại các cơ sở bình quân/năm
(Đvt: nghìn đồng)
Chỉ tiêu Dưới 4 con Từ 4 đến 5 con Trên 5 con chung Tắnh
N (hộ) 12 46 22 80 Chi phắ khả biến (VC) 37.697,4 45.667,4 51.265,4 46.011,4 - CP giống 26.742,4 33.818,8 35.421,7 33.198,1 - CP thức ăn 10.054,0 11.121,4 14.901,1 12.000,7 - CP thú y 343,9 270,0 337,1 299,5 - CP khác 557,1 457,2 605,5 513,0 Chi phắ bất biến (FC) 462,1 381,4 508,7 428,5 - Khấu hao 304,8 250,5 332,2 281,1 - Lãi vay 157,3 131,0 176,5 147,5 Tổng chi phắ (TC) 40.159,4 45.048,7 50.774,1 45.889,8 Giá trị sản xuất (GO) 56.158,5 68.557,5 79.394,6 69.677,9 - Giá trịđàn tăng thêm/năm 55.385,7 67.616,7 78.368,6 68.738,8 - Bán phân 772,8 940,8 1.026,0 939,0 VA/hộ/năm 18.461,1 22.890,1 28.129,2 23.666,5 MI/hộ/năm 17.999,0 22.508,7 27.620,5 23.238,0 VA/IC 0,5 0,5 0,6 0,5 MI/IC 0,5 0,5 0,5 0,5
Trong cơ cấu chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi bò, chi phắ con giống chiếm tỷ lệ lớn nhất (52,7%), sau đó đến chi phắ lao động (23,5%) và chi phắ thức ăn (21,1%); Lãi vay chiếm cơ cấu tương đối nhỏ trong tổng chi phắ (chỉ 0,3%).
Biểu đồ 4.6: Cơ cấu chi phắ trong chăn nuôi bò thịt tại các cơ sở chăn nuôi
(Nguồn: Tắnh toán từ số liệu điều tra năm 2014)
Sản phẩm chăn nuôi bò thịt tại các cơ sở tương đối đa dạng bao gồm: bê (đực/cái), bò tơ lỡ, bò thịt, bò loại thảiẦ và có thời gian/ chu kỳ tương đối khác nhau. Để tắnh toán kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt theo mục đắch chăn nuôi khác nhau, chúng tôi tiến hành quy đổi, tắnh toán với thời gian nuôi 1 năm và tắnh toán hiệu quả cho 100kg thịt tăng lên, cụ thể:
- Đối với bò sinh sản: chi phắ con giống để đẻ ra bê là tất cả chi phắ để nuôi bò mẹ từ khi phối giống đến lúc đẻ.
- Đối với bò thịt nuôi từ bê: chi phắ con giống là chi phắ mua bê, nếu bê của nhà đẻ ra (theo mục đắch nuôi bò cái Ờ bê Ờ bò thịt) thì ước tắnh giá con giống tại thời điểm nuôi theo giá thị trường và quy đổi thời gian nuôi về 1 năm.
Bảng 4.16: Kết quả chăn nuôi bò thịt theo mục đắch chăn nuôi tắnh trên 100kg thịt tăng thêm (nghìn đồng)
Chỉ tiêu Chuyên thịt Kết hợp Tắnh chung
N (hộ) 36 20 56 Chi phắ khả biến (VC) 25.916,7 26.127,2 25.991,8 - CP giống 18.750,0 18.497,1 18.659,7 - CP thức ăn 6.750,0 7.283,2 6.940,4 - CP thú y 138,9 115,6 130,6 - CP khác 277,8 231,2 261,1 Chi phắ bất biến (FC) 236,1 196,5 222,0 - Khấu hao 26.152,8 26.323,7 26.213,8 - Lãi vay 39.222,2 38.782,7 39.065,2 Tổng chi phắ (TC) 38.250,0 37.857,8 38.109,9 Giá trị sản xuất (GO) 555,6 578,0 563,6 - Giá trịđàn tăng thêm/năm 416,7 346,8 391,7 - Bán phân 13305,6 12655,5 13.073,4 VA/hộ/năm 13069,4 12459,0 12.851,4 MI/hộ/năm 0,51 0,48 0,50 VA/IC 0,50 0,48 0,49
(Nguồn: Tắnh toán từ số liệu điều tra năm 2014)
Phân tắch về kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt tại các cơ sở cho thấy: những hộ chăn nuôi bò chuyên thịt tuy có chi phắ con giống đầu vào cao hơn nhưng nhờ khả năng tăng trọng tốt (tỷ lệ bò hướng thịt cao hơn) và tắnh chuyên nghiệp trong chăn nuôi nên thu nhập hỗn hơp thu được trên chi phắ trung gian bỏ ra cao hơn so với các hộ chăn nuôi bò thịt theo hướng kết hợp.
4.3Phân tắch các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt tại các hộchăn nuôi chăn nuôi
Nhằm đánh giá những yếu tố khó khăn trong đầu tư kinh phắ, cơ chế chắnh sách, kỹ thuật, thị trường và dịch vụ ảnh hưởng đến việc tổ chức chăn nuôi bò chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm với các hộ chăn nuôi, các tác nhân khác trong ngành hàng cũng như với cán bộ quản lý địa phương.
4.3.1.1 Nhóm yếu tố về thức ăn
Bảng 4.17: Tình trạng thức ăn thô xanh tại các cơ sở chăn nuôi bò
Chỉ tiêu
Dưới 4 con Từ 4 đến 5 con Trên 5 con Tắnh chung
Tháng % Tháng % Tháng % Tháng %
Thiếu 3,1 56,0 3,0 49,9 2,6 41,2 2,9 48,4 Đủ 7,3 100,0 8,2 100,0 9,4 100,0 8,4 100,0 Thừa 1,6 150,0 0,8 138,8 0,7 102,3
* Đủ = 100%; Thiếu, Thừa = 100% +/- % thiếu thừa
(Nguồn: Tắnh toán từ số liệu điều tra năm 2014)
Nguồn thức ăn xanh cho chăn nuôi bò tại địa phương rất đa dạng bao gồm nguồn cỏ tự nhiên, cỏ trồng và các nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác như lá ngô, lá mắa; tuy nhiên nguồn thức ăn xanh này không ổn định và mang tắnh chất mùa vụ cao: thừa trong mùa khai thác và thường thiếu trong các tháng mùa đông. Tắnh chung, thời gian thiếu thức ăn ở các hộ chăn nuôi là 2,9 tháng/năm với lượng thiếu lên tới gần 50% nhu cầu của đàn bò. Các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa có thời gian thiếu thức ăn/năm dài hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, điều này cho thấy các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ phụ
thuộc phần lớn vào nguồn thức ăn thô xanh sẵn có (mang tắnh mùa vụ cao), trong thời gian này họ phải cho bò ăn các thức ăn dự trữ như rơm khô hay các loại thức ăn tận dụng khác như thân chuối hay tăng thêm lượng cám để thay thế cho chất xanh, khi đó bò được chăn nuôi chủ yếu với mục đắch giữ xác để chờđến thời điểm thức ăn dồi dào; trong khi đó các hộ chăn nuôi quy mô lớn phần nào đã chủ động được thức ăn cho bò nhờ có diện tắch cỏ trồng. Ngược lại, ở thời điểm dồi dào thức ăn thì lượng thức ăn thừa tới 138% đến 150% so với nhu cầu thực tế của đàn bò, tuy nhiên lượng thức ăn thừa này cũng chỉđể lãng phắ hoặc sử dụng vào các mục đắch khác như thân cây ngô phơi khô để đốt chứ chưa được chế biến để tận dụng vào thời điểm thiếu thức ăn cho chăn nuôi bò.
Biểu đồ 4.7: Khó khăn trong trồng cỏ nuôi bò
(Nguồn: Tắnh toán từ số liệu điều tra năm 2014)
Đánh giá các khó khăn trong việc trồng cỏ nuôi bò tại các hộ cho thấy: yếu tố cản trở lớn nhất là Ợthiếu đất trồngỢ, diện tắch ruộng được dành để trồng hoa màu và thường xa nhà không thuận tiện cho việc thu hoạch, ngoài ra Ợthiếu nước tưới vào mùa đôngỢ cũng là yếu tố hạn chế chắnh với sốđiểm trung bình là 2,3 điểm.
4.3.1.2 Nhóm yếu tố về kỹ thuật
Bảng 4.18: Các yếu tố cản trở đến việc chăn nuôi giống bò lai hướng thịt
Chỉ tiêu ĐVT Mức độ cản trở
N hộ 56
Tỷ lệ hộ nuôi giống bò lai hướng thịt % 8,9
Cản trở trong việc nuôi bò giống mới
Thông tin về con giống hạn chế Điểm 3,4 Khó tiếp cận nguồn tinh bò hướng thịt Điểm 2,9 Chếđộ nuôi dưỡng của bò lai hướng thịt cao Điểm 2,5 Thương lái ép giá vì giống không phổ biến Điểm 4,2
(Đánh giá mức độ cản trở: 1- ắt khó khăn nhất; 5- khó khăn nhiều nhất)
(Nguồn: Tắnh toán từ số liệu điều tra năm 2014)
Tỷ lệ hộ chăn nuôi giống bò lai hướng thịt còn tương đối thấp (chỉ chiếm 8,9% số hộ điều tra). Khó khăn lớn nhất được các hộ đưa ra đó là việc chăn nuôi giống bò lai hướng thịt mới phát triển và thường bị thương lái ép giá do quan niệm lâu nay của địa phương bò đẹp là bò có lông đỏ tắa, mũi đenẦ nhưng ở giống bò lai mới này có lông hung, mõm hoe. Tuy nhiên, đối với các hộ đã chăn nuôi giống bò lai hướng thịt thì tỷ lệ và chất lượng thịt cao mới chắnh là giá trị, do vậy yếu tố cản trở này sẽ sẽ không còn là vấn đề trong tương lai gần. Ngoài ra, một số yếu tố cản trở khác như thông tin về con giống hay độ sẵn có của nguồn tinh cũng là vấn đề lớn tác động đến việc chăn nuôi giống bò lai hướng thịt của các hộ chăn nuôi.
Vỗ béo bò là một trong những giải pháp nâng cao khả năng sản xuất thịt, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi, tuy nhiên tỷ lệ hộ có vỗ béo bò chỉ chiếm 32,5% số hộ nuôi bò, cao nhất đối với nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn.
Bảng 4.19: Tỷ lệ cơ sở có vỗ béo bò và khó khăn trong việc vỗ béo bò
Chỉ tiêu ĐVT Dưới 4 con Từ 4 đến 5 con Trên 5 con chung Tắnh
N hộ 12 46 22 80
Tỷ lệ cơ sở có vỗ béo bò % 16,7 30,4 45,5 32,5
Cản trở trong việc vỗ béo bò
Không biết kỹ thuật Điểm 3,6 3,2 3,1 3,2 Thiếu vốn đầu tư Điểm 3,8 3,0 2,7 3,0 Hiệu quả kinh tế chưa rõ Điểm 1,5 2,0 2,0 1,9
(Đánh giá khó khăn: 1- ắt khó khăn nhất; 5- khó khăn nhiều nhất)
(Nguồn: Tắnh toán từ số liệu điều tra năm 2014)
Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, việc vỗ béo của các hộ chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm: bò được tăng khẩu phần tinh bột cao hơn mức bình thường chứ