Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 32)

2.2.2.1 Quy mô và sản lượng thịt bò

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê (2014) số lượng đàn bò của Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2001-2006, tốc độ tăng trưởng đàn đạt 9,1%/năm (từ 3.899.683 con lên 5.540.700 con). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2007 Ờ 2013 đàn bò có xu hướng giảm dần do nhiều lý do, trong đó phải kểđến một số nguyên nhân chắnh như: điều kiện thời tiết không thuận lợi (nhưđợt rét đậm rét hại năm 2008 khiến hơn 50.000 trâu bò chết rét, dịch bệnh, diện tắch chăn thả ngày càng bị thu hẹp và thời gian tái đàn chậm (Cục Chăn nuôi, 2010).

Biểu đồ 2.1: Biến động số lượng và sản lượng bò thịt Việt Nam giai đoạn 2001-2013

Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 5,18 triệu con bò, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số lượng tăng lên chủ yếu là bò sữa, đạt 200,4 nghìn con, tăng 26 nghìn con (+14%) so cùng kỳ. Sản lượng thịt bò 6 tháng đầu năm đạt xấp xỉ cùng kỳ. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt bò của Việt Nam vào khoảng 408 nghìn tấn, tăng 2 nghìn tấn so với năm 2013. Sản lượng thịt bò của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 393 nghìn tấn và để đáp ứng đủ nhu cầu cần phải nhập khẩu ắt nhất 15 nghìn tấn.

Trái ngược với xu hướng tăng, giảm của số lượng bò thì sản lượng thịt bò hơi lại có xu hướng tăng đều đặn qua các năm. Sản lượng thịt bò năm 2013 đạt 285,4 ngàn tấn, gấp 3 lần so với năm 2001 (97,8 ngàn tấn). Điều này cho thấy, năng suất bò thịt của Việt Nam đã có sự tăng lên đáng kể do thay đổi cơ cấu giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và sự chuyên nghiệp của người chăn nuôi.

2.2.2.2 Hệ thống giống bò thịt

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, tắnh đến 1/10/2012 tỷ lệ bò lai Zêbu đạt 44 % tổng đàn. Bò Zêbu hiện đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, chủ yếu là lai Sind, lai Sahiwal và Brahman, chúng được tạo ra bằng sử dụng tinh bò đực Zêbu cho lai với bò cái địa phương. Bò lai hướng thịt có tốc độ tăng trọng và sinh trưởng nhanh, có trọng lượng trưởng thành từ 250 - 290 kg và tỷ lệ thịt xẻ cao từ 49 - 50%. Bò Zêbu thuần dễ thắch nghi với điều kiện khắ hậu nước ta, thắch hợp với hình thức bán chăn thả, bò có khối lượng trưởng thành 400 - 450 kg, tỷ lệ thịt xẻ từ 49-50%.

Giống bò Vàng có trọng lượng trưởng thành nhỏ, sinh trưởng chậm, trọng lượng trung bình con đực là 180 - 200 kg, con cái từ 150 - 160 kg. Bò Vàng có tỷ lệ thịt xẻ thấp khoảng 43- 44% so với khối lượng sống.Theo Nguyễn Kim Đường (2008), bò Vàng vẫn là giống bò được nuôi chủ lực ở Nghệ An, bò Laisind và các giống khác còn ắt, cho thấy chăn nuôi bò ở Nghệ An năng suất còn hạn chế. Ở vùng núi bò vàng chiếm ưu thế tuyệt đối, bò Laisind ở vùng đồng bằng nhiều hơn. Quy mô chăn nuôi bò trong các nông hộ còn nhỏ, giảm

dần từ vùng núi cao đến vùng núi và vùng đồng bằng, nhóm hộ khá có quy mô đàn bò lớn hơn nhóm hộ trung bình và kém. Khối lượng của bò cái Vàng dưới 3 tuổi và trên 3 năm tuổi tương ứng là 179,74 kg/con và 216,59 kg/con hơi cao hơn so với trước đây. Điều này chứng tỏ điều kiện chăn nuôi và chất lượng con giống bò Vàng đã được cải thiện. Khối lượng của bò cái Laisind dưới 3 tuổi và trên 3 năm tuổi tương ứng là 243,40 kg/con và 264,65 kg/con, thấp hơn so với tiềm năng ưu thế lai của con lai. Điều kiện chăn nuôi chưa đáp ứng được nhu cầu của bò Laisind.

Từ năm 2002, giống bò thịt cao sản Braman, Droughtmaster của Australia đã được nhập vào nước ta khoảng 3.000 con, đang được nuôi tại Tuyên Quang, TP. Hồ Chắ Minh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế... Kết quả cho thấy giống bò thịt cao sản này có khả năng thắch nghi với điều kiện thời tiết Ờ khắ hậu nước ta.

Hiện chúng ta chỉ có duy nhất một cơ sở là Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì) sản xuất được tinh bò. Hàng năm, Trạm nghiên cứu này sản xuất tinh đông lạnh cung cấp cho cả nước với số lượng gần 600.000 liều, trong đó số lượng tinh bò thịt chiếm gần 70% (tương ứng 411.234 liều). Ngoài nguồn tinh sản xuất trong nước, hàng năm các đơn vị, các tỉnh nhập về một số lượng tinh tương đối lớn như năm 2011 là trên 400.000 liều; năm 2012 là 550.000 liều, trong đó bò thịt xấp xỉ 200.000 liều và năm 2013 nhập khẩu trên 600.000 liều (trong đó 310.000 liều tinh bò thịt, chủ yếu là tinh bò thịt chất lượng cao). Như vậy, có thể thấy nguồn tinh bò thịt nhập khẩu là tương đương số lượng tinh sản xuất trong nước.(Cục Chăn nuôi, 2014).

2.2.2.3Một số chắnh sách liên quan đến phát triển chăn nuôi bò thịt

Đã có nhiều quy định, quyết định và pháp lệnh liên quan tới giống vật nuôi như cải tiến các giống, nhập khẩu các giống ngoại, hỗ trợ nuôi giữ giống gốc, quản lý và sử dụng con giống đực được ban hành. QĐ 225/QĐ-TTg về cải tiến các giống gia súc, gia cầm và nhập khẩu các giống ngoại để cải tạo đàn giống giai đoạn 2001-2005. Quyết định số: 66/2005/QĐ-BNNBan hành Quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống. QĐ 125-CT về việc cấp bù kinh phắ để duy trì và nâng cao

chất lượng đàn gia súc, gia cầm giống gốc. Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Quyết định số 150/2005/QĐ-TTgPhê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Phát triển đàn bò thịt có năng suất cao, thịt ngon, đáp ứng nhu cầu thịt và da. Đến năm 2010 tổng đàn bò từ 6,5 - 6,7 triệu con, đàn trâu từ 2,8 - 3 triệu con. Phân loại đánh giá để có biện pháp nâng cao chất lượng đàn bò sữa hiện có; phát triển đàn bò sữa chủ yếu ởđịa phương có đủ điều kiện, đến năm 2010 đạt 200.000 con, trong đó 100.000 con bò cái vắt sữa, sản lượng sữa tươi 300.000 tấn/năm.

Ngoài ra, chắnh phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT còn ban hành một số các quyết định, quy định, thông tư liên quan đến quản lý dịch bệnh và vệ sinh giết mổ.Quyết định số 93/CP về thực hiện các luật thú y đối với việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát điều kiện vệ sinh trong giết mổ, chế biến thịt và phân phối thịt. Quyết định số 389/NN- TY/QĐ về các quy trình kiểm tra dịch bệnh, kiểm soát giết mổ và kiểm soát vệ sinh thú y. Quyết định số 99/NN-TY/QĐ về các văn bản hướng dẫn về vệ sinh thú y cho các lò mổ. Thông tư số 05-LB/TT các hướng dẫn cho điều kiện giết mổ, kinh doanh và vận chuyển lợn, trâu bò thịt. Quyết định số 62/2002/QĐ-BNN Ban hành Quy định vùng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Ngày 1 tháng 3 năm 2011, Thủ Tướng Chắnh phủ có quyết định số: 315/QĐ-TTg về việc thức hiện thắ điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013. Quyết định được đánh giá là động lực góp phần khuyến khắch người nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, đối tượng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai dịch bệnh.

2.2.3 Mt s nghiên cu có liên quan đến phát trin chăn nuôi bò tht

2.2.3.1 Nghiên cứu về những yếu tố hạn chếđến phát triển chăn nuôi bò thịt

Theo Musemwa (2008), các yếu tố làm giảm năng suất bò thịt là do dịch bệnh, thiếu nguồn thức ăn, quản lý yếu kém về giống và thị trường. Để phát triển bền vững và tăng sựđóng góp của chăn nuôi bò góp phần xóa đói giảm nghèo,

điều cần thiết là phải chọn tạo các giống bò phù hợp với điều kiện địa phương và phải giải quyết đồng bộ những cản trở kỹ thuật cũng như những khó khăn về thị trường.

Tawadchai Suppadit (2006) khi nghiên cứu mức độ áp dụng thực hành chăn nuôi tốt trong các cơ sở chăn nuôi bò thịt ở Thái Lan, chỉ ra rằng, các yếu tố như trình độ văn hóa, mức thu nhập từ chăn nuôi bò, cơ hội tiếp cận các tư vấn về chăn nuôi bò, quy mô đàn bò, nguồn thông tin là các yếu tốảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến việc áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi tốt trong chăn nuôi bò thịt ở Thái Lan. Tác giả cũng kiến nghị rằng, điều cần thiết là phải tìm được thị trường bò thịt và áp dụng một mức giá tiêu chuẩn cho bò thịt và có sự hợp tác điều phối giữa các cơ quan nhà nước và tư nhân và giữa các cơ sở chăn nuôi bò thịt.

2.2.3.2Một số nghiên cứu về các phương thức chăn nuôi bò và ngành hàng bò thịt

Hoàng Thị Hương Trà và cs (2010) cho rằng nguồn cung cấp đầu vào chuỗi thịt bò của Bắc Cạn đóng vai trò quan trọng. Người cung cấp giống/ người chăn nuôi bò thịt/ nông dân. Người chăn nuôi cung cấp nguồn bò sống đầu tiên, bò được nuôi ở các hộ chăn nuôi nhằm đem lại lợi nhuận. Người thu gom/người đóng vai trò trung gian. Lái buôn địa phương đóng vai trò là người trung gian, làm các việc trung gian từ người chăn nuôi đến người thu gom nhỏ. Họ là người địa phương nên họ biết ai là người có bò và ai muốn bán bò. Hơn nữa, họ am hiểu lợi thế của thị trường địa phương. Lái buôn/người bán buôn tham gia trực tiếp vào mua bán và vận chuyển bò, họ cũng có thể mua bò từ người chăn nuôi để nuôi tắch trữ. Họ là mắt xắch chắnh của việc trả tiền mặt bởi vì có thể họ không phải là người dân địa phương. Lò mổ mua bò sống về mổ và phân phát thịt cho người bán lẻ, có thể họ là người cung cấp chắnh, họ thường tắch trữ một lượng nhỏ bò sống để cung cấp cho thị trường một cách đều đặn. Hầu hết các thiết bị của lò mổ với hệ thống bảo quản ướp lạnh dự trữ không đến nỗi thô xơ. Các lò mổ này nằm gần các thành phố, ở các vùng nông

thôn có các lò mổ nhỏ. Họ mua bò từ các hộ chăn nuôi hoặc/và những người thu gom hoặc lái buôn ở chợ, họ giết mổ bò và bán ra chợ cóc và /hoặc phân phối một số cho người bán lẻ. Người bán lẻ: Người bán lẻ bán ở các chợ cóc, các quầy thực phẩm và/hoặc phân phối cho nhà hàng và khách sạn; đây là mắt xắch cuối cùng kết nối với người tiêu dùng.

Theo Hoàng Mạnh Quân và cs (2009) khi nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt ở các nông hộđã được chuyển giao TBKT tại Quảng Trạch, Quảng Bình, cho thấy nguồn thức ăn, dịch bệnh, chuồng trại, con giống và phòng trừ dịch bệnh không phải là yếu tố hạn chế đến khả năng và hiệu quả sản xuất chăn nuôi bò. Yếu tố hạn chế có thể là chếđộ nuôi dưỡng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của con vật.

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điu kin t nhiên

3.1.1.1 Vị trắ địa lý

Yên Định là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo sông Mã, phắa bắc và phắa tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Vĩnh Lộc, phắa đông giáp huyện Vĩnh Lộc (lấy sông Mã làm ranh giới), phắa tây giáp huyện Ngọc Lặc, phắa tây và tây nam giáp huyện Thọ Xuân, phắa nam giáp huyện Thiệu Hoá (lấy sông Cầu Chày làm ranh giới).

Hình 3.1 Vị trắ địa lý huyện Yên Định

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Yên Định, 2014)

Huyện Yên Định cách thành phố Thanh Hoá 28 km về phắa tây bắc, cách Hà Nội 160 km theo đường Hồ Chắ Minh, cách cửa khẩu Na Mèo (Việt Nam - Lào) 150 km theo quốc lộ 45. Đây là những thị trường đầu vào (con giống), đầu ra (bò thịt) lớn, thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi bò thịt tại địa phương.

Ngoài ra, Yên Định còn nằm trên trục đường quốc lộ 45, các tuyến tỉnh lộ nối với các trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như: Khu công nghiệp Lam Sơn, Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành, thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn. Các tuyến đường này thực sự là cầu nối quan trọng thúc đẩy kinh tế huyện phát triển toàn diện.

3.1.1.2 Địa hình Ờ đất đai

Huyện Yên Định có địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình 200Ờ400 m, độ dốc trung bình 25-30ồ, giữa có thung lũng sông Mã chảy dài hơn 40 km.Do địa hình nằm dọc theo sông Mã nên tài nguyên đất đai của Yên Định phần lớn là đất phù sa phân bố tập trung. Diện tắch tự nhiên 21.024,12ha, trong đó đất nông nghiệp là 12.608,94 ha(chiếm 58,50%), đất lâm nghiệp 836,77ha (chiếm 4,17%), đất chuyên dùng 2.994,99 ha(chiếm 16,45%), đất ở 853,30 ha(chiếm 4,05%) và đất chưa sử dụng 3.730,12ha (chiếm 16,83%).

Số liệu về tình hình sử dụng đất đai huyện Yên Định cho thấy diện tắch đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng (bình quân 2,5%/năm), trong đó diện tắch đất trồng cây hàng năm có mức tăng trưởng bình quân 5,5%. Cây trồng hàng năm của huyện Yên Định bao gồm: lúa, ngô và đặc biệt là diện tắch mắa đường nguyên liệu của hai nhà máy lớn (mắa đường Lam Sơn và Việt - Đài). Diện tắch trồng mắa năm 2014 tại huyện Yên Định đạt 335 ha, trồng lúa (cả năm) 18.200 ha, trồng ngô 3.900 ha, trồng đậu tương 1.700 ha và trồng lạc 200 ha.Đây là những cây trồng có nguồn phụ phẩm lớn có thể tận dụng để phát triển chăn nuôi bò thịt. Ngoài ra, với địa hình dọc sông Mã nên diện tắch cỏ tự nhiên dọc triền đê tại địa phương cũng tương đối lớn, có thể tận dụng để chăn dắt hoặc thu hoạch cho chăn nuôi bW. Tuy nhiên, diện tắch đất chưa sử dụng, bao gồm cả diện tắch cỏ tự nhiên có xu hướng giảm (trung bình 8,3%/năm) làm hạn chế khả năng chăn dắt trong chăn nuôi bò.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai huyện Yên Định giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TN 21.024,1 100,0 21.024,1 100,0 21.024,1 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Đất nông nghiệp 12.608,9 60,0 13.164,5 62,6 13.237,7 63,0 104,4 100,6 102,5 1.1.Đất sản xuất NN 11.649,9 55,4 12.220,0 58,1 12.290,0 58,5 104,9 100,6 102,7 - Đất trồng cây hàng năm 8.864,7 42,2 9.836,5 46,8 9.843,5 46,8 111,0 100,1 105,4 - Đất trồng cây lâu năm 2.785,2 13,2 2.383,5 11,3 2.446,5 11,6 85,6 102,6 93,7 1.2. Đất lâm nghiệp 836,8 4,0 820,5 3,9 820,5 3,9 98,1 100,0 99,0 1.3. Đất nuôi trồng TS 122,3 0,6 124,0 0,6 127,2 0,6 101,4 102,6 102,0

2. Đất phi nông nghiệp 4.685,1 22,3 4.659,2 22,2 4.665,6 22,2 99,4 100,1 99,8

2.1. Đất chuyên dùng 2.995,0 14,2 3.035,4 14,4 3.067,5 14,6 101,3 101,1 101,2 2.2. Đất thổ cư 853,3 4,1 878,1 4,2 882,4 4,2 102,9 100,5 101,7 3.3. Đất phi NN khác 836,8 4,0 745,7 3,5 715,7 3,4 89,1 96,0 92,5

3. Đất chưa sử dụng 3.730,1 17,7 3.200,4 15,2 3.120,8 14,8 85,8 97,5 91,5

3.1.1.3 Thời tiết, khắ hậu

Theo cổng thông tin điện tử huyện Yên Định, Yên Định nằm trong vùng khắ hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khắ bình quân năm Tắnh chung từ 22 đến 25oC. Biên độ ngày đêm từ 7 đến 10oC, biên độ năm từ 11 đến 12 oC.Lượng mưa tương đối lớn, phân bố không đồng đều ở các vùng và các tháng trong năm. Lượng mưa Tắnh chung năm 1.500 đến 2.100 mm, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 (chiếm trên 85% lượng mưa cả năm), nhiều nhất là các tháng 7, 8, 9 và tháng 10. Mùa mưa thường gây lũống ở vùng núi cao, gây xói mòn mạnh đất đai và hoa màu. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)