Để đánh giá mức độ tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, thú y và tắn dụng của các hộ chăn nuôi bò thịt, chúng tôi tập trung tắnh toán ở những hộ có chăn nuôi
bò thịt (bao gồm hộ chăn nuôi bò chuyên thịt và hộ chăn nuôi bò kết hợp sinh sản Ờ nuôi thịt mà không tắnh đến những hộ chỉ chuyên chăn nuôi bò sinh sản). Tỷ lệ có tiêm phòng cho bò tại các hộ chăn nuôi bò thịt đạt 85,7%, tuy nhiên đây là giá trị tắnh trên số hộđiều tra, nếu xét tỷ lệ tiêm phòng trên tổng đàn thì tỷ lệ này chỉđạt 67,9% do các họ có chăn nuôi bò sinh sản thường tránh không tiêm khi bò đang có chửa.
Bảng 4.12: Tiếp cận các dịch vụ của các hộ chăn nuôi bò thịt
Chỉ tiêu ĐVT Tiếp cận dịch vụ
N Hộ 56
Tỷ lệ hộ tiêm phòng bệnh cho bò/hộ % 85,7 Tỷ lệ tiêm phòng/ tổng đàn % 67,9
Tỷ lệ TTNT % 48,2
Tỷ lệ hộ nắm rõ thông tin về nguồn tinh bò % 39,3 Tỷ lệđược tham gia tập huấn về chăn nuôi bò % 44,6
% Có áp dụng vào SX % 46,4
Tỷ lệ hộ có vay vốn cho chăn nuôi bò % 25,0
Số tiền vay bình quân Triệu 55,4
Mục đắch vay
Mua giống % 85,7
Mua thức ăn % 21,4
Đầu tư chuồng trại, thiết bị % 7,1
(Nguồn: Tắnh toán từ số liệu điều tra năm 2014)
Tỷ lệ hộ có thụ tinh nhân tạo cho bò còn thấp (trung bình chỉđạt 48,2%), các hộ chăn nuôi vẫn có thói quen sử dụng bò đực giống để nhảy trực tiếp. Không phủ nhận bê đẻ ra từ thụ tinh nhân tạo đẹp và đồng đều hơn hẳn khi sử dụng bò đực nhảy trực tiếp, tuy nhiên lý do mà người dân đưa ra khi không thụ tinh nhân tạo
đó là: (i) cán bộ dẫn tinh viên ắt, khi gọi được đến phối nhiều khi bò đã qua chu kỳ động dục, (ii) bò thụ tinh nhân tạo hay bị viêm nhiễm hơn là nhảy trực tiếp gây ảnh hưởng đến năng suất các lứa đẻ sau.
Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa, huyện Yên Định đã có nhiều chương trình đào tạo nghề cho nông dân, trong đó có cả đào tạo, tập huấn về chăn nuôi bò thịt. Nhiều kỹ thuật đã được chuyển giao cho bà con như: chế biến thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡngẦ Đã có 44,6% số hộđiều tra được tham gia tập huấn về chăn nuôi bò, tuy nhiên chỉ có 46,4% số hộ được tập huấn có thể áp dụng được vào sản xuất do nhiều nguyên nhân. Vắ dụ: với kỹ thuật làm bánh dinh dưỡng cho chăn nuôi bò thịt, người chăn nuôi đánh giá về kỹ thuật là hoàn toàn đơn giản, dễ làm, tuy nhiên thành phần nguyên liệu để chế biến (rỉ mật) không có sẵn, các nhà máy mắa đường tại địa phương không bán lẻ rỉ mật, hộ chỉ có thể mua với số lượng lớn nên đơn lẻ cá nhân không thể tiếp cận.
Có 25% số hộ điều tra có vay vốn để phát triển chăn nuôi bò với số tiền trung bình là 55,4 triệu/hộ, mục đắch vay chủ yếu là đầu tư mua con giống. Xét về nhu cầu vay vốn của hộ chăn nuôi thì đa số các hộ muốn tiếp cận nguồn vốn tắn dụng ưu đãi để phát triển chăn nuôi, tuy nhiên trên thực tếđể tiếp cận được với các nguồn vốn này là không hề dễ dàng. Kết quả phỏng vấn sâu các hộ chăn nuôi cho thấy, để vay ngân hàng với tư cách cá nhân các hộ chăn nuôi cần phải có tài sản thế chấp, tuy nhiên việc định giá tài sản (đất, vườn) tương đối thấp khiến khoản vay là không đủ cho mục đắch phát triển chăn nuôi bò thịt.