3.1.2.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ ra đời ngày 07/03/2006. Đây chính là chi nhánh thứ 13 của ABBANK nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng đang dạng của nền kinh tế xã hội cũng như quan hệ hợp tác quốc tế của nước ta và các nước trên thế giới đang ngày càng phát triển.
Trụ sở giao dịch của ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ đặt tại số 74 – 76 Hùng Vương, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ, và đây là Chi nhánh cấp 1 của ABBANK tại tỉnh Cần Thơ. ABBANK Cần Thơ hiện nay có 3 phòng giao dịch trực thuộc: ABBANK An Nghiệp, ABBANK Ô Môn, ABBANK Cái Răng.
3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ và quyền hạn của ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ
a) Chức năng
Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các hình thức tiền gửi có và không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển từ các tổ chức trong nước, vay vốn tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các hoạt động thanh toán thẻ.
b) Nhiệm vụ
Ngân hàng thực hiện việc công bố, niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tỷ lệ hoa hồng, các lệ phí, tiền phạt trong kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng theo đúng quy định của NHNN Việt Nam. Ngân hàng có trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình, chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng, toàn bộ vốn tự có và tài sản hợp pháp khác của ngân hàng, giữ bí mật về số liệu hoạt động của khách hàng ngoại trừ trường hợp có yêu cầu văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định.
c) Quyền hạn
Ngân hàng có quyền tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi phí, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, về sự tăng trưởng và đảm bảo vốn của mình. Đối với khách hàng vay vốn, Ngân hàng có quyền yêu cầu xuất trình các tài liệu hồ sơ cung cấp thông tin và tình hình sản xuất kinh doanh về tài chính để xem xét cho vay. Ngân hàng không cho vay các dịch vụ khác khi thấy trái pháp luật không đem lại hiệu quả cho ngân hàng.
3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
Cơ cấu tổ chức của ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ bao gồm 1 Giám Đốc, 2 Phó Giám Đốc và 04 phòng ban, 03 phòng giao dịch, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Giám Đốc. Cụ thể tổ chức nhân sự của Ngân hàng được thể hiện qua hình 3.1:
* Giám Đốc:
Là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc về kết quả hoạt động của chi nhánh, được bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm bởi Hội đồng quản trị Ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sựủy quyền của Tổng giám đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do người được ủy quyền thực hiện về cho ABBANK hội sở.
* Phó Giám Đốc
Là người giúp Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc, thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc nảy sinh khi Giám đốc vắng mặt. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm của Tổng giám đốc.
* Phòng Hành chánh và quản lý nhân sự: Bao gồm 2 bộ phận là bộ phận Hành chánh, bộ phận Nhân sự.
* Phòng Kế toán và Ngân Quỹ: Bao gồm bộ phận Kế toán giao dịch và bộ phận Kho quỹ.
Thực hiện nghiệp vụ quản lý toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và ABBANK. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp, thu chi các khoản tiền mặt lớn.
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các nghiệp vụ Ngân hàng liên quan đến thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ
Giám Đốc Phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Tín dụng Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân Phòng Quan hệ KH doanh nghiệp Bộ phận Thanh toán quốc tế Bộ phận Quản lý rủi ro Bộ phận Quản lý tín dụng Phó giám đốc phụ trách kế toán – kho quỹ Phòng Kế toán và Ngân quỹ Bộ phận Kế toán giao dịch Bộ phận Kho quỹ Phòng giao dịch Ô Môn Phòng giao dịch Cái Răng Phòng giao dịch An Nghiệp Phòng Hành chánh – nhân sự Bộ phận Hành chánh Bộ phận Nhân sự
* Phòng Quan hệ khách hàng: Được chia làm 3 bộ phận
Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các nhân để khai thác vốn, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng cá nhân.
Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng.
Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của ABBANK. * Phòng Tín dụng: Bao gồm 2 bộ phận
Bộ phận quản lý rủi ro: Làm công tác tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, quản lý giám sát các danh mục cho vay đầu tư, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Bộ phận Quản lý tín dụng: Quản lý các món vay, giải ngân, thu nợ và thực hiện công tác báo cáo tín dụng.
* Các phòng giao dịch
Tổ chức công tác hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo quy định của ABBANK.
Thực hiện công tức tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động.
Thực hiện công tác tự kiểm tra kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị đồng thời chịu sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoặc đột xuất của các đơn vị liên quan.
3.1.2.4 Các sản phẩm và dịch vụ của NH
* Sản phẩm tiền gửi: Ngân hàng huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như sau:
- Tiền gửi thanh toán: Các cá nhân, doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế có thể mở tài khoản tại Ngân hàng nhằm thực hiện các khoản chi trả, thanh toán lẫn nhau phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động tiêu
Một số sản phẩm hiện nay của ngân hàng + Tiền gửi thanh toán bằng VNĐ; + Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ; + Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ;
+ Siêu tài khoản thanh toán;
+ Tiền gửi có kì hạn bằng ngoại tệ; + Tiền gửi thanh toán gia tăng giá trị; + Tiền gửi ký quỹ;
+ Tiền gửi doanh nghiệp rút vốn linh hoạt. + Tiền gửi dài hạn lãi suất thả nổi
- Tiền gửi tiết kiệm:
Đây là khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư mà Ngân hàng đang giữ hộ khách hàng và cũng là khoản tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, là nguồn tiền lớn nhất mà Ngân hàng dùng để cho vay, là nguồn vốn kinh doanh mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng.
Ngân hàng có nhiều loại tiền gửi tiết kiệm đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi ngày càng gia tăng của khách hàng, bao gồm:
+ Tiết kiệm không kì hạn bằng VNĐ; + Tiết kiệm không kì hạn ngoại tệ; + Tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ; + Tiết kiệm có kì hạn bằng ngoại tệ; + Tiết kiệm online – Esaving; + Tiết kiệm đúng nghĩa – Bảo hiểm trọn đời; + Tiết kiệm “Tích lũy cho tương lai”;
+ Tiết kiệm cho khách hàng từ 50 tuổi.
* Sản phẩm tín dụng: Một số sản phẩm hiện tại của ngân hàng: + Cho vay du học;
+ Cho vay mua xe ô tô;
+ Cho vay mua nhà, đất, xây sửa chửa nhà; + Tài trợ vốn lưu động;
+ Tài trợ nhập khẩu;
+ Cho vay cầm cố hàng hóa.
* Dịch vụ ngân hàng
Ngoài các sản phầm tiền gửi và tín dụng, Ngân hàng có các loại dịch vụ như sau:
+ Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán thuế;
+ Dịch vụ thanh toán quốc tế;
+ Các dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân như: Dịch vụ chứng minh tài chính du học, dịch vụ Mobile banking, Ngân hàng điện thoại Phone Banking,..
+ Các dịch vụ phục vụ khách hàng doanh nghiệp như: Dịch vụ thu tiền mặt tại chổ, dịch vụ thu tiền mặt tự động, Ngân hàng trực tuyến E – banking,…
Sản phẩm và dịch vụ của ABBANK luôn chú trọng tới chất lượng của từng sản phẩm gắn với phương châm “Trao giải pháp – nhận nụ cười”. Ngân hàng luôn mong muốn mang lại cho khách hàng những gì tốt nhất và tiện ích nhất, vì thế Ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng kịp thời và nhanh chóng.
3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG AN BÌNH CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010- 2012 VÀ CỦA TOÀN NGÂN HÀNG AN BÌNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 2013
3.2.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010-2012
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp nhà phân tích các hạn chế và xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng củng cố được chỗ đứng của mình trên thị trường. Kết quả hoạt động kinh doanh được phân tích qua bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK – chi nhánh Cần Thơ.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ Đơn vị tính: triệu đồng
Năm CL 2011/2010 CL 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % I. Thu nhập 128.951 169.623 171.217 40.672 31,54 1.594 0,94 Thu từ lãi và các khoản TN tương tự 124.618 166.253 168.826 41.635 33,41 2.573 1,55 Thu từ HĐDV 2.851 2.254 1.122 (597) (20,94) (1.132) (50,22) Thu từ HĐ khác 708 523 438 (185) (26,13) (85) (16,25) Thu từ HĐKD ngoại hối 774 593 831 (181) (23,39) 238 40,13 II. Chi phí 118.941 155.693 189.801 36.752 30,90 34.108 21,91 Chi phí lãi và các CP tương tự 110.065 134.993 164.098 24.928 22,65 29.105 21,56 Chi phí HĐDV 489 1.271 533 782 159,92 (738) (58,06) Chi phí HĐ 9.691 16.590 24.373 6.899 71,19 7.783 46,91 Chi phí HĐ khác 2 9 17 7 350,00 8 88,89 CP dự phòng rủi ro (1.306) 2.830 780 4.136 (316,69) (2.050) (72,44) III. Lợi nhuận 10.010 13.930 (18.584) 3.920 39,16 (32.514) (233,41)
Thu nhập: Thu nhập là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động của chi nhánh Cần Thơ chịu tác động chủ yếu từ hoạt động tín dụng và huy động vốn, đó là 2 nhân tố đóng vai trò chủ đạo của doanh thu đầu vào và chi phí đầu ra.
Thu nhập của ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ bao gồm thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự, thu từ hoạt động dịch vụ, lãi từ kinh doanh ngoại tệ và các khoản thu khác. Trong đó, thu từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất (trung bình chiếm 97,75%) và là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Lãi thu được từ hoạt động cho vay thì Ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho nguồn vốn đã huy động và đi vay, thanh toán những chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng. Từ kết quả cho thấy, thu nhập từ lãi của Ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do vào năm 2011 và 2012, nền kinh tế giai đoạn này gặp nhiều khó khăn như: lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến ảnh hưởng một số lĩnh vực như xây dựng, các ngành công nghiệp. Vì vậy để hạn chế rủi ro, Ngân hàng thường tập trung vào cho vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh có nhu cầu ngắn hạn hay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đang có chủ trương giảm doanh số cho vay trung – dài hạn đồng thời thu hồi các khoản đã phát vay trước đó. Vì thế thu thập của ngân hàng tăng lên từ các khoản cho vay vốn ngắn hạn và từ thu hồi các khoản đã phát vay trước đó. Mặt khác, Ngân hàng không ngừng mở rộng hoạt động kiểm tra, đôn đốc thu lãi và các khoản nợ khi đến kỳ hạn, hạn chế các việc thu nợ kéo dài từ đó tạo nên nguồn thu từ lãi cho vay lớn cho ngân hàng.
Ngoài ra, các khoản thu còn lại của Ngân hàng đều có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do trong thời gian gần đây các Ngân hàng trong địa bàn thành phố Cần Thơ đẩy mạnh cạnh tranh với nhau về chất lượng cũng như giá cả dịch vụ, nên đã làm cho các khoản thu phí dịch vụ của Ngân hàng tương đối thấp.
Chi phí: Chi phí của Ngân hàng bao gồm chi phí lãi và các chi phí tương tự, chi phí hoạt động dịch vụ và các chi phí hoạt động khác. Trong đó chi phí lãi là khoản chi chủ yếu của Ngân hàng và chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là loại chi phí bao gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, chi trả lãi phát hành GTCG và các khoản trả lãi khác
Qua kết quả phân tích ta thấy, chi phí lãi và các chi phí tương tự luôn tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 tăng 22,65% so với năm 2010 và năm
qua ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động hoạt động huy động vốn bằng cách tăng lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình thức huy động ngày càng đa dạng để nâng cao nguồn vốn huy động cho ngân hàng và cạnh tranh với các ngân hàng khác trong địa bàn, vì vậy làm cho chi phí lãi từ hoạt động huy động vốn tăng lên và làm cho tổng chi phí từ lãi tăng lên. Mặc khác, trong 3 năm qua, số tiền huy động vốn từ phát hành GTCG của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn và luôn tăng qua các năm, từ đó làm cho chi phí từ lãi suất từ tiền huy động này tăng lên qua các năm.
Ngoài ra, chi phí hoạt động của ngân hàng chiếm tỷ trong cao thứ 2 trong cơ cấu chi phí và có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Chi phí này bao gồm, chi phí lương cho nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi hoạt động quản lý công cụ, chi nộp phí bảo hiểm tiền gửi. Cụ thể năm 2010 chi phí hoạt động là 9.691 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đã tăng lên mức 24.373 triệu đồng, tăng 71,19%. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng tiền gửi qua các năm nên Ngân hàng phải nộp chi phí bảo hiểm tiền gửi nhiều hơn. Ngoài ra, do nhu cầu nâng cao công nghệ nên Ngân hàng đã sửa chửa và xây dựng dụng cụ thiết bị nên đã là tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.
Lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất của quá trình hoạt động