0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Phân tích thực trạng huy động vốn từ tiền gửi của ngân hàng TMCP An

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 101 -101 )

ABBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010-2012

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi là nguồn vốn mạnh nhất, tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp nhưng nó giữ vai trò duy trì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thông qua nguồn vốn huy động này Ngân hàng thực hiện được các công cụ sinh lời khác. Do đó, Ngân hàng cần phải tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn.

Trong 3 năm vừa qua, với sự nổ lực không ngừng của lãnh đạo và cán bộ nhân viên của ABBBANK – Chi nhánh Cần thơ đã làm tốt nghiệp vụ huy động vốn từ nền kinh tế và làm tốt công tác kế toán tiền gửi, nên tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của Ngân hàng luôn tương đối ổn định và tăng mạnh vào năm 2012. Cụ thể năm 2012 tiền gửi tăng 59,44% so với năm 2011. Đạt được điều đó là do trong thời gian qua ngân hàng luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới bằng nhiều sản phẩm huy động, kỳ hạn huy động, và điều quan trọng hơn hết là ngân hàng luôn thay đổi lãi suất huy động phù hợp và linh hoạt nhằm đảm bảo lợi ích cho người gởi tiền nên đã làm cho tổng nguồn vốn tăng rất nhanh trong thời gian này. Huy động vốn được chia ra huy động vốn theo nội – ngoại tệ, theo thành phần kinh tế và theo theo kỳ hạn.Tình hình huy động vốn được phân tích thông qua bảng tình hình huy động vốn của ABBANK - Chi nhánh TP. Cần Thơ (bảng 4.12).

102 Bảng 4.12 Tình hình huy động vốn từ tiền gửi của ABBANK Cần Thơ

ĐVT: VND Năm CL 2011/2010 CL 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % A. Tiền gửi theo từng loại tiền 269.795.746.646 260.181.351.244 414.843.278.638 -9.614.395.402,00 -3,56 154.661.927.394,00 59,44 VND 257.048.315.214 249.757.110.865 403.537.881.211 -7.291.204.349,29 -2,84 153.780.770.346,00 61,57 USD 12.747.431.432 10.424.240.379 11.305.397.427 -2.323.191.052,71 -18,22 881.157.048,00 8,45 B. Tiền gửi theo thành phần kinh tế 269.795.746.646 260.181.351.244 414.843.278.638 -9.614.395.402,00 -3,56 154.661.927.394,00 59,44 TCKT 209.509.004.196 177.683.920.206 243.204.841.707 -31.825.083.990,00 -15,19 65.520.921.501,00 36,87 CN-HGĐ 60.286.742.450 82.497.431.038 171.638.436.931 22.210.688.588,00 36,84 89.141.005.893,00 108,05 C. Tiền gửi theo thời hạn 269.795.746.646 260.181.351.244 414.843.278.638 -9.614.395.402 -3,56 154.661.927.394 59,44 1. Tiền gửi không kỳ hạn 35.647.936.390 42.704.153.413 69.039.206.816 7.056.217.023 19,79 26.335.053.403 61,67 2. Tiền gửi có kỳ hạn 176.688.264.000 138.498.627.778 218.463.615.584 -38.189.636.222 -21,61 79.964.987.806 57,74 - Đến 12 tháng 176.688.264.000 137.498.627.778 218.456.106.417 -39.189.636.222 -22,18 80.957.478.639 58,88 - Trên 12 tháng 0 1.000.000.000 7.509.167 1.000.000.000 100,00 -992.490.833 -99,25 3. Tiền gửi tiết kiệm 57.459.546.256 78.978.570.053 127.340.456.239 21.519.023.797 37,45 48.361.886.186 61,23 - Không kỳ hạn 39.522.879 653.349 2.309.133.390 -38.869.530 -98,35 2.308.480.041 353.330,31 - Có kỳ hạn 57.420.023.377 78.977.916.704 125.031.322.849 21.557.893.327 37,54 46.053.406.145 58,31 + Đến 12 tháng 25.409.748.261 29.385.677.677 123.355.847.049 3.975.929.416 15,65 93.970.169.372 319,78 + Trên 12 tháng 32.010.275.116 49.592.239.027 1.675.475.800 17.581.963.911 54,93 -47.916.763.227 -96,62

* Phân loại theo tiền: Qua kết quả phân tích ở bảng 4.12 kết hợp với hình 4.12, ta thấy tiền gửi của Ngân hàng chủ yếu bằng VNĐ, chiếm tỷ trọng trên 95% qua các năm, vốn ngoại tệ thì chiếm không đáng kể và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2012, tỷ trọng tiền gửi nội tệ là cao nhất với 97,27%, không những thế, tiền gửi nội tệ năm 2012 tăng 61,57% so với năm 2011. Qua đó cho thấy Ngân hàng chủ yếu tập trung vào huy động vốn tiền gửi bằng đồng Việt Nam do ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ đã có những chính sách hợp lý như: lãi suất linh hoạt, tặng quà khi gởi tiền hay các chuong trình rút thăm trúng thuởng,..đã giúp cho Ngân hàng thu hút một luợng lớn vốn nhàn rỗi bằng nội tệ. Mặt khác, huy động bằng ngoại tệ sẽ mang lại nhiều rủi ro về tỷ giá, do vậy lãi suất huy động vốn bằng ngoại tệ mà Ngân hàng đưa ra thấp hơn so với lãi suất bằng VNĐ, vì thế vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.

Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện cơ cấu tiền gửi theo loại tiền của ABBANK – Chi nhánh Cần thơ giai đoạn 2010 -2012

 Phân theo thành phần kinh tế: Qua kết quả phân tích ở bảng 4.12 tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế của ABBANK - chi nhánh TP. Cần Thơ ta thấy tiền gửi từ cá nhân – hộ gia đình có xu hướng tăng, còn nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giảm vào năm 2011 và tăng lên vào năm 2012. Để biết rõ hơn, ta xem xét tỷ trọng của các nguồn tiền gửi này qua hình 4.13 Nguồn tiền từ các tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong tổng nguồn tiền gửi thì nguồn tiền gửi từ các TCKT luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Ða phần các TCKT gửi tiền vào NH để đuợc cung cấp các dịch vụ tiện cho việc thanh toán, giao dịch với các đối tác hơn là nhằm mục đích sinh lời. Xét về mặt tỷ lệ, nguồn tiền này giảm vào năm 2011 và tăng mạnh vào năm 2012 – 36,87% so với năm 2011. Điều đó cho thấy nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Hơn nữa, Ngân hàng không

4,01 % 2,73 %

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

4,72 %

97,27 %

VNĐ Ngoại tệ

95,99 % 95,28 %

nghệ mới như nhận thanh toán tiền điện, nuớc và điện thoại qua tài khoản, thanh toán lương tựđộng. Với đối tuợng khách hàng này, luợng vốn huy động đuợc là khá lớn với chi phí thuờng thấp hơn so với huy dộng từ khách hàng cá nhân cho nên góp phần không nhỏ vào kết quả họat động kinh doanh có lợi cho ngân hàng.

Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế của ABBANK – Chi nhánh Cần thơ giai đoạn 2010 -2012

Tiền gửi từ các cá nhân – hộ gia đình tăng rất nhanh qua 3 năm. Năm 2010 nguồn tiền gửi này chiếm 23,35%, sang năm 2012, nguồn vốn này tăng rất cao, chiếm 41,37% trong tổng nguồn tiền gửi, về mặt tỷ lệ nguồn tiền gửi này năm 2012 tăng 108,08% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ đã có những chính sách huy động ngày càng đa dạng theo xu hướng tập trung bán lẻ nên sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân nhân ngày càng nhiều hơn, khách hàng có thể tự do lựa chọn phương thức trả lãi phù hợp với từng hình thức huy động trong từng thời kỳ, bên cạnh đó Ngân hàng không ngừng nâng cao công nghệ và chất lượng dịch vụ và tăng cường quảng bá hình ảnh cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nên ngày càng có nhiều cá nhân và hộ gia đình gửi tiền vào Ngân hàng hơn.

 Phân theo thời hạn: Phân theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng huy động cũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng.

Qua hình 4.14 cho thấy, tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Trong tiền gửi có kỳ hạn, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 thì nguồn vốn này tăng mạnh so với năm 2011. Nguyên nhân là do chi nhánh đã thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu mà Ngân hàng đã đề ra trong năm 2012 như: xây dựng chính sách thu hút tiền gởi, cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

22,35 % 31,71 % 41,37 %

77,65 % 68,29 % 58,63 %

hiện có. Song song phát triển các sản phẩm mới dựa trên việc ứng dụng các công nghệ Ngân hàng hiện đại. Với tỷ trọng cao nhất lại thêm đây là nguồn vốn ổn định nên giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng của mình để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn thành phố.

Hình 4.14 Biểu đồ thể hiện cơ cấu tiền gửi theo thời hạn của ABBANK – Chi nhánh Cần thơ giai đoạn 2010 -2012

Bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mục đích để thanh toán của các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và tiền gửi thanh toán trong thẻ ATM của khách hàng cá nhân vì vậy loại tiền gửi này không ổn định, có tính biến động lớn do khách hàng có thể rút bất cứ khi nào họ cần. Tốc độ tăng trưởng của loại tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng không ngừng mặc dù nó chỉ chiếm một phần tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn tiền gửi của Ngân hàng. Tuy có tỷ trọng thấp nhưng huy động từ tiền gởi không kỳ hạn có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng vì nó tốn chi phí để chi trả lãi rất thấp nhưng nó bổ sung vốn huy động cho ngân hàng.Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần chú ý quan tâm và tìm biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốn huy động với chi thấp này, từ đó giúp nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm: Ðây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng nguồn tiền gửi. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn là chủ yếu. Nguời dân gửi tiền nhằm mục đích sinh lời và an toàn nên gửi có kỳ hạn để đuợc huởng lãi suất cao hơn. Nhìn chung, về mặt tỷ trọng cũng như tỷ lệ, loại tiền gửi này có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 61,23% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 30,37% trong tổng nguồn tiền gửi của Ngân hàng. Năm 2010 và 2011, ta thấy tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng

65,49 % 21,30 % 13,21 % 30,36 % 53,23 % 16,41 % 52,66 % 30,37 % 16,64 %

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn

từ 12 tháng trở xuống giảm mạnh (-96,62%) và tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng tăng mạnh (319,78%) so với năm 2011. Ðiều này là do, lãi suất huy động trong năm 2012 giảm hơn rất nhiều so với năm 2011, thêm vào đó các ngân hàng trong địa bàn TP Cần Thơ thuờng chạy đua lãi suất để thu hút khách hàng nên biến động lãi suất trong thời gian ngắn là có thể xảy ra vì thế khi gửi ngắn hạn khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, dễ dàng thay đổi huớng đầu tư để tối ưu nguồn lợi nhuận nhận đuợc từ khoản tiền đó, vì thế nguồn tiền nhàn rỗi gửi với kì hạn ngắn là lựa chọn chủ yếu của khách hàng nên nguồn tiền này tăng khá cao vào năm 2012.

Tại thời điểm này và tương lai không xa, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với một số khó khăn và thách thức. Ðể giữ vững tốc dộ tăng truởng nguồn tiền gửi như những năm vừa qua thì ngân hàng cần phải có chiến luợc phù hợp, công tác dự báo và điều hành sát thực tiễn, đồng thời cần tăng cuờng năng lực tài chính, quản trị, quản lý rủi ro đểđối phó với những rủi ro có thể xảy ra.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG

TMCP AN BÌNH - CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Ưu điểm

* Về hệ thống thông tin

ABBANK đã hoàn thành thắng lợi dự án chuyển đổi và nâng cấp hệ thống Ngân hàng lõi T24 phiên bảng R8 đã đặt nền tảng cơ bản cho việc nâng cao chất lượng và chuẩn hóa dịch vụ trên toàn hệ thống. T24 quản lý khách hàng theo hướng tập trung hóa, tất cả các thông tin về khách hàng và sản phẩm mà khách hàng sử dụng đều được tập trung trên cùng hệ thống. Ở bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào thuộc ngân hàng đều có thể tra cứu thông tin của khách hàng (như thông tin cá nhân, chữ ký, thông tin về tài khoản tiền gửi…) đều này tạo thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng. Khách hàng có thể nộp tiền, rút tiền, hay chuyển khoản ở bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng.

Bất cứ người sử dụng nào cũng đều phải đăng nhập vào hệ thống bằng user và pasword riêng, và tất cả các giao dịch đều được giám sát chặt chẽ trong hệ thống máy chủ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thực hiện trên máy với sự hỗ trợ của chương trình T24. Điều đó đã tạo thuận lợi khi giao dịch với khách hàng: rút ngắn thời gian giao dịch, thông tin khách hàng được quản lý chặt chẽ và khoa học, bảo mật thông tin cho khách hàng.

Đối với các giao dịch đã được trên tài khoản của khách hàng sẽ được hệ thống tự động định khoản. Các giao dịch đều được kiểm chặt chẽ. Đến cuối ngày, hệ thống tự động tổng kết số dư cho các tài khoản, đối chiếu với tổng số thu chi trên máy và trên chứng từ, bảo đảm an toàn cho số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng, cũng như tránh thất thoát tài sản cho ngân hàng.

* Ưu điểm của hệ thống CoreBanking T24

T24 là hệ thống ngân hàng duy nhất thực sự hoạt động 24/7, cung cấp sự hỗ trợ đa ứng dụng xử lý một số lượng lớn khách hàng. Trong đó, sự đổi mới nhất của Temenos T24 là tính năng Non-stop, hoàn toàn loại bỏ tình trạng giao

nghỉ, ngày lễ ... Với Non-stop, ngân hàng và khách hàng có thể truy cập vào hệ thống vào mọi thời điểm trong ngày. Ngoài ra, với T24, ngân hàng có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. T24 được coi là một giải pháp mang tính tùy biến cao, có thể tự động hóa các lịch trình công việc, do vậy cho phép phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng.

T24 có tính năng hỗ trợ chạy trên nhiều máy chủ cho phép hệ thống gia tăng đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, qua đó tăng cao hiệu suất giao dịch. Đồng thời với công nghệ tổ hợp và cân bằng tải, hệ thống sẽ an toàn hơn trong việc đề phòng các sự cố máy chủ. Trong thực tế T24 cho phép thực hiện tới 1.000 giao dịch ngân hàng/giây, cùng một lúc cho phép tới 10.000 người truy nhập hệ thống trực tiếp và 100.000 người qua T24 Internet, quản lý hơn 50 triệu tài khoản khách hàng.

Giúp ngân hàng cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh và thích hợp thông qua nhiều kênh phân phối (mạng ATM, Moblie banking, Internet Banking.. ) mở rộng hoạt động của ngân hàng và xử lý khối lượng công việc hoặc giao dịch lớn nhưng không làm tăng thêm chi phí tài nguyên và cở sở hạng tầng tương ứng. Khi áp dụng Corebanking, ngân hàng có thể mở rộng một cách không giới hạn các chi nhánh, hệ thống này giúp cho ngân hàng quản trị rủi ro ngân hàng trên 4 lĩnh vực: quản trị rủi ro về thị trường, quản trị rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp với 9 mức quản lý khác nhau.

Phần mềm của Temenos giúp các ngân hàng tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí, mang đến sự thống nhất về hoạt động và thời gian thực tế trong toàn bộ hệ thống của ngân hàng đó.

Ưu điểm vượt trội của hệ thống T24 là hỗ trợ rất tốt cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ như: Thanh toán điện tử, Interment Banking, Mobile Banking, Thẻ chuyển tiền điện tử, Thẻ điện tử, kết nối thanh toán với các công ty chứng khoán, thanh toán tự động các chi phí dịch vụ hàng tháng như: tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, Internet…

Sự ưu việt của T24 còn ở chỗ chúng chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code chương trình.

* Về bộ máy kế toán

Phòng Kế toán của ABBANK Cần Thơ đã có những thành tựu to lớn trong việc xây dựng một bộ máy kế toán phù hợp nhằm hoàn thành tốt nhiệm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 101 -101 )

×