Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Tài liệu của phòng Kế toán tại Ngân hàng ABBANK chi nhánh Cần Thơ;
- Tài liệu của phòng Kinh doanh tại Ngân hàng ABBANK chi nhánh Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu nghiên cứu 1 sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu.
- Đối với mục tiêu nghiên cứu 2 cũng như mục tiêu nghiên cứu 1 sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Kết hợp phương pháp so sánh, phương pháp tỷ trọng để có cái nhìn cụ thể về tình hình biến động của các chỉ số hoạt động tài chính của Ngân hàng qua các năm.
- Đối với mục tiêu thứ 3 diễn dịch kết quả phân tích được ở mục tiêu 1 và 2 để đề ra giải pháp.
Như vậy, các phương pháp được sử dụng phân tích số liệu bao gồm: 2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản chúng tạo ra nền tảng của mọi sự phân tích định lượng về số liệu, để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn. Trong bài sử dụng:
- Biểu diễn số liệu thu thập được thành các bảng số liệu tóm tắt.
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị để mô tả dữ liệu và so sánh dữ liệu giữa các năm với nhau.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh giúp có cái nhìn cụ thể về tình hình biến động của các chỉ số hoạt động tài chính của Ngân hàng qua các năm.
- Phương pháp so sánh theo hình thức số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
y y1 y0 (2.3) Trong đó: + y0: chỉ tiêu năm trước
+ y1 : chỉ tiêu năm sau
+y : phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu kinh tế
- Phương pháp so sánh theo hình thức số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế:
1 x100 100 % y y y o (2.4)
Trong đó: + y0 : chỉ tiêu năm trước + y1 : chỉ tiêu năm sau
+ y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế
2.2.2.2 Phương pháp tỷ trọng
Phương pháp so sánh giúp xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích.
Trong bài phân tích tỷ trọng phần trăm của từng loại hình tiền gửi trong tổng tiền gửi để thấy được cơ cấu của tiền gửi như thế nào, có hợp lý hay không. Từ đó đưa ra các chiến lược huy động tốt hơn để có được nguồn vốn huy động từ tiền gửi hợp lý và có hiệu quả.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH CẦN THƠ
Chương 3 trình bày các nội dung như giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Cần thơ và đánh giá hoạt động kinh doanh của ABBANK Cần Thơ 3 năm vừa qua và của ABBANK 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 để từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về Ngân hàng, cụ thể như sau:
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH CẦN THƠ NHÁNH CẦN THƠ
3.1.1 Tổng quan ngân hàng TMCP An Bình
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thành lập vào tháng 04/06/1993 với têngọi ban đầu là Ngân hàng TMCP nông thôn An Bình. Từ khi được nâng cấp thành Ngân hàng quy mô đô thị (giai đoạn 2002 – 2004), ABBANK đã có những bước tiến khá dài với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Giai đoạn 2005 – 2011 là giai đoạn ABBANK có sự bứt phá mạnh mẽ nhất với sự thay đổi cả về chất và lượng. Với bề dày kinh nghiệm 20 năm hoạt động tại thị trường tài chính Ngân hàng Việt Nam, ABBANK được đánh giá là một trong những Ngân hàng có sự phát triển nhanh chóng và bền vững trong những năm gần đây. Hiện nay, ABBANK có vốn điều lệ hơn 4.800 tỷ đồng, có mạng lưới rộng khắp 29 tỉnh thành và đang phục vụ hàng trăm ngàn khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên toàn quốc.
Cùng sự sát cánh và hỗ trợ của các cổ đông là các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco, Maybank - Ngân hàng lớn nhất Malaysia, vàTổ chức tài chính quốc tế - IFC(trực thuộc Ngân hàng Thế giới), ABBANK có nguồn lực tài chính vững mạnh và cơ cấu quản trị theo những thông lệ quốc tế tốt nhất, và phát triển mạnh mẽ như một Ngân hàng bán lẻ đa năng.
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng điện lực.
+ Đối với khách hàng doanh nghiệp, ABBANK sẽ cung ứng các sản phẩm - dịch vụ tài chính Ngân hàng trọn gói, đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng của khách hàng như: tài trợ (nhập khẩu/ xuất khẩu, dự án đầu tư, tài trợ thương
mại…); cho vay (bổ sung vốn kinh doanh trả góp, cầm cố hàng hóa…); bảo lãnh; thanh toán quốc tế và các sản phẩm tiền gửi (tài khoản thanh toán, tiền gửi rút vốn linh hoạt, tiền gửi ký quỹ v.v…).
+ Đối với khách hàng cá nhân, ABBANK tự tin cung cấp tới khách hàng nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tiền gửi an toàn, hiệu quả và các sản phẩm cho vay tiêu dùng linh hoạt ( vay mua nhà, vay sản xuất kinh doanh, vay mua xe; vay du học…), cùng các dịch vụ đa dạng (chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán tiền điện…). Đặc biệt, ABBANK chú trọng phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu thế mới và gia tăng tiện ích cho khách hàng như Online Banking, SMS Banking, Mobile Banking… Mới đây nhất, ABBANK đã đáp ứng những yêu cầu khắt khe để được công nhận là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế Visa, đánh dấu bước phát triển lớn của ABBANK về công nghệ và mở rộng hoạt động trên thị trường thẻ.
+ Đối với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Điện lực và các đơn vị thành viên, với lợi thế am hiểu chuyên sâu ngành điện, thấu hiểu khách hàng, ABBANK đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm tối ưu dành riêng cho khách hàng điện lực: Thu hộ tiền điện, Quản lý dòng tiền, Thu xếp vốn cho các dự án truyền tải điện, Gói sản phẩm dành cho Nhà thầu Điện lực…
Với định hướng phát triển trở thành một Ngân hàng bán lẻ, định vị sự khác biệt của ABBANK trên thị trường tài chính là một Ngân hàng thân thiện với cộng đồng. ABBANK coi trọng thái độ phục vụ thân thiện, chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ nhân viên, lấy sự hài lòng của khách hàng làm tiêu chí trong kinh doanh. Vì vậy ABBANK chọn phương châm kinh doanh là“Trao giải pháp – Nhận nụ cười”, với mong muốn trở thành địa chỉ tin cậy, mang đến những giải pháp tài chính hiệu quả và nhận được nụ cười, sự hài lòng của khách hàng sau mỗi lần giao dịch.
Trải qua 20 năm, ABBANK đã thực sự xây dựng và khẳng định niềm tin vững chắc vào tiềm năng cũng như sự phát triển của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. Hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của ABBANK đã được khẳng định qua kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Định hướng FTA (Thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Thị trường Mỹ MRA) năm 2011: "100% khách hàng cá nhân và 90% khách hàng doanh nghiệp hài lòng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ABBANK".
3.1.2 Khái quát về NHTMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
3.1.2.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ ra đời ngày 07/03/2006. Đây chính là chi nhánh thứ 13 của ABBANK nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng đang dạng của nền kinh tế xã hội cũng như quan hệ hợp tác quốc tế của nước ta và các nước trên thế giới đang ngày càng phát triển.
Trụ sở giao dịch của ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ đặt tại số 74 – 76 Hùng Vương, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ, và đây là Chi nhánh cấp 1 của ABBANK tại tỉnh Cần Thơ. ABBANK Cần Thơ hiện nay có 3 phòng giao dịch trực thuộc: ABBANK An Nghiệp, ABBANK Ô Môn, ABBANK Cái Răng.
3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ và quyền hạn của ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ
a) Chức năng
Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các hình thức tiền gửi có và không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển từ các tổ chức trong nước, vay vốn tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các hoạt động thanh toán thẻ.
b) Nhiệm vụ
Ngân hàng thực hiện việc công bố, niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tỷ lệ hoa hồng, các lệ phí, tiền phạt trong kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng theo đúng quy định của NHNN Việt Nam. Ngân hàng có trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình, chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng, toàn bộ vốn tự có và tài sản hợp pháp khác của ngân hàng, giữ bí mật về số liệu hoạt động của khách hàng ngoại trừ trường hợp có yêu cầu văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định.
c) Quyền hạn
Ngân hàng có quyền tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi phí, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, về sự tăng trưởng và đảm bảo vốn của mình. Đối với khách hàng vay vốn, Ngân hàng có quyền yêu cầu xuất trình các tài liệu hồ sơ cung cấp thông tin và tình hình sản xuất kinh doanh về tài chính để xem xét cho vay. Ngân hàng không cho vay các dịch vụ khác khi thấy trái pháp luật không đem lại hiệu quả cho ngân hàng.
3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
Cơ cấu tổ chức của ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ bao gồm 1 Giám Đốc, 2 Phó Giám Đốc và 04 phòng ban, 03 phòng giao dịch, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Giám Đốc. Cụ thể tổ chức nhân sự của Ngân hàng được thể hiện qua hình 3.1:
* Giám Đốc:
Là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc về kết quả hoạt động của chi nhánh, được bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm bởi Hội đồng quản trị Ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sựủy quyền của Tổng giám đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do người được ủy quyền thực hiện về cho ABBANK hội sở.
* Phó Giám Đốc
Là người giúp Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc, thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc nảy sinh khi Giám đốc vắng mặt. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm của Tổng giám đốc.
* Phòng Hành chánh và quản lý nhân sự: Bao gồm 2 bộ phận là bộ phận Hành chánh, bộ phận Nhân sự.
* Phòng Kế toán và Ngân Quỹ: Bao gồm bộ phận Kế toán giao dịch và bộ phận Kho quỹ.
Thực hiện nghiệp vụ quản lý toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và ABBANK. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp, thu chi các khoản tiền mặt lớn.
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các nghiệp vụ Ngân hàng liên quan đến thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ
Giám Đốc Phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Tín dụng Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân Phòng Quan hệ KH doanh nghiệp Bộ phận Thanh toán quốc tế Bộ phận Quản lý rủi ro Bộ phận Quản lý tín dụng Phó giám đốc phụ trách kế toán – kho quỹ Phòng Kế toán và Ngân quỹ Bộ phận Kế toán giao dịch Bộ phận Kho quỹ Phòng giao dịch Ô Môn Phòng giao dịch Cái Răng Phòng giao dịch An Nghiệp Phòng Hành chánh – nhân sự Bộ phận Hành chánh Bộ phận Nhân sự
* Phòng Quan hệ khách hàng: Được chia làm 3 bộ phận
Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các nhân để khai thác vốn, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng cá nhân.
Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng.
Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của ABBANK. * Phòng Tín dụng: Bao gồm 2 bộ phận
Bộ phận quản lý rủi ro: Làm công tác tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, quản lý giám sát các danh mục cho vay đầu tư, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Bộ phận Quản lý tín dụng: Quản lý các món vay, giải ngân, thu nợ và thực hiện công tác báo cáo tín dụng.
* Các phòng giao dịch
Tổ chức công tác hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo quy định của ABBANK.
Thực hiện công tức tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động.
Thực hiện công tác tự kiểm tra kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị đồng thời chịu sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoặc đột xuất của các đơn vị liên quan.
3.1.2.4 Các sản phẩm và dịch vụ của NH
* Sản phẩm tiền gửi: Ngân hàng huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như sau:
- Tiền gửi thanh toán: Các cá nhân, doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế có thể mở tài khoản tại Ngân hàng nhằm thực hiện các khoản chi trả, thanh toán lẫn nhau phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động tiêu
Một số sản phẩm hiện nay của ngân hàng + Tiền gửi thanh toán bằng VNĐ; + Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ; + Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ;
+ Siêu tài khoản thanh toán;
+ Tiền gửi có kì hạn bằng ngoại tệ; + Tiền gửi thanh toán gia tăng giá trị; + Tiền gửi ký quỹ;
+ Tiền gửi doanh nghiệp rút vốn linh hoạt. + Tiền gửi dài hạn lãi suất thả nổi
- Tiền gửi tiết kiệm:
Đây là khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư mà Ngân hàng đang giữ hộ khách hàng và cũng là khoản tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, là nguồn tiền lớn nhất mà Ngân hàng dùng để cho vay, là nguồn vốn kinh doanh mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng.
Ngân hàng có nhiều loại tiền gửi tiết kiệm đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi ngày càng gia tăng của khách hàng, bao gồm: