Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về tổ chức, quản lý công tác thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 108)

4.2.2.1. Tổ chức bộ máy- nhân lực

Tổ chức bộ máy ngành thuế tuy đã được tăng cường về số lượng, tổng số

cán bộ trong đơn vị tính đến 31/12/2013 là 138 cán bộ công chức, đã được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên trình độ nghiệp vụ quản lý thu thuế còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu công tác đa dạng phức tạp trong quản lý thu thuế hiện nay.Việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và biện pháp quản lý chỉ đạo của ngành chưa thực sự nghiêm túc. Số cán bộ làm công tác kiểm tra hiện nay là 24 cán bộ chiếm 17% còn thiếu theo yêu cầu là 30%.

4.3.2.2.Về công tác kê khai và kế toán thuế

- Chưa có quy định chi tiết về việc báo cáo, kiểm tra số liệu chéo giữa cơ

quan thuế với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh.

- Bản thân các doanh nghiệp FDI cập nhật chưa kịp thời chính sách thay đổi về kê khai và kế toán thuế.

- Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng dẫn tới việc thực hiện chính sách còn sai sót, chưa đầy đủ.

- Bản thân các nhân viện được giao nhiệm vụ còn thiếu trách nhiệm trong công việc.

- Do tình hình kinh tế suy thoái trong khi đã đầu tư lớn nên bản thân các chủ

doanh nghiệp FDI cố tình vi phạm trong lĩnh thuế, hoàn thuế.

- Việc đôn đốc, nhắc nhở, lập biên bản vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN không nộp hồ sơ khai thuế còn chưa kiên quyết.

4.2.2.3. Về công tác truyên truyền hỗ trợ

- Với Cục thuế Bắc Giang nói riêng và Tổng cục Thuế nói chung công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế vẫn mang nặng tính thủ tục, hành chính chưa thực sựđược coi trọng là công tác thiết yếu dẫn tới kinh phí đầu tư cho công tác này còn hạn hẹp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 - Việc phổ cập vẫn mang tính công quyền bằng hình thức bán tài liệu chứ

không ở diện phổ cập miễn phí hoặc hỏi thì trả lời thậm chí một số tài liệu khi phổ

cập miễn phí đã hết hiệu lực thi hành.

- Việc phổ cập còn diễn ra ít qua vài cuộc tập huấn, nhưng thành phần tham gia lại chủ yếu là kế toán chứ chưa gồm chủ doanh nghiệp.

- Chưa xây dựng được chỉ tiêu đánh giá công việc và cơ chế thưởng phạt cụ

thể với lĩnh vực này đối với lực lượng cán bộ công chức làm công tác tuyên truyền

4.2.2.4. Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế

- Việc thu thập số liệu, thông tin phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra còn khó khăn do việc kết hợp giữa ban ngành, bộ phận trong chi Cục, Cục còn thiếu đồng bộ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế một phần do các doanh nghiệp không chủđộng nộp báo cáo, một phần năng lực thực hiện của cán bộ thuế còn hạn chế.

- Các doanh nghiệp hoạt động với các lĩnh vực khác nhau, ngành nghề khác nhau, quy mô đầu tư khác nhau, các nhà đầu tưđến từ các quốc gia khác nhau nên việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp còn khó khăn

- Việc chưa xây dựng được chỉ tiêu đánh giá công việc và cơ chế thưởng phạt cụ thể với lĩnh vực này đối với lực lượng cán bộ công chức làm công tác tranh tra, kiểm tra dẫn tới việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về chế độ kế toán, chính sách tài chính, chính sách thuế, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của một bộ phận công chức thanh tra kiểm tra thuế còn hạn chế dẫn tới ảnh hưởng tới năng suất , chất lượng của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

4.2.2.5. Về công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

- Việc chưa xây dựng được chỉ tiêu đánh giá công việc và cơ chế thưởng phạt cụ thể về lĩnh vực này đối với lực lượng cán bộ công chức làm công tác thu nợ, cưỡng chế nợ thuế là nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiệu quả thu nợ còn kém, nợ đọng thuế của doanh nghiệp có vốn ĐTNN có chiều hướng gia tăng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 - Chưa có cơ chế cụ thể về việc phải cung cấp thông tin hoặc khuyến khích việc cung cấp thông tin giữa các tổ chức quản lý nhà nước dẫn tới với cung cấp thông tin còn chậm, chưa chính xác hoặc miễn cưỡng và thiếu hợp tác.

- Việc yêu cầu các nhà đầu tư phải đặt cọc, thế chấp tài sản khi đầu tư là khó có thể thực hiện do đó dẫn tới việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế mới dừng lại ở biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhưng doanh nghiệp có vốn ĐTNN bị

cưỡng chế nợ thuếđều có số dư tài khoản ít hoặc chỉở mức số dư tối thiểu. 4.2.2.6 Về áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế

- Bản thân các chi Cục thuế, các Cục thuế trong Tổng cục cũng có sự cạnh tranh nhau nên việc ý thức hợp tác hoặc tập trung số liệu thành hệ thống còn khá khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực lãnh đạo, năng lực thực hiện của cán bộ thuếở các chi Cục thuế, Cục thuế còn khác nhau do đó đòi hỏi sựđồng bộ, thống nhất còn khó thực hiện.

- Việc chưa xây dựng được chỉ tiêu đánh giá công việc và cơ chế thưởng phạt cụ thể về lĩnh vực này đối với lực lượng cán bộ công chức cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiệu quảứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 108)