Đánh giá kết quả quản lý thuế đối với dn fdi tại tỉnh bắc giang

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 99)

4.1.3.1. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của quản lý thuế

4.1.3.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý thuế

a) Đánh giá chung về công tác quản lý thuế

Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” đã tạo thuận lợi, giảm phiền hà và giải quyết nhanh chóng công việc theo nhu cầu của doanh nghiệp, mang lại những hiệu quả nhất định. Cơ quan thuế các cấp trong tỉnh đã thực hiện tốt việc niêm yết công khai, minh bạch các loại hồ sơ, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính thuế đã được giảm xuống, công tác tuyên truyền hỗ trợđược đẩy mạnh tạo thuận lợi, niềm tin cho doanh nghiệp, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

Bảng 4.22: Các ứng dụng tin học đã triển khai nhằm phục vụ công tác QLT TT Tên ứng

dụng

Năm triển khai

Nội dung ứng dụng

1 QLT_TKN 2006 Ứng dụng quản lý khai nộp thuế của doanh nghiệp Cục thuế quản lý

2 VAT For Win 2009 Ứng dụng quản lý khai nộp thuế của doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý

3 TINC,

TINCC 2006

Ứng dụng Quản lý và cấp mới mã số thuế cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh, người nộp thuế thu nhập cá nhân do cơ quan chi trả

4 QTT 2006 Ứng dụng hỗ trợ công tác phân tích tình trạng kê khai nộp thuế của doanh nghiệp

5 TTR 2008 Ứng dụng phục vụ công tác quản lý và lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra

6 BCTC 2008 Ứng dụng quản lý báo cáo tài chính của doanh nghiệp

7 NTK 2007

Ứng dụng hỗ trợ nhận tờ khai bằng công nghệ mã vạch hai chiều do doanh nghiệp nộp tại cơ quan thuế. 8 QLAC, QLACCC 2005 Ứng dụng quản lý hoá đơn, chứng từ... 9 QHS, QHSCC 2006 Ứng dụng nhận, trả hồ sơ của người nộp thuế 10 QTN 2008 Ứng dụng quản lý và phân tích các nhóm nợ, khoản nợ của người nộp thuế 11 Kết nối kho bạc 2009

Ứng dụng trao đổi thôi tin giữa Cục thuế- Tài chính - Kho bạc-Hải quan

(Nguồn: Cục thuế Bắc Giang) Thứ hai, triển khai công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm đã mở rộng quyền tự chủ và giảm thời gian thực hiện các thủ tục kê khai thuế, giảm các biểu mẫu kê khai thuế cho doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện mô hình quản lý theo chức năng đã từng bước chuyên môn hóa trong quản lý thuế,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 trình độ quản lý thuế đối với doanh nghiệp đã từng bước được nâng lên,góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuếđối với doanh nghiệp

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã dựa trên việc đánh giá mức độ

rủi ro là cách làm hiệu quả và phù hợp với xu thế cải cách thủ tục hành chính. Cách thức này đã giúp cho cơ quan thuế tiết kiệm thời gian và nhân lực vì không phải thanh tra, kiểm tra tất cả các doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm

được nhân lực và thời gian phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra để chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ SXKD của mình.

Thứ tư, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức thuếđược nâng lên, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức thuế ngày càng vững vàng đã đáp

ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian qua. Bên cạnh đó, công tác giáo dục về

phẩm chất chính trị, tư tưởng, xây dựng đạo đức lối sống cho cán bộ công chức thuế được thường xuyên quan tâm, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật, hạn chế tối

đa mọi hành vi gây phiền hà sách nhiễu, tiêu cực trong ngành thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thứ năm,việc ứng dụng công nghệ thông tin được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuếđối với doanh nghiệp: bổ sung đầy đủ trang thiết bị tin học, phần mềm quản lý thuế; Triển khai hệ thống quét tờ khai thuế bằng mã vạch 2 chiều; Cung cấp và hỗ trợ miễn phí phần mềm quản lý kê khai, quyết toán thuế và in hóa đơn cho doanh nghiệp; Thực hiện dự án hiện đại hoá quy trình quản lý thu nộp giữa cơ quan Thuế, Kho bạc, Tài chính và Hải quan; Ký thỏa thuận hợp tác thu thuế

qua các chi nhánh ngân hàng thương mại của tỉnh... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Mt s ch tiêu cht lượng đạt được

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp

Với số lượng và tỉ lệ doanh nghiệp FDI đăng ký thuế ngày càng tăng như: năm 2011 số lượng DN FDI là 79, năm 2012 tăng lên là 92 và đạt được 120 năm 2013 cùng tỉ lệ đăng ký của doanh nghiệp FDI/ DN đang hoạt động là 2,0% năm 2011;1,7% vào năm 2012 và 4,9% vào năm 2013 thể hiện tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp FDI khá tốt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 Trong các năm 2011- 2013 tỉ lệ hộp hồ sơ khai thuế khá tốt đạt bình quân trên 90% trong đó tờ khai thuế GTGT đạt trên 98%. Trong đó tỉ lệ hồ sơ nộp quá hạn cũng rất thấp và có xu hướng giảm dần từ 10% năm 2011 xuống 6,2% năm 2013 cho thấy tuân thủ nghĩa vụ khai thuế của các doanh nghiệp FDI cũng rất tốt.

* Các chỉ tiêu nghĩa vụ nộp thuế

Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, tỷ lệ nợ đọng chiếm cũng đáng kể

22,57% trong vòng 3 năm và đã giảm dần xuống mức 13,88% vào năm 2013 nhưng tỉ lệ nợ có khả năng thu đòi được đạt ở mức trên 90% cũng chứng tỏ tình hình nộp thuếđối với loại hình doanh nghiệp này cũng khá tốt.

Bảng 4.23. Tình hình nộp hồ sơ khai thuếđối với doanh nghiệp FDI tại Bắc Giang ST T Người nộp thuế Hồ sơ khai thuếđã nộp 2011 2012 2013 Số lượng Phải nộp Số lượng đã nộp Tỷ lệ % Số lượng Phải nộp Số lượng đã nộp Tỷ lệ Số lượng Phải nộp Số lượng đã nộp Tỷ lệ % 1 Tờ khai TNDN 229 212 92,5 268 249 92,9 321 301 93,7 2 Tờ khai GTGT 684 672 98,2 725 715 98,6 842 830 98.5

(Nguồn: Cục thuế Bắc Giang) * Các chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ cung cấp thông tin

Đánh giá nghĩa vụ cung cấp thông tin qua 2 chỉ tiêu sau

Bảng 4.24. Số thuế truy thu bình quân đối với doanh nghiệp

ĐV: Triệu đồng

STT Đối tượng nộp thuế

Số thuế truy thu bình quân Tỷ lệ

2011 (Tr ) 2012 (Tr) 2013 (Tr) 2012/2011 ( %) 2013/2012 (%)

1 Doanh nghiệp FDI 58.1 94.65 56.9 162 60.11

2 DN Nhà nước 106 54 47 51 87

3 Dn Ngoài quốc doanh 39 51 53 131 104

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 - Số thuế truy thu bình quân (triệu đồng): Từ số liệu Bảng 4.24 cho thấy, nghĩa vụ thực hiện việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp là khá trung thực với tỉ

lệ số doanh nghiệp bị truy thu thuế/DN thanh tra chiếm 98,5% và tỉ lệ số doanh nghiệp bị truy thu và phạt thuế/DN kiểm tra đạt 72,2% và số thuế truy thu bình quân của các DN FDI so với các loại hình doanh nghiệp khác trên tỉnh Bắc Giang là tương đối cao.

- Tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh (%):

Với tỉ lệ hồ sơ phải điều chỉnh là 5,02% tại bảng 4.25 và số liệu tuyệt đối tại bảng 4.26 cho thấy việc tuân thủ pháp luật và cung cấp thông tin của các doanh nghiệp FDI là khá tốt và ngày càng hoàn thiện.

Bảng 4.25. Tỷ lệ hồ sơ khai thuế phải điều chỉnh Đơn vị tính: % TT Loại hình 2011 2012 2013 So sánh tăng giảm 2012/2011 2013/2012 1 2 3 4 5 6=4/3*100 7=5/4*100 1 DN Nhà nước 40 78 24 195 30.7 2 DNNgoàiQuốc Doanh 600 200 144 33 72 3 DN FDI 40 48 28 120 58 Tổng cộng 680 326 196 47.9 60.1

(Nguồn:Tổng hợp báo cáo phòng Kê khai và kế toán thuế)

* Kết qu thu thuế: Với số liệu tại bảng 4.7 cho thấy công tác thu thuế với các DN FDI tại Bắc Giang thực hiện rất tốt cụ thể với tỉ lệ thu thuế năm 2011 đạt 134,7%, năm 2012 đạt 163% và đã tăng vọt vào năm 2013 với con số là 182,4% so với dự

toán đưa ra.

4.1.3.2.Những hạn chế trong công tác quản lý thuế

Bên cạnh những ưu điểm cần phát huy, công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở tỉnh Bắc Giang cũng đã bộc lộ một số tồn tại, làm hạn chế

hiệu quả quản lý thuế trong thời gian qua, cụ thể:

a) Về chính sách thuế:Hệ thống văn bản pháp luật còn chưa nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành; chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế; còn có sự phân biệt về thuế suất ; còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 b) Về quản lý thuế

(1) Về nguồn nhân lực và công tác đào tạo bồi, dưỡng cán bộ

- Việc phân bổ nguồn lực giữa các bộ phận chức năng chưa đều, chưa hợp lý, các chức năng quản lý thuế chính như thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền hỗ hợ còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, lực lượng cán bộ công chức ở các đội thuế

quản lý hộ kinh doanh còn chiến tỷ lệ lớn.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng mới chỉ mang tính phổ cập các kiến thức, kỹ

năng cơ bản chưa có tính hệ thống, tính chuyên nghiệp, chuyên sâu. Hệ thống giáo trình tài liệu đào tạo kỹ năng quản lý thuế chậm được ban hành, chưa theo kịp sự

thay đổi của nghiệp vụ quản lý thuế.

(2) Về công tác kê khai và kế toán thuế

- Công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh còn chưa chặt chẽ, còn tình trạng doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không đến đăng ký thuế hoặc đến đăng ký thuế còn chậm, dẫn đến hiện tượng còn có doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đi vào hoạt động SXKD nhưng thực hiện kê khai thuế còn chậm so với quy định.

- Việc đôn đốc, nhắc nhở, lập biên bản vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN không nộp hồ sơ khai thuế còn chưa kiên quyết.

- Vẫn tồn tại nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế.

(3) Về công tác truyên truyền hỗ trợ

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ tuy đã đạt được kết quả bước đầu, song vẫn còn một số mặt hạn chế:

- Nội dung tuyên truyền hỗ trợ chưa phong phú, tính thuyết phục chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác của doanh. Chưa phân loại doanh nghiệp để áp dụng hình thức tuyên truyền, hỗ trợ cho phù hợp. Việc hỗ trợ

doanh nghiệp vẫn tập trung vào diện rộng mà chưa đi vào chiều sâu.

- Lực lượng cán bộ công chức làm công tác tuyên truyền còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm, còn tình trạng giải đáp chưa thoảđáng, kịp thời, hiệu quả các hội nghịđối thoại còn hạn chế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 - Cách thức tuyên truyền, hỗ trợ còn nặng tính thủ công, truyền thống, các hình thức tuyên truyền điện tửđã triển khai nhưng còn chậm so với yêu cầu. Một số

nội dung tuyên truyền chưa được chuyển tải đầy đủ và kịp thời.

(4) Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế

- Việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra dựa trên cơ sở phân tích thông tin về doanh nghiệp còn chậm, thu thập và phân tích thông tin chưa tốt, nhiều lĩnh vực kinh doanh còn thất thu nhưng chưa đưa vào trọng tâm của công tác thanh tra, kiểm tra. Việc triển khai phối hợp với các cấp các ngành trong việc trao

đổi thông tin, hỗ trợ nghiệp vụ, phối hợp liên ngành, nhằm phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về thuế còn chưa chặt chẽ và hiệu quả thấp.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu vẫn theo các phương pháp thủ

công, truyền thống, hàm lượng công nghệ tin học kết tinh vào hoạt động thanh tra, kiểm tra rất thấp, việc áp dụng công nghệ tin học vào hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu mang tính tự phát.

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa

được xây dựng hoàn chỉnh, các tiêu chuẩn về đánh giá mức độ vi phạm, phân loại

đối tượng để xác định phạm vi thanh tra chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc lựa chọn đối tượng để thanh tra.

- Kiến thức, kỹ năng về chếđộ kế toán, chính sách tài chính, chính sách thuế, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của một bộ phận công chức thanh tra kiểm tra thuế

còn hạn chếđã ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

(5) Về công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

- Công tác quản lý thu nợ chưa đem lại hiệu quả, nợ đọng thuế của doanh nghiệp có vốn ĐTNN có chiều hướng gia tăng. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý thu nợ chưa phát huy hết năng lực và trách nhiệm nên chưa đem lại hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện cưỡng chế nợ thuếđối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN chưa đem lại hiệu quả, đặc biệt trong việc cung cấp số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, một số ngân hàng có biểu hiện miễn cưỡng và thiếu hợp tác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 - Việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế mới dừng lại ở biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhưng chưa đem lại hiệu quả, doanh nghiệp có vốn

ĐTNN bị cưỡng chế nợ thuếđều có số dư tài khoản ít hoặc số dư tối thiểu.

(6) Về áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế

Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên qua việc triển khai cho thấy vẫn còn một số hạn chế:

- Cơ sở dữ liệu trong các chương trình ứng dụng chưa được quản lý tập trung tại Tổng cục thuế mà chủ yếu quản lý riêng lẻ nên việc cập nhật, khai thác các dữ

liệu trong hệ thống dữ liệu tập chung chưa được thống nhất và đồng bộ. Các ứng dụng chưa được cập nhật, nâng cấp, chuyển đổi kịp thời theo sự thay đổi của chính sách thuế.

- Các ứng dụng triển khai chưa đồng bộ, chương trình quản lý thuế ở Cục thuế và Chi cục thuế chạy trên hai môi trường khác nhau nên hay bị lỗi hệ thống, làm ảnh hưởng tới việc khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế.

- Các bộ phận, đơn vị trong cơ quan thuế phối hợp chưa chặt chẽ trong việc triển khai các phần mềm ứng dụng quản lý thuế, thiếu quy chế kiểm soát, đối chiếu dữ liệu nên còn phổ biến tình trạng báo cáo kết xuất trên ứng dụng và số liệu thực tế

của đơn vị chưa chính xác, nhất là số thuế nợđọng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 99)