Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với DN FDI

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 33)

2.1.5.1. Nhóm yếu tố môi trường – cơ sở pháp lý của quản lý thuế

Quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xã hội, môi trường pháp lý nói chung và về thuế

nói riêng phải được ban hành và thực hiện một cách đồng bộ. Một số yếu tố chủ yếu của môi trường quản lý thuế như sau:

Thứ nhất, nội dung của các sắc thuế.

Nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà sẽ khó khăn cho cả cán bộ thuế và các doanh nghiệp nói

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng. Ví dụ: thuế suất thuế giá trị gia tăng vừa qui định theo nhóm mặt hàng, vừa qui định theo ngành nghề kinh doanh thì một mặt hàng có thể được hiểu và xác định theo thuế suất đối với một nhóm mặt hàng này nhưng lại có thể xác định là thuế suất của một ngành nghề kinh doanh khác.

Thứ hai, trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Các doanh nghiệp nói chung, trong đó bộ máy lãnh đạo doanh nghiêp thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì kết quả nộp thuế sẽ cao. Trước hết, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải hiểu sâu sắc về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế

của mình. Khi đó, doanh nghiệp đảm bảo thực hiện tính tuân thủ, tự nguyện cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế.

Quản lý thu thuế ở nước nào cũng gặp khó khăn là: một số doanh nghiệp cố

ý, tìm mọi thủđoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp. Các doanh nghiệp này không những không nộp thuế mà còn tìm cách chiếm đoạt tiền từ

ngân sách nhà nước thông qua việc kê khai khống giá mua hàng, nhất là hàng xuất khẩu đểđược hoàn thuế.

Thứ ba, các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội tạo cơ sở cho quản lý thu thuếđối với các doanh nghiệp FDI

Các qui định như, quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu của cơ quan hải quan, quản lý xuất nhập cảnh của cơ quan công an, quản lý đăng ký kinh doanh của cơ quan kế hoạch và đầu tư ... nên không được ban hành đồng bộ và triển khai thực hiện tốt; môi trường kiểm toán, kế toán còn nhiều hạn chế, trách nhiệm pháp lý chưa cao sẽ làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thu thuếđối với các doanh nghiệp FDI.

2.1.5.2. Nhóm yếu tố về tổ chức - nguồn nhân lực của cơ quan quản lý thuế Thứ nhất là việc phân cấp quản lý thuế cho từng cấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Ở Việt Nam, từ năm 1999, hệ thống thuế được tổ chức lại thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương gồm ba cấp là: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế. Trong đó Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài Chính, là cơ quan định hướng và quản lý về chính sách, không trực tiếp thu thuế; ởđịa phương có Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế. Hai cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý thu tất cả các khoản thu nội địa.

Thứ hai là việc tổ chức quản lý thuếđối với doanh nghiệp:

Tổng Cục thuế căn cứ vào quy mô, vốn, tài sản, phạm vi hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và phù hợp với đặc

điểm và trình độ quản lý thuế. Phân cấp: Cục thuế trực tiếp quản lý thuế các doanh nghiệp lớn, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều quận huyện, nhiều tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp thuộc diện phải hoàn thuế; quản lý những nguồn thu lớn, quan trọng.

Đồng thời hướng dẫn, chỉđạo, kiểm tra các Chi cục thuế trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế trên địa bàn. Một đối tượng sẽ chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan thuế. Quy định này nhằm tránh sự phiền hà cho NNT vì chỉ phải liên hệ

với một cơ quan thuế.

Thứ 3 là năng lực, trình độ trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ thuế phải

đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế xã hội, tận dụng được các thành tựu quản lý thuế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho quản lý thu thuế đạt hiệu quả

cao. Thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ tư là tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn chính sách thuếđảm bảo đáp ứng yêu cầu để nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế

của Nhà nước của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.1.5.3. Yếu tố vềđiều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế

Hệ thống thông tin trong quản lý đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu giảm chi phí tuân thủ, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch. Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuếđạt hiệu quả cao. Khoa học công nghệ phải hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực cho quản lý thu thuếđối với các doanh nghiệp FDI. Cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 - Xây dựng và cập nhật hệ thống số liệu lịch sử về doanh nghiệp một cách

đầy đủ. Hệ thống quản lý được nối mạng toàn quốc và có sựđối chiếu thông tin một cách tựđộng.

- Xây dựng phần mềm phân tích phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra như: phân loại đối tượng thanh tra, kiểm tra; phân tích kê khai, phân tích báo cáo tài chính, đối chiếu hóa đơn... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết nối với hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có liên quan cũng như với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin hỗ trợ lẫn nhau.

2.1.5.4. Yếu tốmôi trường bên ngoài - Ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các quy định của các tổ chức KTQT có liên quan đến thuế quan

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết quốc tế về thuế quan mà Việt nam ký kết tham gia có tác động không nhỏđến cơ chế quản lý thuế. Theo những cam kết này, cơ quan thuế phải xây dựng một lộ trình về cắt giảm thuế quan, xây dựng các chuẩn về danh mục mặt hàng đánh thuếđối với kinh tế khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, cải cách thủ tục hành chính thuế

quan…Điều đó đặt ra cho ngành thuế một yêu cầu, mục tiêu cấp bách là phải hoàn thiện cơ chế quản lý thuế theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.5.5. Yếu tố quan hệ liên ngành - sự phối kết hợp của các tổ chức, cá nhân trong quản lý thuếđối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức, cá nhân với việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp FDIchưa được qui định đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản pháp luật hóa sẽ dẫn đến tình hình là các tổ chức, cá nhân này không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong điều tra xác định mức thuế, thực hiện cưỡng chế về thuế...

Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an, kiểm sát quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế...sẽ có tác dụng tốt trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 33)