Tổng quan về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở các nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 37)

2.2.1.1 Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý thuếđối với doanh nghiệp * Trung Quốc tổ chức bộ máy thu thuế phù hợp

- Tổ chức bộ máy Tổng cục thuế theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương: Tổng cục thuế - Cục thuế tỉnh, thành phố - Chi cục thuế huyện, quận và các xã. Cơ quan thuếđược tổ chức gắn với từng địa bàn tỉnh, huyện, xã.

- Bên cạnh bộ máy thuế quốc gia còn có bộ máy thuế địa phương thuộc UBND tỉnh, thành phố có nhiệm vụ quản lý thu thuế địa phương. Tuy nhiên, bộ

máy này chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục thuế quốc gia. Bộ

máy thuế địa phương gồm Cục thuế tỉnh, thành phố, Chi cục thuế quận, huyện, phòng thuế xã.

- Hệ thống thuế trung ương của Trung Quốc chủ yếu quản lý hai loại thuế gián thu là thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Số thu từ thuế giá trị gia tăng chiếm trên dưới 50% tổng thu về thuế cả NSNN. Vì vậy, việc quản lý thuế của Trung quốc chủ yếu tập trung vào sắc thuế này.

*Trung Quốc thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý thuế

- Tự kê khai thuế: Các doanh nghiệp FDI tự kê khai giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ tự kê khai và nộp thuế theo quy định của luật thuế. Cơ quan thuế

không ra thông báo thuế mà chỉ thực hiện việc kiểm tra sau khi các doanh nghiệp FDI kê khai. Quy định này nhằm nâng cao ý thức tự giác của người nộp thuế. Cơ quan thuế

dành thời gian và nhân lực cho việc thanh, kiểm tra đối tượng nộp thuế.

Các doanh nghiệp có trụ sở chính ở địa phương nào thì đăng ký và kê khai nộp thuế ở địa phương đó. Các doanh nghiệp có chi nhánh ở địa phương khác phải đăng ký nộp thuế GTGT ởđịa phương đó và xuất hoá đơn GTGT riêng.

- Tổ chức tốt việc thanh tra, kiểm tra thuế: Toàn bộ hệ thống thuế Trung Quốc có 3.000 tổ chức, kiểm tra, kiểm soát thuế trực thuộc cơ quan thuế các cấp, với 80.000 cán bộ làm công tác kiểm tra. Năm 1996, Quốc vụ viện Trung quốc thông qua phương án cải cách thu thuế trong đó có biện pháp lấy công tác thanh tra, kiểm tra làm trọng điểm của cải cách quản lý thu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 đã thực hiện cải cách một bước, từ chỗ sử dụng cán bộ chuyên quản để quản lý đối tượng, bao gồm nhiều loại thuế chuyển sang sử dụng cán bộ chuyên môn hóa theo từng sắc thuế.

- Tăng cường tuyên truyền về thuế đến người nộp thuế: Cơ quan thuế thành lập tổ chức chuyên trách về tuyên truyền thuế ở các tỉnh, thành phố. Các trung tâm tuyên truyền thuế ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế hiện hành còn có nhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuếđể nâng cao ý thức cho các doanh nghiệp, làm cho luật thuếđi vào đời sống kinh tế, xã hội.

Nội dung tuyên truyền được xác định hàng năm với trọng điểm, trọng tâm nhất định. Trong các biện pháp tuyên truyền có hiệu quả của ngành thuế Trung Quốc, đặc biệt có việc đưa nội dung thuế vào chương trình giáo dục phổ thông, nội dung trên cả 2 mặt: tuyên truyền mặt tốt và phê bình mặt xấu.

- Tổ chức và tăng cường hoạt động tư vấn thuế: Tư vấn là một nội dung quan trọng được thực hiện đồng thời với chính sách cải cách thuế toàn diện.

Trung tâm tư vấn thuế là cơ quan có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt

động tư vấn thuế, thực hiện thẩm định và cấp giấy phép hoạt động và quản lý hoạt

động các tổ chức tư vấn thuế.

Ở Trung ương có Trung tâm tư vấn thuế trực thuộc Tổng cục Thuế. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trung tâm tư vấn thuế trực thuộc các tỉnh, thành phố (riêng Bắc Kinh chưa thành lập).

2.2.1.2 Bài học kinh nghiệm quản lý thuếđối với doanh nghiệp của các nước ngoài khác

* Về thực hiện Đăng ký thuế:

- Thực hiện ở Indonesia,trong phạm vi 1 tháng kể từ khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải đăng ký thuế tại cơ quan thuế cấp quận, huyện đểđược cấp mã số thuế. Việc đăng ký và cấp mã số thuế vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống (bằng giấy).

- Ở Hungari, năm 1996, thực hiện cấp mã số cho tất cảĐTNT. Ngoài ra, cơ quan thuế phải phối hợp với các cơ quan khác để lấy các thông tin liên quan đến việc quản lý thu thuế nhưđăng ký về dân số, đăng ký về tổ chức có tư cách pháp nhân và không có tư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

- Ở Australia, với phương châm coi đối tượng nộp thuế là khách hàng, cơ

quan thuế đã đưa nhiều hình thức để giúp khách hàng của mình dễ dàng đăng ký thuế, như việc đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế thông qua Internet chiếm gần 25%, thông qua hệ thống điện tử tại các đại lý thuế là 38%, thông qua giấy tờ là 38%. Cả nước có 3,7 triệu DN, trong đó có 2,2 triệu DN đăng ký nộp thuế hàng hoá và dịch vụ, đối tượng này sau khi đăng ký được cấp mã số DN.

* Về việc dịch vụ cho đối tượng nộp thuế

Ở các quốc gia bộ phận dịch vụ hỗ trợĐTNT được thành lập ở tất cả các cơ

quan thuếđể tăng cường trợ giúp cho đối tượng nộp thuế dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và kịp thời cho ĐTNT, giúp DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

- Đối với Indonesia, Tổng cục Thuế cam kết cung cấp các dịch vụ tuyệt hảo cho đối tượng nộp thuế để giúp họ hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình. Tổng cục Thuế đã xây dựng trang thông tin điện tử nhằm cung cấp thông tin nhanh cho đối tượng nộp thuế và công chúng, đồng thời có một bộ phận tư vấn điện tử đặt tại Jakata phục vụ trong phạm vi cả nước.

- Đối với Hungari, các hình thức dịch vụ hỗ trợĐTNT gồm: dịch vụ trả lời qua

điện thoại không mất tiền, Internet, phần mềm kiểm tra việc tính thuế trên Internet và bằng đĩa CD, giảng bài và tư vấn trực tiếp, sổ tay về thuế, phát hành tạp chí...

- Đối với Australia, dịch vụ hỗ trợ ĐTNT rất phong phú và hiện đại: Ngoài những nội dung và hình thức nêu trên với chất lượng cao hơn, nội dung phong phú hơn, cơ quan thuế còn cung cấp hướng dẫn trọn gói cho ĐTNT cùng với tờ khai thuế. Các ĐTNT được phân loại theo mức độ tuân thủđể từđó có biện pháp đối xử và hình thức cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại ĐTNT: Nhóm 1- đối tượng phản ứng hoặc trốn thuế; Nhóm 2- đối tượng chỉ nộp thuế khi cơ quan thuế ép buộc, Nhóm 3- đối tượng không muốn nộp thuế nhưng vẫn nộp đúng, Nhóm 4- đối tượng luôn mong muốn làm đúng.

Theo sự phân loại nói trên, chiến lược cung cấp dịch vụ cho các đối tượng nộp thuế cũng rất khác nhau: Nhóm 1: Không tuân thủ - "Gặp mặt một đối một bắt buộc tại các quầy dịch vụ". Nhóm 2: Không muốn tuân thủ nhưng miễn cưỡng thực hiện - "Gặp mặt một đối một có hẹn ước". Nhóm 3: Tuân thủ nhưng chưa hiểu rõ về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 4: Hoàn toàn tuân thủ: đối tượng nộp thuế tự phục vụ thông qua các dịch vụ thông tin được cơ quan thuế cung cấp dưới nhiều hình thức.

* Về việc thanh tra, kiểm tra:

Thanh tra, kiểm tra là chức năng cơ bản của cơ quan thuế và có vị trí quan trọng

để đảm bảo thành công trong việc thực hiện quản lý thuế theo cơ chế TK-TN. Việc thực hiện thanh tra chủ yếu dựa trên kỹ thuật phân tích rủi ro.

- Thực hiện ở Indonesia, thanh tra được phân ra nhiều loại: thanh tra tại cơ

quan thuế, thanh tra tại cơ sở. Theo thứ tự ưu tiên, thanh tra được sắp xếp theo thứ

tự như sau: Thanh tra thường xuyên, thanh tra chứng cứ ban đầu (được thực hiện để

thu thập chứng cứ ban đầu chứng tỏ doanh nghiệp vi phạm luật hình sự), thanh tra tại cơ sở của doanh nghiệp, thanh tra đặc biệt (được thực hiện khi doanh nghiệp có sự bất thường).

Hệ thống tiêu chí để lựa chọn thanh tra trên cơ sở dữ liệu từ tờ khai thuế, báo cáo tài chính DN và các thông tin khác, sau đó được chấm điểm để lựa chọn. Việc thanh tra cũng có thể được mở rộng phạm vi và thời gian, đảm bảo nguyên tắc doanh nghiệp đã được thanh tra thuế sẽ không bao giờ bị thanh tra lại trong phạm vi một năm. Từ năm 2002, thanh tra thuế được ưu tiên tập trung vào DN qui mô vừa trở lên. Việc thanh tra các DN lớn phải được chấp thuận của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

- Thực hiện ở Hungari, cơ quan thuế chia đối tượng nộp thuế thành 5 nhóm

để có chiến lược và kế hoạch thanh tra, kiểm tra: đối với đối tượng nộp thuế lớn (doanh nghiệp lớn), việc kiểm tra được thực hiện một năm một lần. Việc thanh tra thuếđược thực hiện 5 năm/lần. Cơ quan thuế có quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế từ 5 năm trở về trước., kể cả kiểm tra bên thứ ba có liên quan.

- Ở Australia, dựa vào cách phân loại ĐTNT thành bốn nhóm như phần dịch vụ hỗ trợĐTNT đã nêu trên, cơ quan thuếđưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với từng loại đối tượng. Nhóm 1 và 2 là nhóm đối tượng cần tập trung kiểm tra nhiều nhất của cơ quan thuế. Đối với nhóm 1 cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tất cả các thông tin đã kê khai. Đây là nhóm đối tượng cần chú ý nhất vì các trường hợp trốn thuế đều thuộc nhóm đối tượng này. Nội dung thanh, kiểm tra được gắn vào các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Cục, Vụ và các Phòng, không tổ chức Cục thanh tra thuếở Trung ương hay phòng thanh tra, kiểm tra tại các Chi nhánh một cách riêng biệt.

- Ngoài ra trên thế giới hiện nay, có hơn 1/3 số quốc gia trong đó có Indonesia thực hiện giao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm pháp luật thuế cho cơ quan thuế. Đối với Inddonesia, việc điều tra các hành vi vi phạm luật thuế để

khởi tố hình sự chỉđược thực hiện bởi các điều tra viên thuế.

Điều tra viên thuế là những cán bộ thanh tra thuế giỏi được lựa chọn đểđào tạo nghiệp vụđiều tra và được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hoạt động điều tra viên. Điều tra thuế nhằm ngăn chặn tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài, đưa ra toà xét xử các vụ án trốn thuế, tìm kiếm tịch thu các tài sản phạm tội, công bố rộng rãi trước công chúng về các thông tin liên quan đến việc phạm tội. Điều tra viên có quyền triệu tập các nghi can, người làm chứng và các chuyên gia, soạn thảo báo cáo điều tra, thực hiện các hoạt

động khác được pháp luật cho phép. Hầu hết các vụ điều tra về thuế do cơ quan thuế đưa ra đều được xử lý.

* Về cơ chế tự khai-tự nộp thuế.

- Đối với Indonesia và Hunggari đều đã thực hiện cơ chế TK-TN đối với quản lý thu thuế doanh nghiệp (với các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp...) và cả các đối tượng khác như đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh cơ chế TK-TN, cơ chế cơ quan thuế tính thuế và ra thông báo thuế vẫn

được áp dụng đối với các khoản phí, lệ phí và một số khoản thu khác.

- Đối với Australia, năm1986, trước sức ép của Nghị viện yêu cầu cơ quan thuế

Liên bang phải nâng cao hiệu quả của bộ máy, giảm chi phí quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế đã quyết định thực hiện cơ chế TK-TN cùng với việc đưa công nghệ

thông tin vào trợ giúp quản lý thuế với mục tiêu nhằm tăng thu, tăng sự tuân thủ của

đối tượng nộp thuế, giảm trường hợp khiếu nại về thuế, đảm bảo sử dụng tốt hơn nguồn lực của cơ quan thuế Liên bang.

Quy trình này đầu tiên thực hiện đối với đối tượng nộp thuế lớn, như các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sau đó mở rộng dần phạm vi đối với các đối tượng nộp thuế là cá nhân. Cùng với việc áp dụng cơ

chế này, việc chuyển đổi cán bộ cũng được thực hiện (1.745 cán bộ thuế đã phải chuyển đổi, sắp xếp lại). Hầu hết số cán bộđó được chuyển đổi sang làm thanh tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 hoặc dịch vụ cho đối tượng nộp thuế. Việc thực hiện cơ chế TK-TN đã đạt được các mục tiêu đề ra.

* Về việc kê khai thuế qua mạng Internet

- Tại Indonesia, tháng 7/2002, Tổng cục Thuế bắt đầu áp dụng kê khai thuế

qua mạng. Điều này được xem như một bước cải thiện dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế. Việc kê khai thuế qua mạng được áp dụng trước hết đối với tờ khai thuế

GTGT của các DN trong tháng có từ 500 hoá đơn trở lên. Những DN trong tháng có dưới 500 hoá đơn vẫn áp dụng kê khai thuế theo phương pháp truyền thống (bằng giấy). Việc kê khai thuế qua mạng đã đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan thuế và

ĐTNT. Dịch vụ này đang được nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về mặt pháp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật để mở rộng vềđối tượng và sắc thuế.

- Tại Hunggari, các ĐTNT có thể "tải" mẫu tờ khai thuế trên mạng và thực hiện kê khai thuế. Chương trình sẽ tựđộng kiểm tra lỗi tờ khai và tựđộng báo lỗi để

DN sửa lỗi, hoàn chỉnh tờ khai trước khi gửi cơ quan thuế. Hiện tại,có 3000 DN lớn thực hiện kê khai thuế qua mạng. Mọi dữ liệu trên tờ khai được tựđộng nhập vào cơ

sở dữ liệu của cơ quan thuế. Hiện tại việc áp dụng chữ ký điện tử chưa được phổ

biến tại Hungary, trừ các tổ chức ngân hàng. Do vậy chưa có cơ quan riêng thực hiện việc giám định chữ ký điện tử. Để áp dụng kê khai thuế qua mạng, cơ quan thuế phải thực hiện cả chức năng đăng ký và giám định chữ ký điện tử.

- Tại Australia, dịch vụ kê khai thuế qua mạng được giới thiệu từ năm 1990 và trước hết được áp dụng cho các đại lý thuế, cho đến nay đã phát triển ở trình độ

cao và phạm vi rộng. Đây là một chương trình được ưu tiên hàng đầu của cơ quan thuế Australia và được mở rộng liên tục mỗi năm.

* Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

Các nước nói trên đều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế từ

khâu đăng ký thuế (cấp mã sốĐTNT), xử lý tờ khai thuế, theo dõi thu nộp, xác định các tiêu chí đánh giá rủi ro, giúp cơ quan thuế lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thuếđầu vào, thuếđầu ra trong thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng, dịch vụ điện tử cho các doanh nghiệp, lập báo cáo và cung cấp thông tin, trao đổi thông tin với các cơ quan có liên quan và phục vụ cho quản lý nội bộ ngành.

Đặc biệt, đối với Australia, hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)