Công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 43)

2.2.2.1. Khái quát về thực hiện chính sách và quản lý thuếở Việt Nam

Về cơ bản chính sách thuế thường xuyên được xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với sự biến động phức tạp về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Những biện pháp về cải tiến, tổ chức thực hiện cũng đã góp phần đáng kể vào thành tích trên, đặc biệt là việc thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy đào tạo, rèn luyện cán bộ thuế theo 10 điều kỷ luật của ngành. Kết quả số thu năm sau tăng nhiều hơn năm trước, số thuế thu trong năm 1999 bằng khoảng 9,7 lần số thuế thu năm 1990. Trước đây thuế chỉ đảm bảo 50% - 60% tổng số thu NSNN, đến nay đã chiếm trên 90%.

2.2.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thuếở Việt Nam

a. Bài hc chung

Thứ nhất là hầu hết các nước đã chuyển từ cơ chế cơ quan thuế tính thuế sang cơ chế TK-TN. Có thể nói cơ chế TK-TN là cơ chế quản lý thu thuếđối với DN phổ

biến hiện nay trên thế giới.

Cơ chế TK-TN là một cơ chế quản lý thuế hiện đại đang được áp dụng khá phổ

biến tại các nước trên thế giới. Việc áp dụng cơ chế quản lý này sẽ giúp ngành thuế

giảm bớt chi phí quản lý, nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế, là cơ sở để thúc đẩy cải cách hành chính thuế và hiện đại hoá vì nó đòi hỏi các qui trình quản lý hiện đại với sựứng dụng rộng rãi các thành tựu của công nghệ thông tin.

Thứ hai là xu hướng cải cách quản lý thuế nói chung và quản lý thuếđối với DN nói riêng, đó là nâng cao tính tự giác tuân thủ của ĐTNT bằng các biện pháp tăng cường dịch vụ hỗ trợ ĐTNT, tạo thuận lợi và giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ

thuế cho ĐTNT; Công tác này được quan tâm và trở thành một ưu tiên của cơ quan thuế, được thực hiện dưới nhiều hình thức; cùng với nó các biện pháp thanh tra và chế tài xử lý được tăng cường để bảo đảm rằng các đối tượng không tuân thủ sẽ bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Thứ ba là song song với việc áp dung cơ chế TK-TN nhằm tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của ĐTNT, cơ quan thuế các nước rất chú trọng đến việc quản lý các ĐTNT lớn (là DN, đặc biệt là các DN lớn). Ở nhiều quốc gia, cơ quan thuế đã thành lập bộ phận quản lý DN lớn tại Tổng cục Thuế (ở Trung ương) hoặc Cục Thuế

vùng nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ các ĐTNT có số thu chiếm tỷ trọng lớn.

Thứ tư là việc thực hiện các dịch vụđiện tử về thuế nói chung và kê khai thuế

qua mạng Internet được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Thứ năm là các điều kiện cơ bản thực hiện tốt cơ chế TK-TN và kê khai

điệntử là: một hệ thống chính sách rõ ràng, đơn giản, minh bạch, đầy đủ; cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với việc ứng dụng tin học ở mức độ ngày càng cao trong quản lý thuế; hệ thống thông tin trở thành công cụ quan trọng trong cơ chế TK-TN; đội ngũ cán bộ thuế phải được đào tạo để có trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu.

b, Kinh nghim qun lý thuế ca Cc Thuế thành ph H Chí Minh

Cục thuế tỉnh thành phố Hồ Chí Minh luôn thực hiện tốt nhiệm vụ dự toán thu ngân sách nhà nước, liên tục trong các năm từ 2001 đến nay luôn hoàn thành xuất sắc dự toán thu phấn đấu, đạt toàn diện trên các chỉ tiêu được giao. Lũy kế số thu trong giai đoạn 2001 – 2009 ngành thuế thành phố vượt 12,96% dự toán pháp lệnh, số thu tăng 69,67 % so với cùng kì 5 năm trứơc 1994 - 2000.

Về cải cách thủ tục hành chính: Cục thuế luôn tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu đơn giản, dễ hiểu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp , phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý, xây dựng mối quan hệ người bạn đồng hành giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện tốt chính sách thuế của Nhà nước…

Cục thuế đã thiết lập các đường dây nóng, tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, kịp thời giải đáp , xử lý những vướng mắc, hàng năm có trên 15.000 lượt doanh nghiệp, trên 35.000 lượt doanh nghiệp được tập huấn; giải đáp thắc mắc qua

điện thoại, qua phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet. Là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện ISO 9001:2000 cho các sản phẩm tuyên truyền hỗ trợ – cấp mã số thuế cho doanh nghiệp – quản lý đăng ký thuếđối với người có thu nhập cao – cung cấp thông tin hồ sơ lưu trữ – đăng ký và duyệt hóa đơn tự in .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 Cục thuế đã tổ chức tốt việc đăng ký mã số thuế cho 16.773 doanh nghiệp, 158.500 hộ kinh doanh công thương nghiệp. Xây dựng nhiều chương trình ứng dụng có hiệu quả như trang Website của cục thuế đã giúp doanh nghiệp tìm biết những thông tin cần thiết về văn bản pháp luật thuế, lựa chọn đối tác kinh doanh, những đơn vị, cá nhân hoạt động không hợp lệ, các hoá đơn không hợp pháp đang lưu hành … qua đó phát hiện các thủ đoạn gian lận trốn thuế kịp thời xử lý theo pháp luật.

Thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào một số hoạt động của văn phòng Cục thuế như quản lý công văn đến và đi tại phòng HCQT-TV, quản lý CCVC thuộc Cục Thuế tại phòng TCCB, đăng ký cấp mã số

thuế – thủ tục đóng mã số thuế, cấp bán hoá đơn và đăng ký hoá đơn tự in , cung cấp và xác nhận số liệu – chứng từ hiện lưu trữ tại… hiện nay đang triển khai mở

rộng đến các CCT quận huyện.

Về xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ:

Trình độ của cán bộ luôn được chú trọng nâng cao, với nhiều loại hình đào tạo phong phú, năm 1990 toàn ngành mới có 10% trên tổng số cán bộ có trình độ đại học, 12% có trình độ trung cấp và gần 80% là trình độ sơ cấp. Đến năm 2003 trên 45% tổng số cán bộ có trình độ đại học, sau đại học cao hơn mặt bằng chung của toàn ngành là 13%; 25% có trình độ quản lý nhà nước cấp chuyên viên. Nhiều cán bộ có 02 bằng đại học chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ, luật học … và sử dụng máy tính là công cụ chính khi thực thi công vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điu kin t nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông; Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủđô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía

Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (207 xã, 7 phường, và 16 thị trấn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.2. Đất đai địa hình

Đặc điểm địa hình: Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.

Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch vềđộ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là ở

các khu vực còn rừng tự nhiên.

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả

năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.841,57 km2, có các loại địa hình: đồng bằng, trung du và miền núi. Vùng có địa hình đồng bằng, trung du bao gồm các huyện:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 Lạng Giang, Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng và TP Bắc Giang ; vùng núi gồm các huyện: Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động.

Bảng 3.1. Thống kê diện tích và địa hình tỉnh Bắc Giang TT Huyện, TP Diện tích (km2) Vùng địa hình

1 TP Bắc Giang 66,45 Đồng bằng

2 Huyện Việt Yên 170,15 10% đồi, 90% đồng bằng 3 Huyện Yên Dũng 190,76 20% đồi, 80% đồng bằng 4 Huyện Hiệp Hoà 203,06 50% đồi, 50% núi 5 Huyện Lạng Giang 241,02 50% đồi, 50% núi 6 Huyện Tân Yên 205,54 50% đồi, 50% núi 7 Huyện Lục Nam 597,61 20% đồi, 80% núi 8 Huyện Lục Ngạn 1.017,28 20% đồi, 80% núi 9 Huyện Yên Thế 303,09 10% đồi, 90% núi 10 Huyện Sơn Động 846,64 Phần lớn là núi

Cộng 3.841,57

Nguồn: NGTK Bắc Giang 2010, NQ số36/NQ-CP 3.1.1.3. Khí hậu thủy văn

Bắc Giang là tỉnh nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa lục địa vùng đông bắc, phân chia 2 tiểu vùng khí hậu; chịu trực tiếp gió mùa đông nam và gió mùa đông bắc. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10, thịnh hành gió đông nam; mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành gió

đông bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 23oC - 24oC; độẩm dao

động từ 81%-82%; lượng mưa trung bình tháng trong năm (2010) là 130 mm, cao nhất từ tháng 6 đến tháng 8 (khoảng 302 mm-454 mm), thấp nhất vào tháng 10 (khoảng 0,2 mm); lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Số giờ nắng các tháng trong năm từ 1.200-1.500 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới.

3.1.1.4. Tiềm năng về khoáng sản, rừng

Khoáng sn: Trên địa bàn tỉnh có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 Nam có trữ lượng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than antraxit, than gầy, than bùn, trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế; gần 100 tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về khoáng sét sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện Việt Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế, Hiệp Hoà, trong đó có 100 triệu m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.

Tài nguyên rng: Toàn tỉnh có 146.435,4 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 113.462,2 ha đất rừng sản xuất, 18.879,9 ha đất rừng phòng hộ và 14.093,3 ha đất rừng đặc dụng. Trong rừng có nhiều sông, suối, hồ, đập, hệ thực vật nguyên sinh phong phú,... tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn.

3.1.2 Đặc đim kinh tế - xã hi

3.1.2.1 Điều kiện nhân khẩu, lao động của tỉnh

Dân số toàn tỉnh đến hết năm 2012 là 1.567.557 người, mật độ dân số bình quân là 408,1 người/km2, cao hơn so với bình quân của khu vực và cả nước. Dân số sống ở

khu vực thành thị khoảng 151.000 người, chiếm khoảng 9,62% dân số, dân sốở khu vực nông thôn là 1.416.614 người, chiếm 90,38%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,85% dân số, nữ giới khoảng 50,15% dân số. Số ngư¬ời trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 64,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 24%; số hộ

nghèo chiếm 9,78%.

Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu. Đồng thời, Tỉnh cũng tạo nên các Làng nghề truyền thống tiêu biểu đến nay vẫn còn giữ được như: Làng gốm Thổ Hà; làng rượu Vân Hà (Việt Yên); làng bún Đa Mai (thành phố Bắc Giang); làng mây tre đan Phúc Long, Phúc Tằng (Tăng Tiến - Việt Yên); làng rèn sắt Đức Thắng (Hiệp Hoà); làng quan họ Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên); làng tuồng Tân Dĩnh (Lạng Giang); làng chèo Đồng Quan (Đồng Sơn - Yên Dũng); làng Then (Thái Đào - Lạng Giang)...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

Bảng 3.2 Dân số, cơ cấu dân số của tỉnh Bắc Giang

Các năm TĐPT (%) Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 12/11. 13/12. 13/11. 1. Tổng số dân TB Ng. người 1.483 1.526 1.567 102.90 102.69 102.79 a. Tổng số nam Ng. người 761 783 795 102.89 101.53 102.21 b. Tổng số nữ Ng. người 722 743 772 102.91 103.90 103.40 2. Tỷ lệ sinh hàng năm % 1,688 1.738 1,725 - - - 3. Tốc độ tăng dân số % 1,263 1,313 1,33 - - -

Nguồn : Niêm giám thống kê Tỉnh Bắc Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn tập trung ở các khu vực trung du (TP. Bắc Giang bình quân 2.186 người/km2; huyện Tân Yên bình quân 774,7 người/km2 …Các huyện miền núi dân cư sống thưa thớt, huyện Sơn Động bình quân 82,2 người/km2; huyện Yên Thế bình quân 313,8 người/km2. Dân số của tỉnh Bắc Giang đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 1.567.557 người, tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 50.73% dân số, nữ giới khoảng 49.27% dân số; trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 64,15%.

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngày 28/10/2011, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1531/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 50%, đến năm 2020 đạt 70%. Trong đó, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 37%; đến năm 2020 đạt 55%. Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt từ 50-55%; ngành công nghiệp từ 90-95%; ngành xây dựng đạt từ 60-65%;… Quy mô sinh viên đại học, cao đẳng/1 vạn dân đạt từ 250-300 sinh viên vào năm 2015 và đạt từ 400-450 sinh viên vào năm 2020.

3.1.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh

Cơ sở hạ tầng giao thông Bắc Giang với đầy đủ ba loại hình thuỷ, bộ và

đường sắt không ngừng được nâng cấp và đầu tư; dịch vụ vận tải ngày càng cải tiến và hiện đại hoá là một trong những lợi thế lớn cho quá trình phát triển kinh tế của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Hoàn thiện hệ thống giao thông Bắc Giang là tỉnh miền núi, nhưng lại có hệ thống mạng lưới giao thông vận tải phát triển, phân bốđều và hợp lý, với đủ ba loại hình đường bộ, đường sắt và đường sông. Quốc lộ 1A mới đã hoàn tất chạy qua Bắc Giang, tạo nhiều giao cắt với các tuyến nội tỉnh, là những vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các cụm, khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư.

Vềđường bộ, mạng lưới giao thông này có chiều dài hơn 4.000 cây số với 4 tuyến quốc lộ chạy qua dài 258 km, 15 tuyến đường tỉnh dài 339 km, 82 tuyến

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 43)