Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 95)

Trên cơ sở của việc sử dụng các phƣơng pháp trong đó có phƣơng pháp quan sát và tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi xây dựng một trƣờng hợp điển hình để làm rõ hơn kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu TVHN của học sinh THPT về năng lực tƣ vấn của thầy cô giáo, trong đó bao gồm kiến thức của thầy cô về nghề, nhu cầu xã hội với nghề và quy trình các thầy cô TVHN cho các em học sinh THPT.

3.3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu – xã hội của người tư vấn

- Giáo viên dạy Toán - Chủ nhiệm lớp 12A1

- Phụ trách chính phòng tƣ vấn học đƣờng của trƣờng THPT Ba Vì.

- Thầy S đã TVHN cho nhiều khóa học sinh, trong đó có trƣờng hợp của Đ.M.N. - Thầy S chƣa qua khóa tập huấn nào về TVHN cho học sinh THPT.

Qua quá trình phỏng vấn sâu, thầy S cho rằng: “Nghề là phương tiện theo con người cả cuộc đời. Tuy nhiên mỗi người có những sở thích và niềm vui riêng, để mỗi người tự phát huy được bản thân mình cần phải chọn được nghề mình thích trong khuôn khổ phù hợp với năng lực là được, không cần phải theo xu hướng của xã hội, hay nói cách khác là không đặt xu hướng của xã hội lên trên”. Do vậy, theo

thầy S: “TVHN là giúp cho học sinh chọn được đúng ngành nghề mình yêu thích và

chọn ngề nào đó để có thể xin được việc làm và kiếm ra tiền nuôi sống bản thân và gia đình là điều quan trọng nhất”

Khi trò chuyện, thầy S đánh giá cao sự phù hợp sở thích và năng lực với nghề nhƣng thầy lại xem nhẹ xu hƣớng của xã hội, nhu cầu của thị trƣờng lao động, thầy S nói “Xã hội bây giờ mỗi thời điểm có một nghề hót khác nhau, tuy nhiên trường nào có tiếng và danh giá đều dễ xin được việc trong mọi thời điểm”.

Trong TVHN cho học sinh, làm cho học sinh nhận thức đƣợc nhu cầu xã hội đối với nghề có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực xã hội đƣợc xem xét ở độ danh tiếng của trƣờng là cơ hội việc làm mở rộng và có thể khẳng định đƣợc bản thân. Theo thầy S: “Dù mỗi giai đoạn có những nghề có nhu cầu lớn khác

nhau, nhưng những trường danh tiếng thì không khi nào là hết đắt giá cả. Dù ở thời nào những trường tốp đầu ở nước ta vẫn luôn là niềm tự hào, ra trường xin việc dễ và lương cao hơn nhiều so với các trường khác. Ví dụ: học giỏi khối A thì các em nên chọn đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Xây Dựng. Học giỏi khối D thì nên chọn đại học Ngoại Thương. Còn những trường khác, cùng ngành đó, khi ra trường xin việc sẽ khó hơn hoặc sẽ làm ở cơ sở có quy mô nhỏ hoặc nhờ mối quan hệ thì cũng có thể xin được việc”.

Trong hoạt động TVHN, thầy S nhấn mạnh việc tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức đặc điểm tâm sinh lý của bản thân phù hợp với nghề ở các mặt là năng lực học tập, sở thích, tính cách cá nhân phù hợp với nghề. Theo thầy S: “Tiêu

chí đầu tiên để học sinh chọn ngành thi và trường thi là phải đỗ vào trường đại học nào đó, nếu kém quá thì cố gắng vào được trường cao đẳng có tên tuổi”. Thầy S

cho rằng, các em học sinh chính là ngƣời hiểu rõ học lực của mình nhất bởi vì: “Khi

qua các kì kiểm tra, kết quả học tập cuối năm hay các kì thi thử đại học các em đều biết mình có năng lực ở khối nào và đạt mức độ bao nhiêu rồi”. Và: “Việc chọn nghề theo sở thích là quan trọng nhưng phải gói gọn theo năng lực các em vì mục tiêu quan trong nhất là phải đỗ được đại học, nếu không đỗ thì sẽ học tạm trường đủ điểm đỗ một năm rồi năm sau thi tiếp vào đúng như nguyện vọng ban đầu của học sinh. Nếu không đỗ cũng yên tâm vì lại theo học tiếp trường đang học.”

Bên cạnh đó, thầy S cho rằng, TVHN nên định hƣớng cho học sinh chọn nghề theo giới, nhƣ: “Con gái nên chọn nghề nhẹ nhàng, nhàn hạ, có thời gian chăm sóc gia đình như nghề Sư phạm, còn con trai có thể chọn những nghề có thu nhập cao hơn như: Kinh tế, Công an”

3.3.2. Một số đặc điểm nhân khẩu – xã hội của học sinh được tư vấn

- Em Đ.M.N, nữ, 18 tuổi

- Học sinh lớp 12 trƣờng THPT Ba Vì.

- N thích học Toán, Lý, Hóa và đã định hƣớng theo khối A ngay từ khi vào học lớp 10.

- N sống ở vùng nông thôn, bố mẹ đều làm nghề nông nghiệp - Điều kiện kinh tế gia đình của N khá khó khăn

- N rất ít khi đi học thêm, chủ yếu học ở trƣờng và tự học ở nhà. * Kết quả khảo sát qua bảng hỏi:

- N muốn thi vào khối ngành Quân đội – Công an. Theo N khối ngành khi ra trƣờng không phải lo xin việc làm, lại có mức thu nhập cao.

- Mức độ nhận thức về yêu cầu của nghề ở mức độ trung bình, N đã bƣớc đầu có nhận thức về nghề nhƣng còn hạn chế chƣa đầy đủ. Cụ thể là, em N đã chọn khối ngành Quân đội – Công an và điểm trung bình về mức độ nhận thức yêu cầu của nghề đạt 2,0 (Phụ lục 6c)

- Hiểu biết của N về đặc điểm tâm lý cá nhân phù hợp với nghề đạt 1,0 ở mức rất thấp (Phụ lục 6c). Nhƣ vậy sự hiểu biết của N về những đặc điểm tâm lý

- N cũng chƣa biết tự đánh giá bản thân mình có những đặc điểm nào phù hợp với yêu cầu của ngành Quân đội – Công an.

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, N chia sẻ: “Động cơ chọn nghề quan

trọng thúc đẩy em chọn ngành này là em không muốn bố mẹ phải lo lắng nuôi em khi học đại học, mặt khác khi ra trường em lại được phân việc luôn, hơn nữa nhìn các cô chú công an mặc đồng phục em rất ngưỡng mộ”.

N muốn đƣợc đi TVHN vì em không chắc chắn lực học của mình có phù hợp với ngành định chọn không và quan trọng em không biết mình có đủ tiêu chuẩn trƣớc khi sơ tuyển hay không nên mong muốn đƣợc gặp thầy giáo để TVHN.

3.3.3. Quy trình thầy giáo S tư vấn hướng nghiệp cho học sinh N

Các bƣớc thầy S tƣ vấn cho N nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thầy phát cho học sinh N phiếu điều tra, yêu cầu N trả lời từng câu. Trong khi đó thầy S quan sát và giúp đỡ N nếu N có thắc mắc gì chƣa hiểu về phiếu điều tra.

Bƣớc 2: Khi N có kết quả, thầy giáo đã từ kết quả đó cung cấp cho N những thông tin về nghề và cơ hội việc làm của một số nghề có liên quan đến nghề mà N trả lời trong phiếu hỏi. N có thể nêu ra băn khoăn, thắc mắc của mình và thầy S sẽ giải thích cho N.

Bƣớc 3: Cũng trong buổi tƣ vấn, thầy giáo S sẽ đƣa cho N bảng điểm, mức điểm vào các trƣờng từ các năm trƣớc để N tham khảo.

Bƣớc 4: Dựa trên kết quả thu đƣợc, thầy tƣ vấn cho N chọn trƣờng. Khi N chọn trƣờng chƣa phù hợp, thầy S đƣa ra một số lí do, giúp N cân nhắc lại. Khi N vẫn còn băn khoăn cần tƣ vấn thêm, thầy hẹn tƣ vấn thêm trong buổi sau.

Trƣờng hợp của N, thầy S đã phân tích lại một số yếu tố cho N nhƣ: Tuy N có sức học tốt nhƣng chƣa hẳn là xuất sắc, điểm vào trƣờng Công an là nữ lại rất cao. Mặt khác ngành Công an có đặc thù riêng, phải kiểm tra sức khỏe. Thầy đã phát cho N thông tin về điều kiện sức khỏe tối thiểu khi vào Công an. Trong khi đó N lại thấp và bị cận thị, thầy S khuyên N nên tìm hiểu và chọn trƣờng khác.

Bƣớc 5: Trƣớc khi kết thúc buổi tƣ vấn, thầy S tổng hợp lại các thông tin trên, thầy khuyên N nên chọn trƣờng phù hợp với bản thân và gia đình. Sau khi cân nhắc về mọi mặt nhƣ sở thích, năng lực và điều kiện kinh tế gia đình N đã có sự thống nhất với thầy về trƣờng N quyết định đăng kí thi là sƣ phạm.

3.3.4. Nhận xét chung

N đã quyết định chọn trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội để thi. Em chọn ngành và trƣờng dựa trên sự TVHN của thầy giáo chủ nhiệm. Theo N, thầy giáo S là ngƣời có nhiều kinh nghiệm lại hiểu rõ lực học của N và khuyên N chọn trƣờng này để thi nên N rất tin tƣởng. Với kiến thức về ngành nghề và sự hiểu biết năng lực, đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề cùng với cách thức tiến hành TVHN cho học sinh, hoạt động TVHN của thầy S đã mang lại hiệu quả nhất định.

Trong trƣờng hợp tƣ vấn cho cả nhóm học sinh, quy trình TVHN vẫn diễn ra nhƣ quy trình tƣ vấn cho em N và có thêm phần giáo viên tƣ vấn mời các học sinh đã tốt nghiệp có việc làm thành đạt hay phụ huynh có kinh nghiệm về ngành nghề để trao đổi với học sinh. Điều này là rất đáng khuyến khích, song nó mới chỉ phản ánh đƣợc phạm vi hẹp một số nghề trong thế giới nghề nghiệp nói chung, trong khi đó học sinh cần nhận thức thông tin chính xác về nhiều nghề hơn. Kinh nghiệm tƣ vấn ở trƣờng học cho thấy, việc thầy giáo cho rằng cần phải đỗ đại học là quan trọng nhất, mà chƣa cần quan trọng học gì là một cách nhìn phổ biến trong xã hội hiện nay, đó là sự coi trọng bằng cấp. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, việc “thừa thầy thiếu thợ” đang là nỗi lo lớn của xã hội. Thực tế này đã chỉ ra rằng, việc học sinh học ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích, tích cách của họ và phù hợp với nhu cầu của xã hội sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho chính cá nhân đó và xã hội. Điều này làm giảm sự lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức của các bên Ngoài ra, việc chọn một nghề phù hợp phải tính đến nhu cầu của thị trƣờng lao động, trong khi, thầy cô giáo làm ngƣời TVHN cho học sinh lại chủ yếu dựa vào học lực và sở thích để tƣ vấn cho học sinh, mà ít để ý đến xu hƣớng phát triển của nghề đó ở thời điểm hiện tại và tƣơng lai. Thực trạng này phản ánh tình trạng những khó khăn và những hạn chế mà công tác TVHN trong nhà trƣờng còn tồn tại làm giảm hiệu quả của công tác TVHN.

Nhƣ vậy cách tƣ vấn nhƣ của thầy S tuy còn một số hạn chế nhƣng nếu đƣợc cung cấp thêm, tăng cƣờng thêm nội dung TVHN, kĩ năng hỏi, cung cấp thông tin và quy trình TVHN chuẩn thì hiệu quả tƣ vấn của giáo viên cho học sinh sẽ cao hơn. Đây chính là những vấn đề cần đặt ra cho những nghiên cứu tiếp theo để có thể phát triển và tìm hiểu sâu hơn nữa nhu cầu TVHN ở học sinh THPT.

Tiểu kết chƣơng 3

Kết quả điều tra thực trạng nhu cầu TVHN của học sinh THPT trên địa bàn huyện Ba Vì – Tp. Hà Nội cho chúng ta những kết quả sau:

- Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều muốn thi vào đại học và các em đều đã lựa chọn cho mình một nghề cụ thể. Trong nhóm các nghề học sinh định chọn thì phần lớn các em chọn ngành Quân đội – Công an. Có mối liên quan giữa học lực và giới tính đến nhóm nghề định chọn của học sinh. Lý do chọn nghề của học sinh có sự mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tế. Trong nhận thức các em đều cho rằng lý do chọn nghề chủ yếu là phù hợp với năng lực, phù hợp với sở thích và đam mê. Tuy nhiên trong thực tiễn các em chọn nghề, các em lại chủ yếu dựa vào yếu tố phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

- Phần lớn học sinh đều hiểu rất rõ tầm quan trọng của TVHN trong việc điều chỉnh và định hƣớng quyết định chọn nghề nghiệp tƣơng lai của các em. Các em rất quan tâm đến TVHN và nhu cầu TVHN của các em là rất cao. Tuy nhiên mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của học sinh còn khá mơ hồ, sự hiểu biết của học sinh về nghề định chọn, về đặc điểm tâm lý phù hợp với nghề, về động cơ chọn nghề, về hình thức TVHN của cá nhân là rất chung chung, chƣa sâu sắc. Mặt khác, trong quá trình chọn nghề các em rất cần đƣợc sự tƣ vấn của cha mẹ, thầy cô, các chuyên gia, thế nhƣng sự tƣ vấn mà các em nhận đƣợc rất rời rạc và không trọn vẹn. Điều này cho thấy các hoạt động TVHN trong thời gian qua chƣa thực sự đạt hiệu quả.

- Tỉ lệ học sinh đã đi TVHN chiếm tỉ lệ rất thấp. Phần lớn khi các em đi TVHN các em chỉ chủ yếu nhận đƣợc các thông tin về nghề nghiệp, ít có sự tìm hiểu, tƣơng tác để tìm hiểu hứng thú và năng lực của chính các em, giữa ngƣời tƣ vấn và học sinh chƣa có sự trao đổi, thảo luận để ngƣời cuối cùng đƣa ra quyết định chọn nghề là học sinh. Chính vì vậy mà hiệu quả của công tác hƣớng nghiệp chƣa cao và tồn tại nhiều hạn chế.

Nếu làm tốt công tác TVHN sẽ giúp các em học sinh ý thức đƣợc những vấn đề cần tƣ vấn, trên cơ sở đó chọn đƣợc cho mình một nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nghề nghiệp đặt ra cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng lao động. Khi đó các em sẽ hài lòng về nghề nghiệp của mình và điều này hoàn toàn có lợi cho bản thân học sinh, cũng nhƣ gia đình và xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nhu cầu TVHN của học sinh THPT là sự đòi hỏi tất yếu mà học sinh thấy cần đƣợc thoả mãn nhằm nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lý bản thân để lựa chọn nghề phù hợp, để từ đó góp phần hình thành phát triển nhân cách nghề nghiệp ở lứa tuổi này.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn chỉ ra: Phần lớn học sinh khi tốt nghiệp THPT đều muốn học lên đại học. Hầu hết các học sinh đã có sự lựa chọn ngành nghề cho tƣơng lai của mình. Tuy nhiên sự lựa chọn ngành nghề của các em mới chỉ ở mức độ cảm tính. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn nghề của học sinh đƣợc các em đánh giá là rất quan trọng và quan trọng là nghề phù hợp với năng lực bản thân, phù hợp với sở thích, đam mê, có thu nhập cao, phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội đồng thời khi ra trƣờng phải dễ xin việc. Tuy nhiên thực tế lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lại không phù hợp với nhận thức, hầu hết các em đều chọn nghề dựa trên yếu tố phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình, ra trƣờng dễ xin việc mà không quan tâm tới yêu tố năng lực. Đây là những hạn chế của các em thể hiện trong nhu cầu TVHN mới chỉ ở mức độ ý hƣớng, các em cần đƣợc giúp đỡ và khắc phục để các em có sự lựa chọn nghề phù hợp hơn.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy nhu cầu TVHN của học sinh là rất lớn. Tuy nhiên nhu cầu này mới ở mức tiềm tàng, chƣa biến hành hành động cụ thể. Hơn nữa, các hoạt động hƣớng nghiệp của nhà trƣờng, gia đình và xã hội đều chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của các em. Học sinh chọn nghề phần lớn dựa vào thông tin trên internet, tivi, đài, sách báo và ý kiến của gia đình, ngƣời thân mà không dựa trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)