2.1.2.1. Mục đích
Nhằm tìm hiểu và đánh giá đƣợc thực trạng nhu cầu TVHN của học sinh THPT trên địa bàn huyện Ba Vì – T.p Hà Nội
2.1.2.2. Nội dung
Đề tài tiến hành nghiên cứu định lƣợng bằng bảng hỏi đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện Ba Vì – Tp. Hà Nội
Tiến hành nghiên cứu định tính ở các khách thể nghiên cứu: giáo viên, học sinh...
2.1.2.3. Các giai đoạn nghiên cứu thực tiễn * Giai đoạn 1: Thiết kế công cụ điều tra
- Mục đích: Hình thành sơ bộ các nội dung của phiếu hỏi.
- Phƣơng pháp: Lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn và các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.
- Cách tiến hành : Thăm dò bằng một số câu hỏi mở, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia tâm lý học hƣớng nghiệp và các giáo viên phụ trách về họat động TVHN. Mặt khác tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến nhu cầu TVHN hiện nay trên sách, báo, internet. Sau đó phác thảo phiếu hỏi và xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện phiếu hỏi.
* Giai đoạn 2 : Điều tra thử
- Mục đích: Hoàn thiện nội dung bảng hỏi để tiến hành điều tra chính thức. - Nội dung: Đánh giá độ tin cậy của thang đo trong bảng hỏi.
- Phƣơng pháp: Phƣơng pháp điều tra và phƣơng pháp thống kê toán học - Khách thể : 50 học sinh
- Xử lí số liệu :
Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS 13.0. Chúng tôi sử dụng kĩ thuật phân tích độ tin cậy bằng phƣơng pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach. Mô hình này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phƣơng sai của từng item trong từng thang đo, toàn bộ phép đo và tính tƣơng quan điểm của từng item với điểm của các item còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo. Độ tin cậy của từng tiểu thang đo đƣợc coi là thấp nếu hệ số < 0,4. Độ tin cậy của cả thang đo đƣợc coi là thấp nếu hệ số < 0,6 (bảng 2.2).
Bảng 2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy Alpha của các thang đo
Các thang đo Hệ số tin cậy Alpha
Yếu tố chính dẫn đến quyết định chọn nghề 0,637
Nội dung TVHN 0,829
Kết quả hiện thị trên bảng 2.2, với hệ số của các tiểu thang đo và cả thang đo đều > 0,6 cho thấy từng item của phép đo có tính đồng nhất và đều đóng góp độ tin cậy của toàn bộ hệ thống bài tập đo nghiệm này.
Kết quả phân tích trên đây cho thấy, các tiểu thang đo trong toàn bộ hệ thống thang đo đảm bảo độ tin cậy và độ hiệu lực của nội dung trong bảng hỏi đạt đƣợc mức cho phép về mặt thống kê. Sự chỉnh sửa là không đáng kể. Sau khi chỉnh sửa bảng hỏi, độ tin cây và độ hiệu lực của bảng hỏi tăng lên (thể hiện trong phụ lục 6a). Có thể khẳng định, độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi cho phép sử dụng vào điều tra chính thức.
* Giai đoạn 3: Điều tra chính thức
Khâu 1: Điều tra qua phiếu trưng cầu ý kiến - Mục đích:
+ Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu TVHN của học sinh THPT
+ Đánh giá thực trạng nhu cầu TVHN của học sinh THPT và các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu này nhằm đƣa ra kết luận và kiến nghị.
- Nội dung: Nội dung điều tra theo phiếu trƣng cầu ý kiến dành cho học sinh. Khâu 2: Phỏng vấn sâu
- Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu
đƣợc từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.
- Khách thể: 12 giáo viên và 30 học sinh ở 3 trƣờng THPT trên địa bàn
huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội
Khâu 3: Quan sát
- Mục đích: Quan sát trƣ̣c tiếp 1 buổi TVHN cho học sinh để đánh giá quy trình tƣ vấn, hiệu quả của buổi TVHN đó.
- Khách thể: giáo viên là nhà tƣ vấn học đƣờng và học sinh * Giai đoạn 4: Phân tích kết quả điều tra
Khâu 1: Phân tích số liệu điều tra thống kê toán học
Số liệu thu đƣợc sau khảo sát thực tiễn đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS dùng trong môi trƣờng Windows phiên bản 13.0.
Khâu 2: Xác định tiêu chí đánh giá
Căn cứ xác định tiêu chí đánh giá: Dựa trên các khái niệm công cụ và nội dung, các biểu hiện của từng mức độ nhu cầu TVHN của học sinh THPT.
Chúng tôi đánh giá mức độ nhu cầu TVHN thông qua những biểu hiện nhƣ sau:
(1) Biểu hiện về mặt nhận thức; (2) Biểu hiện về mặt cảm xúc; (3) Biểu hiện về mặt hành vi. Và chia thành 3 mƣ́c đô ̣ nhu cầu TVHN của ho ̣c sinh THPT : (1) Mứ c độ 1: Ý hướng TVHN; (2) Mứ c độ 2: Ý muốn TVHN; (3) Mứ c độ 3: Ý định TVHN