Khi đứng trƣớc yêu cầu lựa chọn nghề tƣơng lai cho bản thân, mỗi học sinh sẽ có nhận thức khác nhau về lĩnh vực nghề nghiệp, khi đó các em sẽ có sự quan tâm khác nhau đối với từng nội dung tƣ vấn khác nhau có liên quan đến nghề nghiệp định chọn, đồng thời mức độ biểu hiện nhu cầu cần tƣ vấn cũng rất khác nhau. Để tìm hiểu nhu cầu TVHN của học sinh thể hiện ở những mức độ nào, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhu cầu TVHN thể hiện qua mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi.
3.2.1. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp thể hiện qua sự hiểu biết của học sinh về nghề
Để làm rõ nhu cầu TVHN thể hiện qua sự hiểu biết của học sinh về nghề trƣớc hết chúng tôi tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh THPT về sự cần thiết của việc chọn nghề.
- Hiểu biết chung của học sinh về sự cần thiết của việc chọn nghề
Để điều tra nhận thức của học sinh về sự cần thiết của việc chọn nghề, chúng tôi vừa tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi và kết hợp với phỏng vấn học sinh. Chúng tôi quan tâm tới nhận thức của các em về ý nghĩa của việc chọn nghề, kết quả điều tra thu đƣợc thể hiện trong biểu đồ 3.6.
Biểu đồ 3.6: Sự cần thiết của việc chọn nghề
Kết quả điều tra trên cho thấy, gần nhƣ toàn bộ ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng hoạt động TVHN là “rất quan trọng” (80%), có 16% học sinh cho rằng “quan trọng”, chỉ có 3% học sinh cho rằng “bình thường” và 1% cho rằng hoạt động
TVHN “ít quan trọng” và không có học sinh nào cho rằng đó là hoạt động “không
quan trọng”. Số liệu này cho thấy hầu hết các em đều nhận thức rằng vấn đề hƣớng
nghiệp đối với lứa tuổi học sinh THPT rất quan trọng và cần thiết. Trái với ý kiến trƣớc đây cho rằng học sinh thƣờng có tâm lý thụ động và thƣờng dựa vào ý kiến của ngƣời lớn. Một em học sinh lớp 11 cho rằng:“TVHN thực sự rất cần thiết, nó
giúp chúng em lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực bản thân khi đứng trước bước ngoặt của cuộc đời mình.” (HS nam, lớp 11, trường THPT DTNT)
và một học sinh sau khi đã đƣợc tiếp xúc với hoạt đông TVHN chia sẻ: “Em cứ nghĩ rằng chỉ cần học giỏi và thi đỗ vào đại học là mình đã thành công. Nhưng sau
khi được tiếp xúc với hoạt động TVHN em mới biết rằng không chỉ cần học giỏi mà phải chọn được ngành đúng sở thích và phù hợp với xu thế của thời đại thì con đường dẫn tới thành công sẽ ngắn hơn. Em thấy thực sự TVHN rất quan trọng đối với chúng em.” (HS nữ, lớp 12, trường THPT Ba Vì)
Phỏng vấn học sinh giúp cho chúng tôi hiểu thêm đƣợc phần nào những suy nghĩ của các em về sự cần thiết của TVHN nhƣ: “Khi tham gia một số buổi hội thảo
TVHN do các anh chị khóa trên và một số trường cao đẳng, đại học về trường tổ chức, em thấy có rất nhiều anh chị chia sẻ vì không chọn đúng ngành mình yêu thích, chỉ vì muốn đỗ được đại học nên học đại học năm thứ nhất hoặc năm thứ 2 là các anh chị ấy lại thi lại trường khác nên rất mất thời gian và công sức.” (HS nam, lớp 12, trường THPT Ba Vì). Nhƣ vậy hầu hết học sinh đều nhận biết đƣợc những
ảnh hƣởng nhất định trong tƣơng lai nếu không chọn đƣợc ngành nghề phù hợp. Chính vì vậy các em sớm ý thức đƣợc và trong quá trình học tập luôn suy nghĩ và tìm hiểu để có thể đƣa ra đƣợc quyết định chọn ngành nghề đúng đắn nhất.
Bên cạnh ý kiến của học sinh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 12 giáo viên, cả 12/12 giáo viên, chiếm 100% đều cho rằng TVHN rất cần thiết đối với học sinh THPT. Một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 trƣờng THPT Ba Vì cho biết “Tư vấn hướng nghiệp vô cùng quan trọng vì nó có khả năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp học sinh chọn lựa nghề nghiệp đúng với sở thích, năng lực của bản thân. Nếu học sinh học giỏi nhưng chọn trường không phù hợp với sở thích như vậy không phát huy được hết khả năng và đam mê cho công việc của học sinh đó về sau này.” (GV nữ, trường THPT Ba Vì)
Nhƣ vậy có thể thấy rằng, TVHN đã đƣợc phần lớn giáo viên và học sinh nhận thức đó là hoạt động quan trọng và rất cần thiết cho lứa tuổi THPT. Điều này sẽ là yếu tố đầu tiên thúc đẩy việc triển khai TVHN trong nhà trƣờng đƣợc suôn sẻ và thuận lợi.
- Hiểu biết chung của học sinh về nghề
Chọn nghề là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với học sinh THPT vì đây là bƣớc chuẩn bị để các em bƣớc vào cuộc sống, chọn nghề phù hợp giúp các em khẳng định bản thân, đồng thời đóng góp đƣợc nhiều cho xã hội. Nếu hiểu biết
đầy đủ và đúng đắn những thông tin về nghề thì cá nhân sẽ dễ dàng chọn lựa cho mình một nghề phù hợp và đảm bảo thành công trong sự nghiệp sau này. Nhận thức của học sinh về nghề nghiệp tƣơng lai thể hiện nhu cầu cần tƣ vấn của học sinh khi chọn nghề.
Sự hiểu biết đối với nghề là học sinh phải hiểu đƣợc những yêu cầu của nghề đối với ngƣời lao động, hiểu đƣợc những chống chỉ định trong nghề, cũng nhƣ hiểu đƣợc môi trƣờng làm việc của nghề đó.
Biểu đồ 3.7: Sự hiểu biết của học sinh ở ba trường đối với nghề định chọn
Nhìn vào biểu đồ 3.7 ta thấy, phần lớn học sinh trả lời “Cơ bản hiểu biết” với nghề mình định chọn và có sự khác nhau giữa ba trƣờng. Trƣờng THPT Ba Vì có sự đánh giá mức độ hiểu biết với nghề định chọn cao hơn hai trƣờng còn lại. Cụ thể là: Mức độ “Cơ bản hiểu biết”, trƣờng THPT Ba Vì (chiếm 53%) cao hơn trƣờng THPT Dân tộc nội trú (chiếm 44%) và trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh (chiếm 42%). Sự khác biệt này còn thể hiện ở mức độ “Hiểu rất rõ”, trƣờng THPT Ba Vì chiếm 27%, trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh chỉ chiếm 17% và thấp hơn nữa là trƣờng THPT Dân tộc nội trú chỉ chiếm 15%. Mặt khác, mức độ “Hoàn toàn chưa biết gì”, ở trƣờng THPT Ba Vì không có học sinh nào, trƣờng THPT Dân tộc nội trú chiếm 3%, còn trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh chiếm 6%.
Nhƣ vậy, nhìn chung có thể thấy, còn rất nhiều học sinh chọn nghề mà chƣa có sự tìm hiểu kỹ về nghề. Điều này cho thấy học sinh có mức độ hiểu biết đầy đủ,
chính xác và sâu sắc về nghề mà các em đã chọn là không nhiều. Chính vì vậy, điều này sẽ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sự lựa chọn nghề của các em sau này. Sự khác biệt này thể hiện rõ ở ba trƣờng, trƣờng THPT Ba Vì là trƣờng có đầu vào cao và học lực của các em học sinh cũng cao hơn hai trƣờng còn lại nên ít nhiều các em học sinh trƣờng THPT Ba Vì cũng có sự hiểu biết đối với nghề định chọn tốt hơn hai trƣờng còn lại. Khi tìm hiểu kỹ hơn về kết quả này thì chúng tôi nhận thấy các em thu nhận đƣợc thông tin về nghề chủ yếu qua ngƣời thân trong gia đình hoặc các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy mà những hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp còn mang tính cá nhân và thiếu tính hệ thống. Nếu nhƣ nguồn cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng thì học sinh có sự hiểu biết đúng còn ngƣợc lại khiến các em có những sai lệch trong nhận thức và dẫn đến định hƣớng nghề không chính xác. Nhƣ vậy với kết quả trên chúng tôi nhận thấy phần lớn học sinh đều chƣa hiểu rõ và sâu sắc về nghề nghiệp nói chung.
- Hiểu biết của học sinh về nghề định chọn
Nhận thức về nghề định chọn của học sinh đƣợc thể hiện ở các khía cạnh nhƣ: nhận thức của học sinh về các ngành nghề trong xã hội, nhận thức của học sinh về yêu cầu của nghề và nhận thức của học sinh về thời điểm chọn nghề.
Nhận thức của học sinh về các ngành nghề trong xã hội
Việc học sinh chọn ngành học trong tƣơng lai thể hiện nhận thức về các ngành nghề trong xã hội, kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có những hiểu biết khá tốt về các ngành nghề trong xã hội, cụ thể là có 91,3% học sinh đã xác định đƣợc ngành nghề mình lựa chọn, chỉ có 8,7% học sinh chƣa biết chọn ngành nghề nào (Biểu đồ 3.2.) Theo các em phần lớn các em có đƣợc thông tin về ngành nghề trong xã hội là từ gia đình, bạn bè và các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Những học sinh chƣa biết chọn nghề gì, có thể học sinh đó đã biết đến các nghề song vì chƣa hiểu rõ về yêu cầu của nghề, chƣa hiểu mình có phù hợp với nghề đó không.
Nhận thức của học sinh về yêu cầu của nghề
Một trong những biểu hiện của nhận thức về nghề còn thể hiện ở việc học sinh hiểu biết về những yêu cầu của nghề. Điều này thông qua sự hiểu biết về yêu cầu tâm lý của nghề định chọn. Từ số liệu nghiên cứu cho thấy những ngành nghề
học sinh lựa chọn có những yêu cầu riêng, do vậy học sinh phải nhận thức đƣợc những yêu cầu tâm sinh lý của ngành phù hợp với bản thân
Bảng 3.2: Nhận thức của học sinh về yêu cầu của các ngành nghề
Các ngành nghề Du lịch Luật Điện ảnh Báo chí Kỹ thuật Sƣ phạm QĐ - CA Công nghệ Y dƣợc Kinh tế Nông lâm ĐTB 1.75 2.00 1.22 1.67 1.15 1.82 1.52 2.21 1.51 1.88 1.50
Nhìn bảng số liệu 3.2 cho thấy học sinh có hiểu biết những yêu cầu của nghề ở mức độ thấp, có ĐTB chỉ dƣới 2,0. Tuy nhiên trong đó, học sinh chọn nhóm ngành Công nghệ (ĐTB: 2,21) và ngành Luật (ĐTB: 2,00) thể hiện sự hiểu biết cao hơn học sinh chọn các ngành khác, họ đã bƣớc đầu có nhận thức về nghề nhƣng còn hạn chế và chƣa đầy đủ. Tuy nhiên, nhóm học sinh chọn ngành Kĩ thuật (ĐTB: 1,15) và ngành Điện ảnh (ĐTB: 1,22) hiểu biết về yêu cầu của nghề ở mức độ rất thấp. Sự khác biệt đƣợc mô tả ở trên có thể do ảnh hƣởng của phƣơng tiện truyền thông, bố mẹ và các nguồn tin khác đến từ nhận thức của học sinh về các nghề trong xã hội nhƣ ngành Công nghệ và ngành Luật do đƣợc nhắc đến nhiều hơn, bên cạnh đó, có những ngành đòi hỏi những phẩm chất chuyên biệt hơn đôi khi làm cho học sinh nhận thức còn thiếu sót. Ví dụ nhƣ ngành Báo chí, học sinh thƣờng nhận thấy mình có năng khiếu viết văn nên chọn nghề này, trong khi đó, những phẩm chất tâm lý cần có của ngành nhƣ: khả năng phát hiện thông tin, có trình độ ngoại ngữ và tin học, khả năng giao tiếp tốt, ƣa vận động, lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng… thì không đƣợc học sinh hiểu biết đầy đủ.
Nhận thức của học sinh về thời điểm chọn nghề
Học sinh hiểu biết về nghề định chọn còn biểu hiện qua việc thời điểm học sinh chọn nghề. Để tìm hiểu thời điểm học sinh chọn nghề, chúng tôi đƣa ra 4 mốc thời gian và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.3: Thời điểm học sinh chọn nghề
Thời điểm THPT Ba Vì (%) THPT Lƣơng Thế Vinh (%) THPT Dân tộc nội trú (%) Trƣớc khi học THPT 34 23 22 Lớp 10 29 36 20 Lớp 11 23 31 30 Lớp 12 14 20 28
Nhìn vào bảng thống kê cho thấy, thời điểm các em lựa chọn nghề là khác nhau. Cụ thể: các em học sinh trƣờng THPT Ba Vì có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là chọn nghề trƣớc khi học THPT (34%), chỉ có 14% các em cho rằng sẽ chọn nghề khi học lớp 12. Tại trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh, thời điểm các em chọn nghề lớn nhất là vào lớp 10 (36%) và cũng chỉ có 20% học sinh cho rằng sẽ chọn nghề khi học lớp 12. Tại trƣờng THPT Dân tộc nội trú, có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là chọn nghề khi học lớp 11 (30%) và lớp 12 là 28%. Điều đó cho thấy phần lớn học sinh đã bƣớc đầu suy nghĩ về sự lựa chọn nghề cho mình từ sớm để thu thập thông tin cần thiết cho việc chọn nghề. Đây cũng là những bƣớc đầu thuận lợi giúp các em tìm hiểu thêm về TVHN để có cái nhìn toàn diện hơn trong quá trình chọn nghề cho tƣơng lai của mình. Tuy nhiên, nhìn chung trƣờng THPT Ba Vì học sinh có xu hƣớng chọn nghề sớm hơn hai trƣờng còn lại. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế, đại đa số học sinh trƣờng THPT Ba Vì có học lực khá hơn hai trƣờng còn lại. Tuy rằng sự khác biệt này là không đáng kể.
- Hiểu biết của học sinh về đặc điểm tâm lý cá nhân phù hợp với nghề
Cùng với sự hiểu biết về nghề nói chung và sự cần thiết của việc chọn nghề thì một yêu cầu nữa đối với học sinh là các em phải hiểu biết đƣợc chính bản thân mình, hiểu biết về các đặc điểm tâm sinh lý cá nhân. Mỗi nghề nghiệp có các đặc trƣng lao động riêng cũng nhƣ những yêu cầu khác nhau về năng lực, tính cách, kĩ năng đối với ngƣời lao động. Để có đƣợc một nghề phù hợp thì mỗi cá nhân bên cạnh nguyện vọng, sở thích còn phải có sự hiểu biết đầy đủ, chính xác và sâu sắc các đặc điểm tâm sinh lý của chính bản thân mình. Nếu đánh giá đúng những đặc điểm tâm sinh lý của bản thân giúp học sinh tránh đƣợc tình trạng chọn nhầm nghề hoặc chọn nghề không phù hợp.
Bảng 3.4: Hiểu biết của HS về đặc điểm tâm lý cá nhân phù hợp với các ngành nghề
Các ngành nghề Du lịch Luật Điện ảnh Báo chí Kỹ thuật Sƣ phạm QĐ - CA Công nghệ Y dƣợc Kinh tế Nông lâm ĐTB 1.42 2.00 1.22 1.00 1.23 1.31 1.18 1.29 1.27 1.16 1.33
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy đa phần những giá trị trung bình đều nhỏ hơn 2,00, nhƣ vậy hầu nhƣ học sinh chọn nghề còn dựa theo cảm tính chƣa dựa trên sự phù hợp thế mạnh bản thân. Điều đó cho thầy mặc dù học sinh đã ý thức đƣợc
đến các khối ngành cần chọn, nhƣng khi tìm những đặc điểm tâm lý, tính cách nổi trội phù hợp với nghề thì học sinh chƣa tính đến. Đặc biệt nhóm học sinh chọn ngành báo chí có ĐTB là 1,00 là nhóm ngành ít xem xét đặc điểm tâm lý của mình liệu có phù hợp với ngành đó nhất.
Bên cạnh đó, học sinh xác định theo ngành luật, có thông tin khá tốt về bản thân (ĐTB: 2,00) cao hơn hẳn ngành học khác. Điều này cho thấy, sự phát triển của đất nƣớc cùng với sự thực thi của nhà nƣớc pháp quyền dễ dàng làm cho học sinh có những trải nghiệm giúp cho các em tự nhận thức đƣợc mình cần những đức tính gì phù hợp với ngành định chọn. Trong khi đó, ở ngành nghề khác, học sinh không có điều kiện đó, do vậy có ảnh hƣởng đến nhận thức của học sinh.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ chọn nghề của học sinh
Từ số liệu thực tế tìm hiểu về các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định chọn nghề của học sinh, chúng tôi đã nhóm động cơ nghề thành 4 nhóm, sau đó so sánh điểm trung bình để mô tả các yếu tố ảnh hƣởng tới động cơ chọn nghề của học sinh. Kết quả đƣợc thể hiện ở 4 nhóm yếu tố về động cơ chọn nghề của học sinh bao gồm: Động cơ cá nhân, gia đình, xã hội và cá nhân bắt chƣớc ngƣời khác.
Biểu đồ 3.8: Các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ chọn nghề của học sinh
Xem xét cụ thể động cơ chọn nghề của học sinh trên từng yếu tố cho thấy, học sinh cho rằng việc chọn nghề vì những yếu tố phụ thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân (yếu tố cá nhân) ở mức rất cao là quan trọng hơn cả (ĐTB: 4,32). Điều đó cho
thấy rằng học sinh nhận thức khá tốt về động cơ chọn nghề, bởi lẽ cá nhân chọn nghề vì nghề đó phù hợp với năng lực, tính cách, hứng thú và sức khỏe của bản thân