Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 46)

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

- Mục đích: Khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến nhu cầu, nhu cầu TVHN để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

- Nội dung: Hệ thống các quan điểm, lý thuyết và những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về các vấn đề liên quan đến đề tài.

- Phương phá p : đƣợc sƣ̉ du ̣ng chủ yếu là phƣơng pháp nghiên cƣ́u tài liê ̣u, văn bản thông qua các thao tác cu ̣ thể nhƣ phân tích , tổng hợp, hê ̣ thống hoá, khái quát nhƣ̃ng lý thuyết cũng nhƣ nhƣ̃ng công trình nghiên cƣ́u của các tác giả trong và ngoài

nƣớc đƣợc đăng tải trên sách, tạp chí, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu, các báo cáo đƣợc đăng tải trên các trang web liên quan đến nhu cầu, nhu cầu TVHN.

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

* Mục đích: Thu thập những thông tin về thực trạng nhu cầu TVHN của ho ̣c

sinh THPT trên địa bàn huyện Ba Vì. Đánh giá nhu cầu TVHN của học sinh và tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đó.

* Cách thức tiến hành: Các khách thể tham gia điều tra đƣợc trả lời độc lập,

theo nhận định của cá nhân.

* Nội dung: Phiếu trƣng cầu ý kiến dành cho học sinh (Phụ lục 1) gồm có:

Phần 1: Đánh giá chung về nhu cầu tƣ vấn hƣớng nghiệp của học sinh trung học phổ thông: câu 2, 3, 4, 9, 23

Phần 2: Mức độ thể hiện nhu cầu tƣ vấn hƣớng nghiệp. Nhu cầu TVHN thể hiện qua nhận thức và cảm xúc: câu 1, 5, 6, 7, 8, 11a, 16. Nhu cầu TVHN thể hiện qua hành vi: câu 11b, 11c, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 . Mong muốn của học sinh về hoạt động TVHN: câu 20, 21, 22, 24, 25. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh: câu 10

Phần 3: Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình

Phần 4: Tìm hiểu một số thông tin về khách thể điều tra

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

* Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu đƣợc từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.

* Nội dung phỏng vấn

Phỏng vấn ngƣời tƣ vấn bao gồm: giáo viên nhằm tìm hiểu rõ hơn về việc họ cung cấp thông tin về nghề và nhu cầu thị trƣờng lao động với nghề, trợ giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề ở học sinh THPT.

Phỏng vấn ở học sinh để làm rõ hơn nhận thức của học sinh về nghề, nhu cầu xã hội với nghề và hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân với nghề sẽ chọn.

* Cách tiến hành: Thời gian, địa điểm phỏng vấn được sắp xếp linh hoạt, thuận lợi cho khách thể. Trình tự, nô ̣i dung cần phỏng vấn không bi ̣ cố đi ̣nh theo trình tự đã chuẩn bị, có thể đƣợc linh động, mềm dẻo tuỳ theo ma ̣ch câu chuyê ̣n của

tƣ̀ng khách thể đƣợc phỏng vấn . Nô ̣i dung chi tiết của mỗi cuô ̣c phỏng vấn sâu có thể thay đổi tuỳ thuô ̣c vào đối tƣợng và hoàn cảnh của cuô ̣c phỏng vấn

Với giáo viên đề nghị họ chia sẻ những nội dung sau qua phỏng vấn sâu:

- Nội dung tƣ vấn (tƣ vấn nâng cao nhận thức nghề, nhu cầu xã hội về nghề và hiểu biết bản thân phù hợp với nghề) và qui trình tƣ vấn hƣớng nghiệp.

- Những nguyên nhân ảnh hƣởng tới nhu cầu TVHN của học sinh THPT

Với học sinh, đề nghị các em kể về:

- Nội dung và qui trình tƣ vấn hƣớng nghiệp - Những phƣơng pháp trợ giúp của nhà TVHN

- Đã quyết định chọn ngành nghề nào và giải thích vì sao chọn trƣờng học, ngành học đó

- Đánh giá của học sinh về ngƣời tƣ vấn hƣớng nghiệp

- Mức độ hài lòng với những thông tin mà nhà tƣ vấn cung cấp trong khi tƣ vấn

2.3.4. Phương pháp quan sát

Mục đích: Quan sát nhà tƣ vấn đã tƣ vấn về các nội dung nào và quy trình

diễn ra của một buổi TVHN

Nội dung quan sát

Quan sát thái độ, cách trò chuyện của ngƣời tƣ vấn; các nội dung thông tin ngƣời tƣ vấn cung cấp cho học sinh, qui trình tƣ vấn và thái độ của học sinh sau khi đƣợc tƣ vấn.

* Nguyên tắc quan sát: Thống nhất với ngƣời đƣợc tƣ vấn và ngƣời tƣ vấn

về việc đảm bảo tính bí mật và xin phép đƣợc ghi chép lại.

Tiến hành: Chúng tôi trực tiếp quan sát một ca tƣ vấn của giáo viên làm công tác hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng tƣ vấn cho học sinh

Ghi biên bản quan sát từng cuộc giao tiếp cụ thể. Kết hợp với phƣơng pháp quan sát, chúng tôi tiến hành ghi lại những nội dung mà ngƣời tƣ vấn trao đổi với học sinh nhƣ cung cấp thông tin về nghề và nhu cầu xã hội về nghề, khả năng đánh giá và khả năng trợ giúp học sinh tự đánh giá tìm sự phù hợp nghề.

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

* Mục đích: Nghiên cứu trƣờng hợp giáo viên TVHN cho học sinh nhằm làm sáng tỏ thực trạng TVHN cho học sinh THPT.

* Khách thể nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu một trƣờng hợp giáo viên tƣ vấn cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Lựa chọn giáo viên tƣ vấn và học sinh từ số liệu nghiên cứu thực tiễn. Sau một thời gian tƣ vấn, học sinh học tập theo ngành đã chọn, cảm nhận của học sinh với ngành đã chọn.

- Tìm hiểu quy trình TVHN của ngƣời tƣ vấn trong quá trình TVHN cho học sinh THPT.

2.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu và thang đánh giá

2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu khảo sát thực trạng * Phương pháp xử lý số liệu từ điều tra bằng bảng hỏi

Số liệu thu đƣợc sau khảo sát thực tiễn đƣợc xử lý bằng chƣơng trình phần mềm SPSS phiên bản 13. Các thông số và phép thống kê đƣợc dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

* Phân tích thống kê mô tả: Các chỉ số đƣợc dùng trong phân tích thống kê mô tả gồm:

- Điểm trung bình cộng đƣợc dùng để tính điểm đạt đƣợc của từng mệnh đề và của từng nhóm nội dung của vấn đề liên quan tới nhu cầu TVHN của học sinh THPT.

- Độ lệch chuẩn đƣợc dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các

câu trả lời đƣợc lựa chọn.

- Tần suất và chỉ số phần trăm các phƣơng án lựa chọn cho từng ý kiến. * Phân tích thống kê suy luận: Các phép thống kê suy luận đƣợc sử dụng: - Phân tích so sánh: Trong nghiên cứu này chủ yếu dùng phép so sánh giá trị

trung bình. Đối với phép so sánh hai nhóm, chúng tôi sử dụng phép kiểm định T về độc lập giữa hai mẫu T – test. Đối với so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên chúng tôi sử dụng phép phân tích phƣơng sai một yếu tố (One-way ANOVA).

Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng phép so sánh Compare Mean dùng để tính và so sánh các thông số của các biến liên tục theo các hạng nhất định (Mean, độ lệch chuẩn….) thƣờng đƣợc sử dụng để so sánh các giá trị trung bình.

Đặc biệt trong quá trình xử lý số liệu đánh giá về nhận thức của học sinh về yêu cầu của nghề và đặc điểm cá nhân phù hợp với nghề, chúng tôi còn sử dụng phần mềm SPSS lệnh Transform để nhóm các giá trị thuộc về một nghề (Câu 5 và câu 6 trong bảng hỏi). Sau đó dùng lệnh Recode để gán các giá trị cho mã, tƣơng ứng các thang điểm sau:

+ Có điểm từ 1 – 2: lựa chọn không đúng + Có điểm 2 – 3: lựa chọn tƣơng đối đúng + Có điểm 4 – 5: lựa chọn chính xác

Và cuối cùng có thể dùng các lệnh so sánh bình thƣờng để cho ra các kết quả tƣơng ứng.

2.4.2. Thang đo và cách tính toán

Thang đo đƣợc thiết kế trên cơ sở những biểu hiện cơ bản của nội dung tâm lý của hoạt động TVHN và các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động TVHN cho học sinh THPT. Hình thức thể hiện của thang đo là hệ thống các mệnh đề có tính chất nhận định. Thang đo từng nội dung nghiên cứu đƣợc thiết kế gồm 5 mức độ trả lời tƣơng ứng với 5 mức điểm là 1, 2, 3, 4, 5. Đối với thang đo này, mỗi mệnh đề khách thể chỉ đƣợc phép lựa chọn 1 trong 5 phƣơng án đó.

Cách tính điểm để xác định các mức độ của thang đo đƣợc dựa vào điểm trung bình chung (X ) và độ lệch chuẩn (SD) của toàn thang đo đƣợc tính theo công thức sau:

- Mức 1: X - 3SD ≤ ĐTB ≤ X - 2SD: Mức rất thấp - Mức 2: X - 2SD ≤ ĐTB ≤ X - 1SD: Mức thấp

- Mức 3: X - 1SD ≤ ĐTB ≤ X +1SD: Mức chấp nhận đƣợc theo mẫu nghiên cứu - Mức 4: X + 1SD ≤ ĐTB ≤ X + 2SD: Mức cao

- Mức 5: X + 2SD ≤ ĐTB ≤ X + 3SD: Mức rất cao

Nhƣ vậy việc sử dụng thang đo 5 bậc theo sự phân bố điểm số sẽ xác định đƣợc các mức trong từng chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Cụ thể:

Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề:

- Mức 1: Không ảnh hƣởng đến quyết định chọn nghề của học sinh

- Mức 3: Có ảnh hƣởng ở mức độ trung bình đến quyết định chọn nghề của HS - Mức 4: Phần lớn ảnh hƣởng đến quyết định chọn nghề của học sinh

- Mức 5: Có ảnh hƣởng lớn đến quyết định chọn nghề của học sinh

Đánh giá mức độ quan trọng của các nội dung tư vấn hướng nghiệp:

- Mức 1: Nội dung không quan trọng, không cần thiết cho học sinh - Mức 2: Nội dung tƣơng đối quan trọng đối với học sinh

- Mức 3: Nội dung rất quan trọng, cần thiết đối với học sinh

Đánh giá nhận thức của học sinh về yêu cầu của nghề:

- Mức 1: Học sinh chƣa có nhận thức về nghề

- Mức 2: Học sinh có nhân thức tƣơng đối đúng, bƣớc đầu có nhận thức về nghề nhƣng còn hạn chế, chƣa đầy đủ

- Mức 3: Học sinh nhận thức đúng đắn về nghề

Đánh giá hiểu biết của học sinh về đặc điểm tâm lý cá nhân phù hợp với nghề:

- Mức 1: Học sinh nhận thức nghề theo cảm tính

- Mức 2: Học sinh chọn nghề đã biết dựa trên một số đặc điểm của bản thân nhƣng chƣa đầy đủ

Tiểu kết chƣơng 2

Ba Vì là một trong những huyện miền núi thuộc thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì đã đƣợc quan tâm, đầu tƣ nhất định về giáo dục, hệ thống các trƣờng công lập ở các bậc học đƣợc xem xét là đã đầy đủ đáp ứng cơ bản đƣợc nhu cầu về giáo dục và đào tạo. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 300 khách thể thuộc ba trƣờng THPT của huyện Ba Vì. Nghiên cứu đƣợc tiến hành bằng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ: phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp và phƣơng pháp thống kê toán học. Việc tiến hành điều tra thử nhằm loại bỏ những nội dung phản ánh thiếu khách quan và đảm bảo tính trung thực của nghiên cứu. Đây là cơ sở để có kết quả nghiên cứu một cách khách quan và khoa học.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHU CẦU TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

3.1. Đánh giá chung về nhu cầu tƣ vấn hƣớng nghiệp của học sinh trung học phổ thông phổ thông

Trong phần này chúng tôi tập trung vào đặc điểm chọn nghề của học sinh THPT, qua đó làm rõ những khó khăn mà học sinh thƣờng gặp phải khi chọn nghề.

3.1.1. Xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông

Chọn nghề, chọn trƣờng là một nhiệm vụ quan trọng, chi phối phần lớn suy nghĩ và hoạt động của các em học sinh THPT. Thông qua việc lựa chọn nghề nghiệp, các em học sinh tỏ rõ sự trƣởng thành về năng lực của mình. Điều này đƣợc các em thể hiện trƣớc nhất qua những dự định cho tƣơng lai.

- Dự định lựa chọn nghề tương lai của học sinh

Về dự định nghề nghiệp cho tƣơng lai, kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các em học sinh đều đã có những dự định trƣớc cho tƣơng lai của mình và những dự định này của các em cũng khá đa dạng:

Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi cho thấy có 97,7% học sinh đã có dự định cho tƣơng lai của mình, chỉ có 2,3% học sinh là chƣa có dự định gì cho tƣơng lai. Trong đó có 83,3% học sinh học sinh đã chọn sẽ tiếp tục học đại học sau khi tốt nghiệp THPT. Có 5,3% học sinh chọn sẽ học cao đẳng, chỉ có 1,3% học sinh chọn sẽ đi làm ngay và không có học sinh nào chọn làm kinh tế gia đình. Những dự định khác chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Nhƣ vậy, đi học tiếp đại học đƣợc các em chọn chủ yếu, chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất. Một học sinh lớp 11 cho rằng: “Em dự định học đại học vì em cho

rằng bằng đại học sẽ dễ xin việc hơn là bằng cao đẳng hay trung cấp” (HS nam, lớp 11 – trường THPT Dân tộc nội trú). Một thực tế để chúng ta cần quan tâm trong

công tác TVHN là hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều đổ xô đi thi đại học, chỉ có những học sinh trƣợt tốt nghiệp hay đại học mới tính đến chuyện học cao đẳng và trung cấp, tuy nhiên trong những em học sinh này có rất nhiều em vẫn cố thi lại đại học vào năm sau. Một em học sinh lớp 10 cho rằng:“Em nghĩ xã hội

bây giờ học trung cấp và cao đẳng là phổ cập rồi nên chủ yếu em muốn phấn đấu để vào được đại học, nếu không được thì em mới quyết định học cao đẳng hay trung cấp” (HS nữ, lớp 10 – Trường THPT Ba Vì). Tâm lý chuộng bằng cấp, thích làm

thầy không thích làm thợ đã ăn sâu vào suy nghĩ của các em học sinh và cả phụ huynh, chính vì vậy mà các em phải thi vào đại học mà không cần quan tâm đến năng lực bản thân có hay không. Các em xem nhẹ việc học nghề, trong khi đó học đại học không phải là yếu tố duy nhất quyết định hay đảm bảo sự thành công của các em trong công việc hay trong cuộc sống, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác và nhất là trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ nhƣ hiện nay. Nhƣ vậy nếu tất cả các em học sinh THPT đƣợc TVHN trƣớc mùa thi, các em sẽ có cơ hội chọn đƣợc ngành và bậc học phù hợp với bản thân và sẽ tránh đƣợc kết quả không mong muốn nếu trƣợt đại học hoặc chọn nghề không phù hợp.

So sánh giữa 3 trường về dự định lựa chọn nghề tương lai của học sinh Dự định chọn nghề tƣơng lai của học sinh rất khác nhau ở 3 trƣờng THPT Ba Trại, THPT Lƣơng Thế Vinh và THPT Dân tộc nội trú. Cụ thể đƣợc thể hiện qua biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2: Dự định lựa chọn nghề tương lai của học sinh ở 3 trường THPT

Nhìn vào biểu đồ 3.2 chúng ta thấy rõ đƣợc sự khác nhau giữa 3 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Ba Vì về dự định lựa chọn nghề trong tƣơng lai. Sự khác nhau rõ ràng nhất là ở nhóm chọn học lên đại học, trƣờng THPT Ba Vì có tỉ lệ chọn cao nhất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)