Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 99)

N đã quyết định chọn trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội để thi. Em chọn ngành và trƣờng dựa trên sự TVHN của thầy giáo chủ nhiệm. Theo N, thầy giáo S là ngƣời có nhiều kinh nghiệm lại hiểu rõ lực học của N và khuyên N chọn trƣờng này để thi nên N rất tin tƣởng. Với kiến thức về ngành nghề và sự hiểu biết năng lực, đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề cùng với cách thức tiến hành TVHN cho học sinh, hoạt động TVHN của thầy S đã mang lại hiệu quả nhất định.

Trong trƣờng hợp tƣ vấn cho cả nhóm học sinh, quy trình TVHN vẫn diễn ra nhƣ quy trình tƣ vấn cho em N và có thêm phần giáo viên tƣ vấn mời các học sinh đã tốt nghiệp có việc làm thành đạt hay phụ huynh có kinh nghiệm về ngành nghề để trao đổi với học sinh. Điều này là rất đáng khuyến khích, song nó mới chỉ phản ánh đƣợc phạm vi hẹp một số nghề trong thế giới nghề nghiệp nói chung, trong khi đó học sinh cần nhận thức thông tin chính xác về nhiều nghề hơn. Kinh nghiệm tƣ vấn ở trƣờng học cho thấy, việc thầy giáo cho rằng cần phải đỗ đại học là quan trọng nhất, mà chƣa cần quan trọng học gì là một cách nhìn phổ biến trong xã hội hiện nay, đó là sự coi trọng bằng cấp. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, việc “thừa thầy thiếu thợ” đang là nỗi lo lớn của xã hội. Thực tế này đã chỉ ra rằng, việc học sinh học ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích, tích cách của họ và phù hợp với nhu cầu của xã hội sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho chính cá nhân đó và xã hội. Điều này làm giảm sự lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức của các bên Ngoài ra, việc chọn một nghề phù hợp phải tính đến nhu cầu của thị trƣờng lao động, trong khi, thầy cô giáo làm ngƣời TVHN cho học sinh lại chủ yếu dựa vào học lực và sở thích để tƣ vấn cho học sinh, mà ít để ý đến xu hƣớng phát triển của nghề đó ở thời điểm hiện tại và tƣơng lai. Thực trạng này phản ánh tình trạng những khó khăn và những hạn chế mà công tác TVHN trong nhà trƣờng còn tồn tại làm giảm hiệu quả của công tác TVHN.

Nhƣ vậy cách tƣ vấn nhƣ của thầy S tuy còn một số hạn chế nhƣng nếu đƣợc cung cấp thêm, tăng cƣờng thêm nội dung TVHN, kĩ năng hỏi, cung cấp thông tin và quy trình TVHN chuẩn thì hiệu quả tƣ vấn của giáo viên cho học sinh sẽ cao hơn. Đây chính là những vấn đề cần đặt ra cho những nghiên cứu tiếp theo để có thể phát triển và tìm hiểu sâu hơn nữa nhu cầu TVHN ở học sinh THPT.

Tiểu kết chƣơng 3

Kết quả điều tra thực trạng nhu cầu TVHN của học sinh THPT trên địa bàn huyện Ba Vì – Tp. Hà Nội cho chúng ta những kết quả sau:

- Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều muốn thi vào đại học và các em đều đã lựa chọn cho mình một nghề cụ thể. Trong nhóm các nghề học sinh định chọn thì phần lớn các em chọn ngành Quân đội – Công an. Có mối liên quan giữa học lực và giới tính đến nhóm nghề định chọn của học sinh. Lý do chọn nghề của học sinh có sự mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tế. Trong nhận thức các em đều cho rằng lý do chọn nghề chủ yếu là phù hợp với năng lực, phù hợp với sở thích và đam mê. Tuy nhiên trong thực tiễn các em chọn nghề, các em lại chủ yếu dựa vào yếu tố phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

- Phần lớn học sinh đều hiểu rất rõ tầm quan trọng của TVHN trong việc điều chỉnh và định hƣớng quyết định chọn nghề nghiệp tƣơng lai của các em. Các em rất quan tâm đến TVHN và nhu cầu TVHN của các em là rất cao. Tuy nhiên mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của học sinh còn khá mơ hồ, sự hiểu biết của học sinh về nghề định chọn, về đặc điểm tâm lý phù hợp với nghề, về động cơ chọn nghề, về hình thức TVHN của cá nhân là rất chung chung, chƣa sâu sắc. Mặt khác, trong quá trình chọn nghề các em rất cần đƣợc sự tƣ vấn của cha mẹ, thầy cô, các chuyên gia, thế nhƣng sự tƣ vấn mà các em nhận đƣợc rất rời rạc và không trọn vẹn. Điều này cho thấy các hoạt động TVHN trong thời gian qua chƣa thực sự đạt hiệu quả.

- Tỉ lệ học sinh đã đi TVHN chiếm tỉ lệ rất thấp. Phần lớn khi các em đi TVHN các em chỉ chủ yếu nhận đƣợc các thông tin về nghề nghiệp, ít có sự tìm hiểu, tƣơng tác để tìm hiểu hứng thú và năng lực của chính các em, giữa ngƣời tƣ vấn và học sinh chƣa có sự trao đổi, thảo luận để ngƣời cuối cùng đƣa ra quyết định chọn nghề là học sinh. Chính vì vậy mà hiệu quả của công tác hƣớng nghiệp chƣa cao và tồn tại nhiều hạn chế.

Nếu làm tốt công tác TVHN sẽ giúp các em học sinh ý thức đƣợc những vấn đề cần tƣ vấn, trên cơ sở đó chọn đƣợc cho mình một nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nghề nghiệp đặt ra cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng lao động. Khi đó các em sẽ hài lòng về nghề nghiệp của mình và điều này hoàn toàn có lợi cho bản thân học sinh, cũng nhƣ gia đình và xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nhu cầu TVHN của học sinh THPT là sự đòi hỏi tất yếu mà học sinh thấy cần đƣợc thoả mãn nhằm nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lý bản thân để lựa chọn nghề phù hợp, để từ đó góp phần hình thành phát triển nhân cách nghề nghiệp ở lứa tuổi này.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn chỉ ra: Phần lớn học sinh khi tốt nghiệp THPT đều muốn học lên đại học. Hầu hết các học sinh đã có sự lựa chọn ngành nghề cho tƣơng lai của mình. Tuy nhiên sự lựa chọn ngành nghề của các em mới chỉ ở mức độ cảm tính. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn nghề của học sinh đƣợc các em đánh giá là rất quan trọng và quan trọng là nghề phù hợp với năng lực bản thân, phù hợp với sở thích, đam mê, có thu nhập cao, phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội đồng thời khi ra trƣờng phải dễ xin việc. Tuy nhiên thực tế lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lại không phù hợp với nhận thức, hầu hết các em đều chọn nghề dựa trên yếu tố phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình, ra trƣờng dễ xin việc mà không quan tâm tới yêu tố năng lực. Đây là những hạn chế của các em thể hiện trong nhu cầu TVHN mới chỉ ở mức độ ý hƣớng, các em cần đƣợc giúp đỡ và khắc phục để các em có sự lựa chọn nghề phù hợp hơn.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy nhu cầu TVHN của học sinh là rất lớn. Tuy nhiên nhu cầu này mới ở mức tiềm tàng, chƣa biến hành hành động cụ thể. Hơn nữa, các hoạt động hƣớng nghiệp của nhà trƣờng, gia đình và xã hội đều chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của các em. Học sinh chọn nghề phần lớn dựa vào thông tin trên internet, tivi, đài, sách báo và ý kiến của gia đình, ngƣời thân mà không dựa trên việc tìm hiểu thông tin một cách khoa học, toàn diện. Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của học sinh còn khá mơ hồ, sự hiểu biết của học sinh về nghề định chọn, về đặc điểm tâm lý phù hợp với nghề, về động cơ chọn nghề, về hình thức TVHN của cá nhân là rất chung chung, chƣa sâu sắc.

Mặc dù nhà trƣờng có sự quan tâm và tổ chức công tác hƣớng nghiệp cho học sinh thông qua một số hình thức: tƣ vấn toàn trƣờng, tƣ vấn hỗ trợ từ các thầy cô giáo. Tuy nhiên công tác hƣớng nghiệp chƣa thực sự phong phú, chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của học sinh.

Mong đợi của học sinh đối với công tác hƣớng nghiệp: Học sinh mong muốn đƣợc các chuyên gia TVHN và những ngƣời am hiểu về thế giới nghề nghiệp tƣ vấn trong quá trình tham gia TVHN nhất. Hình thức mà học sinh mong muốn đƣợc đáp ứng nhất là đƣợc cấp phát tài liệu tham khảo về nghề nghiệp và có những buổi giao lƣu sinh hoạt tập thể. Thời điểm học sinh mong muốn đƣợc TVHN nhất là ở bậc học THPT. Học sinh mong muốn ở mức độ tƣơng đối cần thiết với tất cả các nội dung của công tác hƣớng nghiệp hƣớng tới, cụ thể nội dung mong muốn cao nhất đó là là tìm hiểu năng lực, tính cách của cá nhân phù hợp với nghề và tìm hiểu nguyện vọng, hứng thú của cá nhân với nghề và động cơ chọn nghề.

Nhƣ vậy qua việc đánh giá nhu cầu của học sinh cho thấy: học sinh THPT trên địa bàn huyện Ba Vì – Tp. Hà Nội có nhu cầu cao trong việc đƣợc trợ giúp trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Cần phải đáp ứng nhu cầu của HS qua việc đẩy mạnh công tác hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với học sinh

- Học sinh cần tự tìm hiểu nghề qua các kênh thông tin khác nhau để có sự định hƣớng tốt nhất đối với nghề nghiệp của bản thân.

- Khi lựa chọn nghề nghiệp cần kết hợp giữa các yếu tố: nhận thức về nghề, nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động với nghề và sự phù hợp của đặc điểm tâm lý của bản thân đối với nghề. Có sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố đó thì học sinh chọn nghề phù hợp với bản thân các em.

2.2. Đối với người tư vấn

- Cần tích cực trang bị những kiến thức và kĩ năng về TVHN.

- Nắm bắt đƣợc nhu cầu TVHN của học sinh, lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng của các em và cần am hiểu đặc điểm tâm lý trong sự phù hợp với nghề.

- Ngƣời tƣ vấn cần tổng hợp và cung cấp thông tin về nghề nghiệp cho phụ huynh vì phụ huynh có ảnh hƣởng rất lớn tới nhu cầu TVHN ở học sinh.

2.3. Đối với nhà trường phổ thông

- Nhà trƣờng nên có phòng TVHN và cử giáo viên phụ trách để đáp ứng nhu cầu TVHN rất lớn ở học sinh hiện nay. Từ đó, góp phần giúp học sinh chọn lựa đúng ngành nghề để phát huy tối đa khả năng của mình.

- Cần xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ tƣ vấn chuyên nghiệp có trình độ TVHN đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động TVHN trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay.

- Nhà trƣờng cần có sự kết hợp nhiều hơn với gia đình để cùng trợ giúp các em trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, tổ chức các buổi họp phụ huynh để cung cấp thêm các kiến thức cũng nhƣ lời khuyên để các gia đình tôn trọng ý kiến của các em, đồng thời có sự tƣ vấn, định hƣớng phù hợp với từng em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Danh Ánh (2005), “Tƣ vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông”, Tạp chí

Giáo dục (121).

2. Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.

3. Nguyễn Trọng Bảo (1987), Nhà trường phổ thông với việc giáo dục lao động kĩ

thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề, NXB Giáo dục

4. Nguyễn Ngọc Bích (1988), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1992), Tài liệu tập huấn tư vấn nghề cho học sinh phổ

thông (Lưu hành nội bộ), Hà Nội

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Sinh hoạt hướng nghiệp 11, NXB Giáo dục 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Sinh hoạt hướng nghiệp 12, Sách giáo viên,

NXB Giáo dục

8. Covaliov A. G (1971), Tâm lý học cá nhân (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Phạm Tất Dong (2000), Sự lựa chọn cho tương lai (Tư vấn hướng nghiệp), NXB

Thanh niên.

10. Phạm Tất Dong, Phan Huy Thụ (1989), Hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho

thanh niên, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

12. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa.

13. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục – đào tạo, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

14. Trần Thị Minh Đức (2011), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1989), Tâm lý học, Tập 1 và tập 2, NXB Giáo dục

17. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (chủ biên) (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đỗ Thị Lệ Hằng (2010), “Lịch sử phát triển và các mô hình tham vấn hƣớng nghiệp trên thế giới”, Tạp chí Tâm lý học (6).

19. Dƣơng Thiệu Hoa (2008), Giáo dục lao động và hướng nghiệp trong vấn đề lựa

chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông. http://www.hnue.edu.vn/.

20. Nguyễn Văn Hộ (1998), Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Hộ - Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo dục hướng

nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

22. Lê Văn Hồng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc Gia – Hà Nội.

23. Kasina M.P (chủ biên) (1979), Chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động, NXB Khoa học.

24. Kimov E.A (1971), Nay đi học mai làm gì? NXB Thành Ủy Leeningrat, Tổ tƣ liệu Đại học sƣ phạm Hà Nội 1 ấn hành.

25. Leonchivev A.N (1989), Hoạt động – ý thức – nhân cách, NXB Giáo dục.

26. Lomov.Ph (2000), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận Tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Lũy (chủ biên), Lê Quang Sơn (2009), Từ điển Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Bá Minh (2006), “Sự lựa chọn ngành đào tạo của học sinh lớp 12 và một số cơ sở định hƣớng nghề nghiệp”, Tạp chí giáo dục (131)

29. Nguyễn Ngọc Minh (2007), Nhận thức của giáo viên về tư vấn hướng nghiệp

trong nhà trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ

Phạm Hà Nội 1, Hà Nội.

30. Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hƣởng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

31. TS. Vũ Thị Nho (2008), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 32. Phan Thị Tố Oanh (1996), Nghiên cứu nhận thức nghề và lựa chọn nghề của

học sinh Trung học Phổ thông, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà

Nội I, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Oanh (2009), Tư vấn tâm lý học đường, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 34. Platônốp K.K (1978), Hướng nghiệp cho tuổi trẻ, NXB Đại học Liên Xô.

36. Phạm Văn Sơn (2009), Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề, NXB Giáo

Dục, Hà Nội

37.Phạm Văn Sơn (2011), Đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng

nghiệp cho học sinh THCS, Tài liệu tập huấn cho các cán bộ quản lý, giáo viên

hƣớng nghiệp các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp.

38.Nguyễn Ngọc Tài (2008), Dự thảo Chương trình khung Giáo dục Hướng nghiệp, htth://www.ier.edu.vn

39.Nguyễn Thị Thanh Thảo (2010), Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp

12 Trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Sƣ

phạm Tp. Hồ Chí Minh.

40.Chu Văn Thảo (2006), Giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 99)