3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Kỹ thuật trồng cây bí rau
Thời vụ: Có thể trồng được quanh năm.
Mật độ khoảng cách: lên luống rộng 0.5 m, cây cách cây 80 cm, hàng cách hàng 2,5m, rãnh rộng 0.3 m.
Giống: Sử dụng các giống được chọn lọc trong thí nghiệm tuyển chọn.
Phân bón:
Phân chuồng 10 tấn/ha.
Bón phân theo 5 công thức sau:
Công thức 1: 0 kg N + 0 kg P2O5 + 0 kg K2O( CT đối chứng). Công thức 2 : 110kg N + 110kg P2O5 + 88 kg K2O
Công thức 3 : 140kg N + 140kg P2O5 + 112 kg K2O Công thức 4 : 170kg N + 170kg P2O5 + 126 kg K2O Công thức 5 : 200kg N + 200kg P2O5 + 160 kg K2O
Chăm sóc:
- Tưới nước: tưới nước, giữ ẩm thường xuyên ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
- Trồng dặm: Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.
- Tiến hành ngắt hoa đực, hoa cái nếu có, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng đẻ nhánh và phát triển ngọn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
- Làm cỏ vun gốc kết hợp với các lần bón phân thúc. - Phun phân bón lá Pomior sau các lần thu 7, 8, 9.
Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu hại bí gồm có: ròi đục lá, bọ dưa, sâu tơ. Bệnh hại bí: Bệnh phấn trắng, bệnh khảm lá vi rút. Sâu hại với mật độ ít có thể tự bắt bằng tay.
Chú ý phun đủ lượng thuốc, đúng thời điểm và cách ly thời gian sau phun đúng qui định.
Thu hoạch:
Sau gieo 35 đến 40 ngày là có thể tiến hành thu ngọn đợt 1. Thu các ngọn có chiều dài đạt tiêu chuẩn 70 cm. Cắt ngọn dài 50 cm.
Định kỳ 7 – 10 ngày thu ngọn 1 lần. Các ngọn thu được sẽ tiến hành các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37