Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và đánh giá ảnh hưởng của phân bón với một số giống bí rau (Trang 36)

2.5.1. Tng quan tình hình nghiên cu trong và ngoài nước vnh hưởng phân bón đến cây trng

Đã có nhiều các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng.

Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của cây trồng, phân bón không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tốảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển các giai đoạn của cây.

Việc kết hợp cân đối giữa phân bón, khả năng cung cấp của đất, hình thức canh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đươc bón trực tiếp vào đất hoặc hoà lẫn vào nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con.

Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tốđa lượng, trung lượng, vi lượng và các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây, chúng đều có trong đất và được cây trồng hấp thụ qua hệ thống rễ. Tuy nhiên, số lượng các nguyên tố

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

trưởng, do đó phải bón phân bổ sung. Việc bón phân cho cây trồng phải tiến hành thường xuyên và được chú trọng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và nâng cao sức sống cho cây trồng.

Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. Thiếu nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả

các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của cơ

thể thực vật là không thể thay thế được. Nitơ có mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như B1, B2, B6…Nitơ

thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây. Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễđổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều (Vũ Hữu Yêm, 1995).

Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy đủ lân sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm. Nếu thiếu lân, kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng, lá màu xanh đậm, sau chuyển dần sang vàng; thân cây mềm, thấp; năng xuất chất khô giảm. Ngoài ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm. Một vài loại lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay đỏ. Ở những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn

đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm trọng như thừa nitơ (Vũ Hữu Yêm, 1995)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá trình

đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng

đạm ở dạng NH4+, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, chịu hạn và rét . Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống. (Vũ Hữu Yêm, 1995)

Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuyết Mùn do Thaer (1873) đề

xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đến thế kỷ XIX nhà hoá học người

Đức Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng. Liibig cho rằng độ màu mỡ của đất là do muối khoáng trong đất. Ông nhấn mạnh rằng việc bón phân hoá học cho cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng. Năm 1963, Kinur và Chiber khẳng định việc bón phân vào đất cho từng thời kỳ khác nhau là khác nhau. Vào năm 1964 ông Prianitnikov đưa ra quan điểm: phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ xung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loài cây, từng tuổi cây cần có những nghiên cứu cụ thể tránh lãng phí phân bón không cần thiết. Việc bón phân thiếu hoặc thừa đều dẫn đến biểu hiện về chất lượng cây kém đi, sinh trưởng chậm.

Trong nước cũng có nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực này có thể kể đến nguyễn Hữu Thước (1963), Nguyễn Ngọc Tân (1985), Nguyễn Xuân Quát (1985), Trần Gia Biển (1985)...các tác giả đều đi đến kết luận chung rằng mỗi loại cây trồng có yêu câu về loại phân, nồng độ, phương thức bón, tỷ

lệ hỗn hợp phân bón hoàn toàn khác nhau.

Phân bón là 1 trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy đối với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau thì yêu cầu về thành phần và lượng phân bón cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và đánh giá ảnh hưởng của phân bón với một số giống bí rau (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)