Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và đánh giá ảnh hưởng của phân bón với một số giống bí rau (Trang 42)

3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- 8giống rau bí được thu thập tại các địa phương: +Tại Phú Thọ: Giống PT1 và PT2 + Hòa Bình: HB2 + Hải Dương: TN + Gia Lâm: VN, GL1, LB1, và SN - Các mức phân bón khác nhau. 3.1.2. Địa đim nghiên cu

Xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

3.1.3. Thi gian nghiên cu

VụĐông xuân và vụ Xuân 2013 – 2014

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Ni dung nghiên cu

- So sánh các giống bí rau kháu nhau về các chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của 8 giống bí rau qua đó tuyển chọn ra các giống bí có năng suất và chất lượng tốt.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất và chất lượng trên một số giống bí rau đã được tuyển chọn ở trên tại Gia Lâm – Hà Nội

3.2.2. Đất đai nơi thí nghim:

Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất vàn trung, 1 vụ lúa + 2 vụ

màu. Đất phù sa cổ, có khả năng chủ động được tưới tiêu. Là đất của trang trại hộ nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

3.2.3. Phương pháp b trí thí nghim

*Thí nghim so sánh các ging bí rau:

Thí nghiệm bố trí 3 lần lặp lại, diện tích ô 37,5m2 kích thước các ô thí nghiệm là 15m X 2.5m tương đương số cây/ ha là 9050 cây. Cây con được gieo trong bầu, trồng ra ruộng khi có 1 - 2 lá thật, trồng 1 cây 1 hốc.

Phân bón (tính cho 1ha): Bào gồm 10 tấn phân chuồng hoai mục Phân bón NPK theo công thức: 140kg N + 140kg P2O5 + 112 kg K2O Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, bón thúc phân

đạm và kali vào giai đoạn 3 lá, 6 lá mỗi lần 20% lượng phân; bón thúc lần 3 và lần 4 sau lần thu hoạch thứ 2 và thứ 4 mỗi lần bón 30% lượng phân.

* Thí nghim phân bón:

Thí nghiệm tiến hành trên đồng ruộng tại huyện Gia Lâm Hà Nội, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 37,5m2

Các công thức phân bón tính cho 1 ha. Nền bón 10 tấn phân chuồng

Thí nghiệm với 5 công thức phân bón, tỷ lệ N:P:K là 1:1:0,8 và các giống bí rau triển vọng được tuyển chọn trong thí nghiệm tuyển chọn đánh giá.

Công thức 1: 0 kg N + 0 kg P2O5 + 0 kg K2O( CT đối chứng).

Công thức 2 : 110kg N + 110kg P2O5 + 88 kg K2O Công thức 3 : 140kg N + 140kg P2O5 + 112 kg K2O Công thức 4 : 170kg N + 170kg P2O5 + 126 kg K2O Công thức 5 : 200kg N + 200kg P2O5 + 160 kg K2O

Sơđồ thiết kế thí nghiệm :

Thí nghiệm bố trí trong vụ hè thu 2013, gồm 15 công thức (5 mức phân bón và 3 Giống), bố trí theo kiểu split – plot design (ô lớn – ô nhỏ), 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi công thức là 37,5m2 .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

1 2 4 3 5 3 1 5 4 2 1 2 5 3 4

3 2 1 5 4 4 5 1 3 2 5 3 1 4 2

5 3 2 4 1 5 2 4 3 1 2 3 4 1 5

Kỹ thuật bón phân : Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, bón thúc phân đạm và kali vào giai đoạn 3 lá, 6 lá mỗi lần 20% lượng phân; bón thúc lần 3 và lần 4 sau lần thu hoạch thứ 2 và thứ 4 mỗi lần bón 30% lượng phân.

3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Lựa chọn ngẫu nhiên 5 cây/nhắc lại để theo dõi và đo đếm lấy số liệu. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

3.3.1.Các ch tiêu v thi gian

- Ngày trồng: Thời gian gieo hạt

- Thời gian từ trồng đến nảy mầm: thời gian từ trồng đến khi cây bắt đầu bật mầm khỏi mặt đất (số ngày).

- Thời gian từ trồng đến ra lá thật: thời gian từ trồng đến khi ra lá thật

đầu tiên (số ngày)

- Thời gian từ trồng đến bắt đầu phân nhánh trên thân chính. - Ngày thu hoạch ngọn bí rau lần 1, 2, 3…

3.3.2. Các ch tiêu v sinh trưởng và phát trin thân lá

- Tỷ lệ cây sống (%): Tổng số cây sống/Tổng số cây thí nghiệm x 100 - Đo sự tăng chiều dài thân chính: đo chiều dài thân chính sau … ngày trồng lần bằng thước dây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

- Số ngọn tiêu chuẩn thu được mỗi hốc ở mỗi lần đo 1,2,3,4…: khi ngọn có chiều dài 70cm, ta tiến hành cắt ngọn với độ dài 50 cm.

- Số lá/ ngọn tiêu chuẩn (lá dài ≥2cm)

- Hình dạng Lá (chọn lá thành thục, đại diện, mỗi cây đo 3 lá) (Đối với thí nghiệm tuyển chọn)

+ Kích thước: chiều dài và rộng

+ Chiều dài (cm): đo từđỉnh tới gốc phiến lá)

+ Chiều rộng (cm): đo phần rộng nhất của phiến lá và vuông góc với chiều dài.

+ Chiều dài cuống lá (cm)

+ Hình dạng lá: chụp ảnh lá đại diện, 2 lá/ Giống + Màu sắc lá: xanh đậm, xanh, xanh nhạt

+ Lông: phân bố dày hay thưa

+ Chóp lá: mô tả nếu đặc trưng cho mỗi Giống + Phấn lá: có/ không, dày/ mỏng

- Đường kính ngọn: đo đường kính thân ngọn bằng thước panme (cm) - Số lóng trên ngọn tiêu chuẩn

- Chiều dài lóng (đo 1 lần với lóng đã thành thục)

- Khối lượng 1 ngọn tiêu chuẩn: cân khối lượng 1 ngọn, cân 5 ngọn/ giống/nhắc lại.

- Khối lượng ngọn/gốc: thu ngọn đem cân, tính khối lượng ngọn 1 gốc thu lần 1, 2, 3, 4…

Khối lượng phần ăn được trên 1 ngọn tiêu chuẩn: cân khối lượng ngọn tiêu chuẩn còn lại sau khi tước bỏ những phần không ăn được(cân 1 ngọn /cây, 3 cây/giống/ nhắc lại).

3.3.3.Tình hình sâu bnh hi

- Đối tượng gây hại: theo dõi thường xuyên phát hiện ra các loại sâu bệnh hại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

- Mức độ hại (đánh giá theo quy phạm khảo nghiệm) (-)Không sâu bệnh: không có mặt của sâu bệnh hại (+) Mức độ hại nhẹ: tỉ lệ sâu bệnh <20%

(++) Mức độ hại trung bình: tỉ lệ sâu bệnh 20 – 40% (+++) Mức độ hại nặng: tỉ lệ bệnh >40%

3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý và phân tích thống kê bằng chương trình Microsoft Excel và IRRISTART 5.0

3.5. Kỹ thuật trồng cây bí rau

Thời vụ: Có thể trồng được quanh năm.

Mật độ khoảng cách: lên luống rộng 0.5 m, cây cách cây 80 cm, hàng cách hàng 2,5m, rãnh rộng 0.3 m.

Giống: Sử dụng các giống được chọn lọc trong thí nghiệm tuyển chọn.

Phân bón:

Phân chuồng 10 tấn/ha.

Bón phân theo 5 công thức sau:

Công thức 1: 0 kg N + 0 kg P2O5 + 0 kg K2O( CT đối chứng). Công thức 2 : 110kg N + 110kg P2O5 + 88 kg K2O

Công thức 3 : 140kg N + 140kg P2O5 + 112 kg K2O Công thức 4 : 170kg N + 170kg P2O5 + 126 kg K2O Công thức 5 : 200kg N + 200kg P2O5 + 160 kg K2O

Chăm sóc:

- Tưới nước: tưới nước, giữ ẩm thường xuyên ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.

- Trồng dặm: Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

- Tiến hành ngắt hoa đực, hoa cái nếu có, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng đẻ nhánh và phát triển ngọn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

- Làm cỏ vun gốc kết hợp với các lần bón phân thúc. - Phun phân bón lá Pomior sau các lần thu 7, 8, 9.

Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu hại bí gồm có: ròi đục lá, bọ dưa, sâu tơ. Bệnh hại bí: Bệnh phấn trắng, bệnh khảm lá vi rút. Sâu hại với mật độ ít có thể tự bắt bằng tay.

Chú ý phun đủ lượng thuốc, đúng thời điểm và cách ly thời gian sau phun đúng qui định.

Thu hoạch:

Sau gieo 35 đến 40 ngày là có thể tiến hành thu ngọn đợt 1. Thu các ngọn có chiều dài đạt tiêu chuẩn 70 cm. Cắt ngọn dài 50 cm.

Định kỳ 7 – 10 ngày thu ngọn 1 lần. Các ngọn thu được sẽ tiến hành các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tuyển chọn các giống bí rau.

Hiện nay, bộ giống bí đỏ dùng trong sản xuất rất đa dạng và phong phú bao gồm cả giống lai và giống địa phương, đặc biệt có những giống chuyên cho ăn lá và ăn quả. Tuy nhiên trên thị trường chủ yếu bán những giống cho thu quả và người dân sử dụng các giống này vừa để trồng lấy quả và lấy ngọn làm rau. Vì vậy việc cấp thiết là phải tìm ra được giống bí chuyen làm rau cho năng suất và chất lượng cao.

4.1.1. Thi gian ny mm, ra lá tht và phân nhánh, thi gian sinh trưởng các ging bí rau các ging bí rau

Bảng 4.1. Thời gian nảy mầm, ra lá thật và phân nhánh, thời gian sinh trưởng các giống bí rau Giống Thời gian từ trồng đến … (ngày) Nảy mầm Ra lá thật Phân nhánh Thu hoạch lần 1 Kết thúc thu hoạch PT2 5 11 35 38 102 SN 5 10 35 38 102 GL1 5 11 34 38 102 PT1 5 10 34 38 102 VN 5 10 34 38 102 TN 5 10 35 38 102 HB2 5 11 35 38 102 LB1 5 10 34 38 102

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Thời kì nảy mầm do các giống đều sử dụng dinh dưỡng từ hạt cho nên

độ sai khác gần như không có. Thời gian từ gieo đến lá thật thứ nhất, thời kì này cây bắt đầu phát triển rễ, bộ rễ yếu như nhau nên thời gian ra lá thật chênh lệch nhau không đáng kể, thời gian này giao động từ 10 – 11 ngày.

Thời gian thu hoạch đều thực hiện ở 102 ngày, tuy nhiên ở thời điểm này các giống SN, PT1, HB2 cây vẫn còn khả năng cho thu hoạch thêm 1 - 2 lứa tuy năng suất không cao.

4.1.2. Động thái tăng trưởng chiu dài ngn bí t khi hình thành đến 50cm.

Sản xuất nói chung, yếu tốđầu tiên quyết định tới sản xuất là hiệu quả

kinh tế, sản xuất bí lấy ngọn làm rau cũng thế, hiệu quả kinh tế được quyết

định bởi các yếu tố cấu thành nên năng suất, chất lượng ngọn như: về thời gian cho thu ngọn, số lần thu...

Bảng 4.2. Động thái tăng chiều dài ngọn bí từ khi hình thành

đến ≥ 50cm (cm ) Tên

giống

Ngày theo dõi

0 2 4 6 8 PT2 6,8 15,8 23,2 34,8 55,4 SN 7,4 20,9 35,5 55,8 69,4 GL1 7,2 18,2 28,6 38,8 57,4 PT1 6,8 26,9 47,6 79,0 96,3 VN 7,6 20 38,5 58,5 76,2 TN 7,4 21,1 43,2 78,0 102,8 HB2 7,2 18,0 32,0 42,3 58,0 LB1 7,3 20,5 44,3 57,5 66,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Bảng 4.2. theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng chiều dài ngọn của các giống có chiều dài ban đầu dao động nhau không đáng kể, sau 2 ngày phần lớn các giống có sự khác nhau về tăng trưởng về chiều dài, sau 4 ngày có giống TN, PT1 tốc độ sinh trưởng cao nhất, sau 6 ngày các giống đều có tốc độ tăng trưởng đồng đều hơn đa số các giống phát triển tương đương nhau, một số

Giống tăng trưởng mạnh như: PT1, VN, TN, sau 8 ngày các giống có tốc độ

tăng trưởng đồng đều, các giống có tốc độ tăng trưởng nhanh như: TN, PT1, VN. Dựa vào tốc độ sinh trưởng ngọn thì các giống: VN, TN, PT1 có tốc độ

sinh trưởng tốt hơn cả.

4.1.3. Động thái ra lá ca ngn bí t khi hình thành đến 50cm

Khả năng cho năng suất của mỗi loại cây trồng phụ thuộc vào khả năng quang hợp quyết định bởi diện tích lá, động thái ra lá. Dưới đây là động thái ra lá của một số giống.

Bảng 4.3. Động thái ra lá của ngọn bí từ khi hình thành đến ≥ 50cm Tên

giống

Ngày theo dõi TB

Lá/ngày 0 2 4 6 8 PT2 0 1,0 1,8 2,6 3,5 1,78 SN 0 1,2 1,8 2,8 3,4 1,84 GL1 0 1,2 1,7 2,8 3,6 1,86 PT1 0 1,1 1,6 2,7 3,6 1,80 VN 0 1,0 1,8 2,9 3,5 1,84 TN 0 1,1 1,7 2,8 3,5 1,82 HB2 0 1,2 1,7 2,7 3,4 1,80 LB1 0 1,2 1,6 2,8 3,5 1,82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Các giống có tốc độ ra lá khác nhau, qua bảng 4.3. chúng ta có thể thấy Sau khi cắt đến ngày đo thứ 1 gần như chưa có lá thành thục, các lá chỉ được tính từ lần đo thứ 2, tốc độ ra lá của các giống tăng mạnh nhất sau từ ngày đo thứ 4 đến ngày đo thứ 8. Các giống có tốc độ tăng trưởng lá kém là các giống PT1, PT2 và HB2.

4.1.4. Động thái tăng chiu dài lóng t khi hình thành đến 50cm

Mỗi loại cây trồng có một có một cách thu hoạch và thời điểm thu hoạch, cây thì dựa vào thời gian sinh trưởng, cây thì dựa vào màu sắc của sản phẩm... còn đối với bí thu ngọn là chiều dài, sự tăng trưởng chiều dài lóng cũng là một tiêu chí quyết định khả năng cho thu hoạch của giống :

Bảng 4.4. Động thái tăng chiều dài lóng từ khi hình thành đến ≥ 50cm ( cm )

Tên giống

Ngày theo dõi TB

Cm/ngày 0 2 4 6 8 PT2 2,6 3,6 4,8 7,5 12,2 3,8 SN 3,1 3,5 4 5 12,9 3,6 GL1 1,9 3,1 4,2 7,2 12,3 3,6 PT1 3,1 4,3 5,3 7,6 13,6 4,2 VN 2,4 2,4 4,3 7,4 12,5 3,6 TN 3,0 3,9 5,1 7,6 13.2 2,5 HB2 2,3 4 5,1 7,4 13,8 4,1 LB1 2,5 2,8 3,5 5 11,9 3,2

Tiến hành đo chiều dài của lóng dưới cùng ta thu được kết quả trong bảng 4.4. Chúng ta thấy rằng trong các lần đo thứ nhất đến lần đo thứ 3 thì tốc độ tăng trưởng độ dài của lóng ít biến động, trong các lần đo thứ 4 và thứ 5 thì độ dài của lóng tăng rất nhanh. Các giống SN, PT1, TN là các giống có tốc độ phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

nhanh nhất, còn trước khi thu hoạch thì các giống PT1, TN, HB2 là các giống có

độ dài lóng tốt nhất. Tốc độ tăng trưởng bình quân chung của các giống thì giống SN, TN, HB2 là các giống có tốc độ tăng trưởng tốt nhất.

4.1.5. Động thái tăng trưởng đường kính ngn t khi hình thành đến

50cm

Với nông sản nói chung và rau quả nói riêng kích thước sản phẩm là yếu tố

tạo nên sức hút của sản phẩm trong tiêu dùng cũng như trong sản xuất. Một nông sản có mẫu mã đẹp sẽ tạo nên sức hút về nhu cầu cũng như giá cả. Ngọn bí cũng thế, kích thước ngọn cũng yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm, bảng 4.5. dưới đây cho chúng ta biết về sự tăng trưởng của một số Giống bí.

Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng đường kính ngọntừ khi hình thành

đến ≥50cm (mm) Tên

giống

Ngày sau thu hoạch…. TB

Mm/ngày 0 2 4 6 8 PT1 5,6 7,6 8,4 8,4 8,6 0,38 SN 3,8 6,6 6,6 7,0 7,2 0,43 GL1 4,6 5,6 6,4 7,0 7,4 0,35 PT2 3,5 6,8 7,0 7,2 7,2 0,46 VN 3,8 5,8 6,4 6,4 6,4 0,33 TN 4,4 6,4 6,8 6,8 6,8 0,30 HB2 4,5 5,3 5,7 6,8 7,4 0.39 LB1 3,5 5,1 5,8 6,4 6,8 0.35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Các giống có đường kính ngọn khác nhau, có độ lớn của đường kính ngọn đồng đều giữa các giống, đường kính thân ngọn phát triển mạnh nhất vào giai đoạn giữa lần đo thứ 1 và lần đo thứ 2. Sau khi cắt thu hoạch thì các giống PT1, HB2 là các giống có đường kính ngọn phát triển nhanh, còn các giống PT1, GL1, HB2 là các giống có đường kính ngọn trước thu hoạch lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng đường kính thân của các dòng SN, PT2 là tốt nhất.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và đánh giá ảnh hưởng của phân bón với một số giống bí rau (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)