4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.9. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến bình quân sống ọn tiêu
chuẩn thu được trên một cây mỗi giống bí rau sau 10 lần thu
Tổng số ngọn tiêu chuẩn thu được thể hiện số lượng nhánh có thể xuất hiện trên cây, điều này phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh của thân chính. Thân chính khỏe mạnh, được cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng sẽ có
điều kiện đẻ nhánh tốt nhất.
Bảng 4.21. Ảnh hưởng các công thức phân bón và giống đến tổng số ngọn tiêu chuẩn thu được trên mỗi cây bí rau sau 10 lần thu(ngọn)
SN PT1 HB2 Trung bình Giống LSD0,05 CT 1 17,9 17,93 15,53 17,12 0,42 CT 2 22,73 21,40 21,00 21,71 CT 3 24,53 23,33 22,66 23,51 CT 4 27,73 28,66 25,66 27,68 CT 5 26,13 27,20 26,33 27,22 Trung bình CT 24,21 24,30 22,24 LSD0,05 0,37 0,84 CV% 5,1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
Qua bảng có nhận xét:
Số ngọn thu được của các giống khác nhau là khác nhau: PT1 >SN > HB2. Số ngọn thu được qua mỗi công thức cũng khác nhau: CT4 > CT5> CT3 > CT2 > CT1. Số ngọn thu được ở CT4 và CT5 không chênh lệch nhiều.
Giống SN tổng số ngọn thu được trên 1 cây qua 10 lần thu trên một cây cao nhất ở CT4: 27,73 ngọn và CT5: 26,13 ngọn, thấp nhất ở CT1: 17,9 ngọn,
ở các công thức còn lại là CT2: 22,73 ngọn, CT3: 24,53 ngọn.
Giống PT1 có tổng số ngọn thu được trên 1 cây qua 10 lần thu trên một cây cao nhất ở CT4: 28,66 ngọn và CT5: 27,2 ngọn, thấp nhất ở CT1: 17,93 ngọn, ở các công thức còn lại là CT2: 21,4 ngọn, CT3: 23,22 ngọn.
Với giống HB2 thì tổng số ngọn thu được trên 1 cây qua 10 lần thu trên một cây cao nhất ở CT5: 26,33 ngọn và CT4: 25,66 ngọn, thấp nhất ở CT1: 15,53 ngọn, ở các công thức còn lại là CT2: 21 ngọn, CT3: 22,66 ngọn.
Kết quả bảng 4.21. thu được: các giống bí rau được trồng với công thức phân bón 3 và 4 có tổng số ngọn thu được trên 1 cây qua 10 lần thu trên một cây cao hơn các công thức còn lại và có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Kết quả bảng và biểu đồ cũng cho thấy giống PT1, SN có tổng số ngọn thu được trên 1 cây qua 10 lần thu trên một cây lớn hơn giống HB2.
Ở CT4, CT3 hàm lượng phân bón ở mức cân đối nhất, tạo điều kiện cho cung cấp dinh dưỡng cây đẻ nhánh nhiều, số ngọn thu được nhiều. Ở
CT1, CT2 phân bón ít, không đủ cung cấp cho cây. Ở CT5 phân bón quá nhiều, cây thừa phân bón, không hấp thụ hết, trong khi đó số ngọn thu được cũng không cao so với những công thức 3, 4 với hàm lượng phân bón ít hơn.