3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển thân lá
- Tỷ lệ cây sống (%): Tổng số cây sống/Tổng số cây thí nghiệm x 100 - Đo sự tăng chiều dài thân chính: đo chiều dài thân chính sau … ngày trồng lần bằng thước dây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
- Số ngọn tiêu chuẩn thu được mỗi hốc ở mỗi lần đo 1,2,3,4…: khi ngọn có chiều dài 70cm, ta tiến hành cắt ngọn với độ dài 50 cm.
- Số lá/ ngọn tiêu chuẩn (lá dài ≥2cm)
- Hình dạng Lá (chọn lá thành thục, đại diện, mỗi cây đo 3 lá) (Đối với thí nghiệm tuyển chọn)
+ Kích thước: chiều dài và rộng
+ Chiều dài (cm): đo từđỉnh tới gốc phiến lá)
+ Chiều rộng (cm): đo phần rộng nhất của phiến lá và vuông góc với chiều dài.
+ Chiều dài cuống lá (cm)
+ Hình dạng lá: chụp ảnh lá đại diện, 2 lá/ Giống + Màu sắc lá: xanh đậm, xanh, xanh nhạt
+ Lông: phân bố dày hay thưa
+ Chóp lá: mô tả nếu đặc trưng cho mỗi Giống + Phấn lá: có/ không, dày/ mỏng
- Đường kính ngọn: đo đường kính thân ngọn bằng thước panme (cm) - Số lóng trên ngọn tiêu chuẩn
- Chiều dài lóng (đo 1 lần với lóng đã thành thục)
- Khối lượng 1 ngọn tiêu chuẩn: cân khối lượng 1 ngọn, cân 5 ngọn/ giống/nhắc lại.
- Khối lượng ngọn/gốc: thu ngọn đem cân, tính khối lượng ngọn 1 gốc thu lần 1, 2, 3, 4…
Khối lượng phần ăn được trên 1 ngọn tiêu chuẩn: cân khối lượng ngọn tiêu chuẩn còn lại sau khi tước bỏ những phần không ăn được(cân 1 ngọn /cây, 3 cây/giống/ nhắc lại).
3.3.3.Tình hình sâu bệnh hại
- Đối tượng gây hại: theo dõi thường xuyên phát hiện ra các loại sâu bệnh hại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
- Mức độ hại (đánh giá theo quy phạm khảo nghiệm) (-)Không sâu bệnh: không có mặt của sâu bệnh hại (+) Mức độ hại nhẹ: tỉ lệ sâu bệnh <20%
(++) Mức độ hại trung bình: tỉ lệ sâu bệnh 20 – 40% (+++) Mức độ hại nặng: tỉ lệ bệnh >40%